CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu và bàn luận
4.4.2.1. Kết quả kiểm định giả thuyết được chấp nhận
ü Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết được chấp nhận: tổng hợp các lý thuyết nền và kết quả nghiên cứu ủng hộ cho việc chấp nhận các giả thuyết H2a, H3, H4, H5a, H5b, H6, H7, H8a, H8b, H9, H11 được trình bày tại bảng 4.8.
Bảng 4.8: Tổng hợp lý thuyết nền và nghiên cứu ủng hộ cho các giả thuyết được chấp nhận
Giả thuyết Lý thuyết nền và nghiên cứu ủng hộ H2: Sự am hiểu của kế toán trưởng
tác động tích cực đến minh bạch TTKT của đơn vị SNCL
Lý thuyết thể chế, Lý thuyết ngẫu nhiên.
Komala (2012), Jarvepa và Ives (1991), Ang và cộng sự (2001), Mcleod và Shell (2007), Laudon và Laudon (2005), Đậu Thị Kim Thoa và cộng sự (2015), Nusa (2015), Xu (2003), Xu và cộng sự (2003), Syaifulla (2014), Harrison và Sayogo (2014).
H3: Sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo có tác động tích cực đến sự am hiểu của kế toán trưởng
Lý thuyết đại diện, lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết minh bạch, lý thuyết thể chế.
Aziz và cộng sự (2015) H4: Sự am hiểu của kế toán trưởng
có tác động tích cực đến sự hiểu biết của kế toán viên
lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết thể chế
Aziz và cộng sự (2015), Komala (2012), Xu (2003), Xu và cộng sự (2003) H5a: Mức độ đáp ứng của phần cứng
có tác động tích cực đến minh bạch TTKT của đơn vị SNCL
Lý thuyết thể chế, Lý thuyết ngẫu nhiên.
Komala (2012), Nicolau (2000), Fitrios (2016), Krzykowski (2012), Xu (2003), Xu và cộng sự (2003)
H5b: Mức độ đáp ứng của phần mềm có tác động tích cực đến minh bạch TTKT của đơn vị SNCL
Lý thuyết thể chế, Lý thuyết ngẫu nhiên.
Xu (2003), Xu và cộng sự (2003), Laudon và Laudon (2005), O'Brien (2005), Romney và Steinbart (2006), Azhar Susanto (2007) Marshall và Paul (2012), O’Brien và cộng sự (2010)
H6: Đặc điểm văn hóa tổ chức của đơn vị tác động tích cực đến minh bạch TTKT của đơn vị SNCL
Lý thuyết thể chế, Lý thuyết ngẫu nhiên.
Nusa (2015), Wisna (2015), Xu và cộng sự (2003), Xu (2003), Rapina (2014), Sari và cộng sự (2015), Sari (2017)
H7: Sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo tác động tích cực đến đặc điểm văn hóa của đơn vị SNCL
Lý thuyết đại diện, lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết minh bạch, lý thuyết thể chế
Wisna (2015), Wang và Yeoh (2009), Schein (2010), Robbins (2009), Rue và Byars (2007), Indeje và Zheng (2010), Kendall và Kendall (2008).
H8a: Đặc điểm văn hóa tổ chức của đơn vị tác động tích cực đến sự am hiểu của kế toán trưởng
Lý thuyết thể chế, lý thuyết ngẫu nhiên.
Sari (2017), Wisna (2015), Nusa (2015), Rodríguez Bolívar và cộng sự (2013)
H8b: Đặc điểm văn hóa tổ chức của đơn vị tác động tích cực đến sự am hiểu của kế toán viên
Lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết thể chế.
Sari (2017), Wisna (2015), Nusa (2015), Rodríguez Bolívar và cộng sự (2013)
H9: Sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo tác động tích cực đến đặc điểm cơ cấu tổ chức của đơn vị SNCL
Lý thuyết đại diện, lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết minh bạch, lý thuyết thể chế.
