Khắc phục sai lệch đo lường do phương pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố bên trong đơn vị ảnh hưởng đến minh bạch thông tin kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập tại việt nam (Trang 117 - 121)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.4. Khắc phục sai lệch đo lường do phương pháp

v Nguyên nhân và hậu quả của sai lệch đo lường do phương pháp

Sai lệch đo lường do phương pháp (CMV- Common method variance) hay còn gọi là sai lệch phương sai là sai lệch phổ biến trong nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp để đo lường các khái niệm nghiên cứu (Malhotra và cộng sự, 2017). Nó được định nghĩa như là những sự thay đổi tiềm tàng về các mối tương quan thật sự giữa các biến quan sát làm cho kết quả nghiên cứu bị sai (Malhotra và cộng sự, 2017). Hay nói cách khác nếu trong một nghiên cứu chỉ dùng một phương pháp khảo sát duy nhất và thực hiện cùng một thời điểm thì nó có thể tạo nên những kết quả sai lệch về các mối quan hệ (Campbell và Fiske, 1959).

v Biện pháp khắc phục CMV

Có nhiều biện pháp được sử dụng để tránh sự ảnh hưởng tiềm tàng của hiện tượng CMV.

Các biện pháp này được phân làm hai giai đoạn gồm: (1) đầu tiên là các kỹ thuật được các nhà nghiên cứu sử dụng khi tiến hành thu thập dữ liệu và (2) thứ hai là kỹ thuật thống kê tập trung vào giai đoạn xử lý dữ liệu nhằm phát hiện ra hiện tượng CMV. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế của nó nên trong nghiên cứu này sẽ kết hợp cả hai nhóm biện pháp này để giúp giảm thiểu tình trạng CMV (Malhotra và cộng sự, 2017).

Khc phc sai lch do phương pháp khi thu thp d liu: Khi thiết kế bảng khảo sát, một số kỹ thuật được sử dụng trong luận án để giảm thiểu CMV gồm:

- Thiết kế câu hỏi dễ hiểu, tránh mơ hồ: nhằm đảm bảo đối tượng khảo sát có thể hiểu rõ các câu hỏi, tác giả tối đa hóa sự đơn giản, cụ thể, súc tích, rõ ràng trong mỗi câu hỏi và tránh các câu hỏi mang hai ý nghĩa. Sau khi thiết kế hoàn tất bảng câu hỏi được trao đổi với các chuyên gia lẫn người thuộc đối tượng khảo sát để điều chỉnh lại cho phù hợp.

- Sử dụng biến nghịch: Khi thiết kế bảng khảo sát tác giả đã sử dụng hai biến đo lường nghịch, gồm: thang đo của khái niệm “bảo mật” là - Thông tin trên BCKT không được bảo vệ khỏi việc truy cập trái phép; và thang đo - Kế toán viên không có kinh nghiệm về kế toán thuộc khái niệm “sự hiểu biết của kế toán viên”. Sau khi thu thập dữ liệu, bảng trả lời nào không đáp ứng được yêu cầu này sẽ bị loại.

- Thiết kế bảng khảo sát: Các câu hỏi được tách thành các nhóm nhỏ ngẫu nhiên, mỗi nhóm từ 3 đến 8 câu hỏi (nhóm 3 và 4 câu hỏi chiếm chủ yếu). Cách thức trình bày mỗi nhóm cũng khác nhau nhằm tránh hiện tượng người tham gia khảo sát có xu hướng trả lời một cách có hệ thống theo cùng một sự lựa chọn. Phương pháp này sẽ giúp làm giảm sự tương quan giữa các cấu trúc và làm giảm sự chán nản của người trả lời trong quá trình trả lời bảng khảo sát.

- Thay đổi đối tượng khảo sát và thời gian khảo sát

Kiểm soát sai lệch do phương pháp trong quá trình xử lý dữ liệu

Cách thức phổ biến để kiểm tra sai lệch do phương pháp trong giai đoạn phân tích dữ liệu là sử dụng biến đánh dấu (marker-variable) được xây dựng bởi Lindell và Whitney (2001). Theo cách này, bảng khảo sát đã bổ sung một biến không liên quan đến tất cả các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đó là biến MARKER - Tôi thích đi du lịch vào cuối tuần như là một biến để kiểm soát hiện tượng sai lệch do phương pháp. Khi hệ số đường dẫn của biến MARKER với các khái niệm trong mô hình nghiên cứu nhỏ hơn 1 (p <1) thì không xảy ra hiện tượng sai lệch do phương pháp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này mô hình nghiên cứu sơ bộ ban đầu gồm 10 nhân tố tác động đến minh bạch TTKT với 11 giả thuyết được xây dựng. Các nhân tố tác động trực tiếp đến minh bạch TTKT gồm: sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo, sự am hiểu của kế toán trưởng, sự am hiểu của kế toán viên, đặc điểm văn hoá tổ chức của đơn vị, đặc điểm cơ cấu tổ chức của đơn vị, mức độ tự chủ tài chính, mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng, mức độ đáp ứng của phần mềm, mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông. Nhân tố hình thức công bố TTKT được xem là biến kiểm soát đưa vào mô hình để kiểm soát mức độ minh bạch TTKT. Tiếp theo, thang đo của các khái niệm nghiên cứu cũng được xác định trong chương này. Trong đó, thang đo của các khái niệm trừu tượng gồm minh bạch TTKT, sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo, sự am hiểu của kế toán trưởng, sự am hiểu của kế toán viên, đặc điểm văn hoá tổ chức của đơn vị, đặc điểm cơ cấu tổ chức của đơn vị, mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng, mức độ đáp ứng của phần mềm, và mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông. Các thang đo này đều được kế thừa từ các nghiên cứu nước ngoài và tất cả đều là thang đo kết quả. Còn hai nhân tố còn lại là mức độ tự chủ tài chính và hình thức công bố TTKT là thang đo có thể đo lường trực tiếp.

Sau cùng, phương pháp nghiên cứu được trình bày chi tiết. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trước hết là phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện qua ba giai đoạn nhằm đạt được ba mục tiêu đó là:

(1) xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu – sử dụng phương pháp suy diễn để xây dựng mô hình nghiên cứu cho phù hợp với Việt Nam; (2) Điều chỉnh mô hình nghiên cứu ban đầu – áp dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để kiểm tra sự phù hợp của mô hình nghiên cứu; (3) Điều chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu – sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia để dịch thang đo và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu là đơn vị SNCL và văn hoá của Việt Nam. Sau đó, phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng để đánh giá giá trị của thang đo và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Quy trình và cách thức thu thập, xử lý dữ liệu của từng giai đoạn nghiên cứu cũng được giới thiệu một cách chi tiết trong chương này.

Một số biện pháp hạn chế sai lệch đo lường do phương pháp cũng được đề cập như: sử dụng biến nghịch; thiết kế các câu hỏi dễ hiểu, tránh mơ hồ; thiết kế bảng câu hỏi; thay đổi đối tượng khảo sát và thời gian khảo sát, sử dụng biến đánh dấu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố bên trong đơn vị ảnh hưởng đến minh bạch thông tin kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập tại việt nam (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(352 trang)