Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố bên trong đơn vị ảnh hưởng đến minh bạch thông tin kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập tại việt nam (Trang 140 - 143)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu và bàn luận

4.4.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu

4.4.1.1. Mô hình đo lường

Đánh giá mô hình đo lường nhằm đánh giá giá trị của các thang đo thông qua 03 chỉ số gồm:

độ tin cậy nhất quán nội bộ (Cronbach alpha và độ tin cậy tổng hợp –CR), giá trị hội tụ (trọng số tải và AVE), và giá trị phân biệt qua chỉ số HTML. Từ mô hình đo lường ban đầu tổng cộng 132 biến quan sát cho tất cả khái niệm nghiên cứu đã loại 16 biến quan sát sau 2 lần đánh giá mô hình đo lường. Kết quả này chỉ làm giảm số lượng thang đo chứ không có khái niệm nào bị loại khỏi mô hình nghiên cứu hay phải hợp nhất bất kỳ khái niệm nào với nhau. Khi loại 16

Bảng 4.7: Phân tích biến trung gian

hình

Mối quan hệ tác động Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp

Kết luận

Outer

loadings P Values

Có ý nghĩa thống

Outer loadings P

Values

Có ý nghĩa thống

MH1 CM -> ORC -> AM 0,146 0,001 0,141 0,003 Biến trung gian bổ sung MH2 ORC -> AM -> AC 0,413 0,000 0,253 0,002 Biến trung gian bổ sung MH3 ORC -> AM -> TRANS 0,499 0,000 0,204 0,009 Biến trung gian bổ sung MH4 ORC -> AC -> TRANS 0,499 0,000 Có -0,039 0,404 Không Không chứa biến trung gian MH5 AM -> AC -> TRANS 0,295 0,010 0,100 0,070 Biến trung gian bổ sung MH6 CM -> AM -> AC ->

TRANS 0,012 0,008 Có -0,006 0,529 Không Không chứa biến trung gian

MH7

CM -> ORC -> AM ->

AC -> TRANS 0,012 0,008 Có -0,005 0,494 Không Không chứa biến trung gian MH8 CM -> ORC -> AC ->

TRANS 0,012 0,008 Có -0,010 0,442 Không Không chứa biến trung gian

MH9 CM -> AM -> TRANS 0,012 0,008 Có 0,043 0,169 Không Không chứa biến trung gian MH10

CM -> ORC -> AM ->

TRANS 0,012 0,008 0,042 0,035 Biến trung gian bổ sung

MH11 CM -> OR -> TRANS 0,012 0,008 Có 0,024 0,511 Không Không chứa biến trung gian MH12 CM -> ORC -> TRANS 0,012 0,008 0,118 0,015 Biến trung gian bổ sung MH13 ORC -> AM -> AC ->

TRANS 0,499 0,000 Có -0,024 0,507 Không Không chứa biến trung gian

(Nguồn: tác giả)

biến quan sát này, các chỉ số đánh giá giá trị của thang đo đều đạt yêu cầu, điều này khẳng định thang đo các khái niệm trong mô hình có giá trị. Cụ thể:

Khái nim minh bch TTKT: là một khái niệm đa hướng bậc 2, gồm 15 khái niệm bậc 2 với 44 biến quan sát đo lường. Kết quả sau 2 lần đánh giá mô hình đo lường chỉ loại một biến đo lường đó là SEC3 – Việc truy cập thông tin trên bị giới hạn thuộc khái niệm SEC – Bảo mật. Việc loại biến này cho thấy rằng về mặt nội dung của khái niệm bảo mật không bị ảnh hưởng vì biến đo lường được giữa lại là SEC2 – Chỉ những người có liên quan mới được truy cập thông tin trên BCKT có thể thay thế cho biến SEC3.

Như vậy sau 2 lần đánh giá thang đo, khái niệm minh bạch TTKT không thay đổi đáng kể, vẫn được đo lường thông qua 15 tiêu chí theo Lee và cộng sự (2002) gồm: Có thể tiếp cận (ACC), số lượng thích hợp (AA), có thể tin cậy (BEL), đầy đủ (COM), nhất quán (COR), trình bày súc tích (CR), dễ dàng xử lý (EO), không có sai sót (FFE), khả năng diễn giải (INP), khách quan (OB), phù hợp (REL), uy tín (REP), bảo mật (SEC), kịp thời (TIM), dễ hiểu (UND) và giá trị nội dung của các tiêu chí đo lường này vẫn không bị thay đổi. Tổng hợp thang đo khái niệm minh bạch TTKT đạt giá trị sau khi thực hiện đánh giá mô hình đo lường lần 2 trình bày ở phụ lục 18 trang 86PL.

ü Khái nim s h tr ca nhà lãnh đạo: Sau khi đánh giá giá trị thang đo có 2 biến bị loại là CM1 – Có quyền yêu cầu cung cấp thông tin kế toán cần thiếtCM7 – Hỗ trợ trong việc lên kế hoạch để phát triển hơn nữa. Năm biến giữ lại gồm CM2, CM3, CM4, CM5 và CM6 tập trung phản ánh sự tham gia của nhà lãnh đạo vào quá trình tổ chức thực hiện công tác kế toán. Kết quả thang đo sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo sau khi thực hiện đánh giá mô hình đo lường lần 2 được trình bày tại phụ lục 19 trang 87PL.

ü Khái nim đặc đim cơ cu t chc ca đơn v (OR)

Bị loại 06 biến trong tổng số 15 biến đo lường cho khái niệm này, gồm OR7, OR11, OR12, OR13, OR14 và OR15. Biến OR7nhìn chung trong đơn vị, việc phân quyền ra quyết định mang tính tập trung cao bị loại cho thấy hiện nay các đơn vị SNCL có sự phân quyền nhiều hơn đến các phòng, ban trong đơn vị. Các biến bị loại còn lại (OR11, OR12, OR13, OR14, OR15) tập trung vào đo lường cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của đơn vị. Việc loại các biến này tương đồng với kết luận của Child (1974) là khi mẫu nghiên cứu khác nhau sẽ có những kết luận khác nhau rõ ràng về đặc điểm tổ chức của đơn vị. Đồng thời thực tế tại Việt Nam cho thấy cơ cấu tổ chức bộ máy của đơn vị SNCL được xây dựng thống nhất theo sự chỉ đạo của cơ quan cấp trên nên giữa các đơn vị trong cùng ngành không có nhiều khác biệt. Phụ lục 19 trang 87PL trình bày thang đo đặc điểm cơ cấu tổ chức sau khi đánh giá mô hình đo lường lần 2.

ü Khái nim đặc đim văn hóa t chc ca đơn v (ORC): là khái niệm đa hướng bậc 3.

Khái niệm bậc 3 GOC – Định hướng mục tiêu có 2 biến quan sát bị loại gồm GOC1 và GOC6. Khái niệm bậc 3 SOC – Định hướng hỗ trợ có 3 biến bị loại là SO1, SOC2 và SOC6. Cả 2 khái niệm bậc 3 này đều thuộc khái niệm bậc 2 OC – Đặc điểm của văn hóa tổ chức của đơn vị. Khái niệm bậc 3 GOT – Định hướng hỗ trợ bị loại 1 biến là SOT2, còn khái niệm bậc 3 ROT – Định hướng quy tắc bị loại 1 biến ROT4. Cả 2 khái niệm bậc 3 này thuộc khái niệm bậc 2 OT – Đặc trưng của văn hóa tổ chức. Phụ lục 20 trang 88PL trình bày kết quả thang đo đặc điểm văn hóa tổ chức của đơn vị sau khi thực hiện đánh giá mô hình đo lường lần 2.

ü Các khái niệm còn lại không bị loại hay có bất kỳ sự thay đổi nào về biến quan sát trong 2 lần đánh giá mô hình đo lường, gồm có: (1) AM – Sự am hiểu của kế toán trưởng (6 biến quan sát); (2) AC – Sự am hiểu của kế toán viên (4 biến quan sát); (3) HW – Mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng (4 biến quan sát); (4) SW – Mức độ đáp ứng của phần mềm (4 biến quan sát); và (5) HW – Mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông (4 biến quan sát).

Phụ lục 19 trang 87PL trình bày kết quả sau khi thực hiện đánh giá mô hình đo lường lần 2 của các khái niệm sự am hiểu của kế toán trưởng, sự am hiểu của kế toán viên, mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng, mức độ đáp ứng của phần mềm và mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông.

4.4.1.2. Mô hình cấu trúc

Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu cho thấy trong 15 giả thuyết đặt ra thì có 11 giả thuyết được chấp nhận và 04 giả thuyết bị bác bỏ. Ngoài ra kết quả đánh giá mô hình cấu trúc chỉ ra rằng biến kiểm soát HTCB – Hình thức công bố không ảnh hưởng đến minh bạch TTKT của đơn vị SNCL tại Việt Nam.

- Mô hình 1: biến ni sinh minh bch TTKT : Các nhân tố bên trong đơn vị trong mô hình nghiên cứu đề xuất đã giải thích được 63,8% (R2 = 0,638) sự biến thiên của minh bạch TTKT tại đơn vị SNCL. Kết quả Q2 cho thấy sự phù hợp khả năng dự báo cho minh bạch TTKT cao. Năm nhân tố bên trong tác động trực tiếp đến minh bạch TTKT đơn vị SNCL theo thứ tự mức độ tác động giảm dần tương ứng với các giả thuyết được chấp nhận là: đặc điểm văn hóa tổ chức của đơn vị (H6), mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng (H5a), mức độ tự chủ tài chính (H11), sự am hiểu của kế toán trưởng (H4) và mức độ đáp ứng của phần mềm (H5b).

Kết quả ảnh hưởng của quy mô f2 và ảnh hưởng của quy mô của sự phù hợp khả năng dự báo q2 cũng cho thấy các nhân tố ngoại sinh HW, MDTC, ORC, SW và AM có tác động đáng kể đến sự biến thiên và sự phù hợp khả năng dự báo cho minh bạch TTKT của đơn vị SNCL.

Trong khi đó, các nhân tố ngoại sinh không tác động gồm CM, OR, CN, HTCB có giá trị f2 và

q2 rất nhỏ và không đáng kể, nên việc loại bỏ các biến này ra khỏi mô hình tác động đến TRANS là phù hợp.

- Mô hình 2: biến ni sinh s am hiu ca kế toán viên: Sự am hiểu của kế toán viên (AC) được giải thích đáng kể bởi sự am hiểu của kế toán trưởng (AM) và đặc điểm văn hóa tổ chức của đơn vị (ORC) với hệ số đường dẫn lần lượt là 0,363 và 0,411. Những tác động trong mô hình nghiên cứu góp phần giải thích đến 55,9% sự biến thiên của AC. Kết quả này khẳng định thông qua giả thuyết H4 và H8b được chấp nhận. Hệ số f2 và q2 lần lượt của AM là 0,164;

0,166 và ORC là 0,211; 0,201 cho thấy cả AM và ORC đều có ảnh hưởng cao đến quy mô và sự phù hợp khả năng dự báo của mô hình AC, trong đó ORC ảnh hưởng mạnh đến AC hơn so với AM.

- Mô hình 3: biến ni sinh s am hiu ca kế toán trưởng: Mô hình nghiên cứu giải thích đến 34,2% sự biến thiên của nhân tố sự am hiểu của kế toán trưởng. Kết quả từ việc chấp nhận giả thuyết H3 và H8a cho thấy AM chịu tác động bởi ORC và CM. AM chịu tác động khá mạnh bởi ORC trong khi CM tác động thấp hơn đến AM với hệ số đường dẫn lần lượt là 0,557 và 0,141. Kết luận này cũng tương đồng với kết quả xác định f2 và q2 cho thấy sự tác động của quy mô và mức độ ảnh hưởng đến sự phù hợp khả năng dự báo cho AM của ORC là cao trong khi của CM thì chỉ ở mức thấp.

- Mô hình 4 và mô hình 5: biến ni sinh đặc đim văn hóa t chc ca đơn vđặc đim cơ cu t chc ca đơn v: Kết quả kiểm định giả thuyết H7 và H9 được chấp nhận cho thấy cả 02 biến nội sinh này đều chịu tác động bởi sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo, tuy nhiên mức độ biến thiên của ORC và OR được giải thích thông qua biến CM thấp tương ứng với R2 (ORC)

= 0,062 và R2 (OR) = 0,051. Hệ số f2 và q2 của CM đến quy mô và sự phù hợp khả năng dự báo cho ORC lẫn OR đều thấp. Điều này khẳng định rằng CM chỉ tác động nhỏ đến ORC và OR.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố bên trong đơn vị ảnh hưởng đến minh bạch thông tin kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập tại việt nam (Trang 140 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(352 trang)