Sule và Saefullah (2012), Rapina (2014), Burger và Owens (2010), Cheung và cộng sự (2007).
H11: Mức độ tự chủ tài chính càng cao càng tác động tích cực đến minh bạch TTKT của đơn vị SNCL
Lý thuyết đại diện, lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết tín hiệu.
García và García- García (2010), Rodríguez Bolívarvà cộng sự (2013), Tagesson, Klugman, và Ekstrửm (2013), Guillamún và cộng sự (2011), Harrison và Sayogo (2014)
(Nguồn: tác giả)
ü Bàn luận về các giả thuyết được chấp nhận (1) Sự am hiểu của kế toán trưởng
Giả thuyết H2a: Sự am hiểu của kế toán trưởng tác động tích cực đến minh bạch TTKT
Giả thuyết H3: Sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo tác động tích cực đến sự am hiểu của kế toán trưởng Giả thuyết H4: Sự am hiểu của kế toán trưởng tác động tích cực đến sự hiểu biết của kế toán viên
Theo lý thuyết thể chế và lý thuyết ngẫu nhiên, để có thể cung cấp TTKT minh bạch thì đơn vị cần thay đổi HTTTKT. Mà một trong những nhân tố nổi bật ảnh hưởng đến HTTTKT là nhân tố con người (Rodríguez Bolívar và cộng sự, 2013; Xu và cộng sự, 2003). Trong đó, kế
toán trưởng tác động trực tiếp đến HTTTKT (Ismail, 2007, 2009) thông qua chức năng và nhiệm vụ là tổ chức, điều hành, giám sát, kiểm tra công tác kế toán, đồng thời là người trực tiếp thực hiện công việc kế toán (Komala, 2012; Xu và cộng sự, 2003; Xu, 2003; Jarvepa và Ives, 1991; Ang và cộng sự, 2001; Mcleod và Shell, 2007; Laudon và Laudon, 2005; Syaifulla, 2014;
Harrison và Sayogo, 2014). Với bối cảnh nghiên cứu là đơn vị SNCL tại Việt Nam của Đậu Thị Kim Thoa và cộng sự (2015) cũng cho kết quả tương tự. Dựa trên lý thuyết nền và kết quả của các nghiên cứu này tác giả đã đề xuất giả thuyết nghiên cứu H2a. Kết quả phỏng vấn chuyên gia đang công tác tại các đơn vị SNCL có quy mô nhỏ lẫn quy mô lớn được thực hiện ở bước điều chỉnh mô hình thì tất cả ý kiến đều đồng ý sự hiểu biết của kế toán trưởng có ảnh hưởng đến minh bạch TTKT (mục 4.2.1). Mở rộng cỡ mẫu điều tra là 164 đơn vị SNCL một lần nữa giúp khẳng định lại các kết luận trên khi giả thuyết H2a được chấp nhận và xác định được sự hiểu biết của kế toán trưởng giải thích 17,7% sự biến thiên của minh bạch TTKT.
Thêm vào đó, theo lý thuyết minh bạch, minh bạch thể hiện trách nhiệm giải trình của nhà quản lý, do đó một khi nhà quản lý hướng đến công bố TTKT minh bạch thì họ sẽ tác động tích cực đến nhân viên trong việc tạo lập và công bố TTKT minh bạch. Dựa trên lý thuyết này kết với nghiên cứu của Aziz và cộng sự (2015) tác giả đã đề xuất hai giả thuyết H3 và H4. Đồng thời Kết quả kiểm định cả hai giả thuyết đều được chấp nhận. Sự am hiểu của kế toán trưởng tác động đến sự am hiểu của kế toán viên ở mức khá cao 36,3% và nó chịu sự tác động của nhà lãnh đạo đơn vị ở mức 14,1%. Nó còn đóng vai trò là biến trung gian trong 02 mối quan hệ giữa sự am hiểu của kế toán viên và đặc điểm văn hóa của tổ chức đến minh bạch TTKT. Như vậy, cho dù phạm vi nghiên cứu là khu vực tư (Ismail, 2007, 2009) hay khu vực công (Xu và cộng sự, 2003; Xu, 2003; Komala, 2012), nghiên cứu tại quốc gia đang phát triển (Komala, 2012; Syaifulla, 2014; Đậu Thị Kim Thoa và cộng sự, 2015) hay tại quốc gia đang phát triển (Xu và cộng sự, 2003; Xu, 2003; Ang và cộng sự, 2001; Mcleod và Shell, 2007; Laudon và Laudon, 2005) thì sự hiểu biết của kế toán trưởng vẫn giữ một vị trí quan trọng đối với minh bạch TTKT. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn tác động gián tiếp đến minh bạch thông qua các nhân tố khác.
Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng sự am hiểu của kế toán trưởng ở các đơn vị SNCL hiện nay nhìn chung được đánh giá ở mức điểm khá 6,05 (bảng 4.2). Chi tiết đánh giá thang đo cho thấy trong 06 biến đo lường cho khái niệm này thì 4 biến kế toán trưởng có kiến thức chuyên môn về kế toán, kế toán trưởng có kiến thức về HTTTKT, kế toán trưởng có kinh nghiệm làm kế toán, và kế toán trưởng có kinh nghiệm về HTTTKT đạt mức điểm đánh giá cao nhất ở ngưỡng khá tốt lần lượt là 6,134; 6,067; 6,104 và 6,067. Đồng thời độ lệch chuẩn của cả 4 biến đo lường này đều thấp (<1). Kết quả này cho thấy trình độ chuyên môn về kế toán và HTTTKT
của kế toán trưởng của đơn vị SNCL được đánh giá khá cao. Nghĩa là các đơn vị SNCL hiện nay đã có sự chú trọng trong việc bổ nhiệm vị trí kế trưởng cần phải hội tụ được các yêu cầu về kiến thức lẫn kinh nghiệm về kế toán cũng như HTTTKT. Trong khi đó, 02 biến còn lại gồm kế toán trưởng có kiến thức chuyên môn về quản lý, và kế toán trưởng có kinh nghiệm quản lý chỉ đạt mức trung bình khá với mức điểm 5 và độ lệch chuẩn của 02 biến này cao nghĩa là kế toán trưởng đơn vị SNCL vẫn còn hạn chế kiến thức và kinh nghiệm quản lý. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế này xuất phát từ một số lý do điển hình như:
− Việc bổ nhiệm kế toán trưởng tại ĐVSN hiện nay phần lớn tập trung vào những cá nhân có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về kế toán. Còn tiêu chí kiến thức và kinh nghiệm quản lý của kế toán trưởng vẫn chưa được chú trọng. Nguyên nhân là do người lãnh đạo đơn vị hiểu chưa đúng về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của kế toán trưởng. Họ chỉ mới nhận thức rằng kế toán trưởng chỉ là người chịu trách nhiệm chính trong việc ghi chép sổ sách kế toán, tổng hợp số liệu lập BCKT. Trong khi thực chất vai trò của kế toán trưởng bên cạnh việc cung cấp BCKT thì còn được xem như là một thành viên của ban quản lý, trước hết là quản lý bộ phận kế toán và kế đến là tham mưu hỗ trợ lãnh đạo đơn vị đưa ra quyết định quản lý và tổ chức hoạt động trong đơn vị.
− Một số đơn vị còn xem nhẹ vai trò của kế toán vì thế vị trí, vai trò của kế toán trưởng không được phát huy. Điều này cũng dẫn đến một hậu quả là kế toán trưởng không thể kết nối, phối hợp bộ phận kế toán với các bộ phận, phòng ban khác trong đơn vị để có thể tạo lập và cung cấp TTKT đảm bảo minh bạch.
− Tại một số đơn vị bổ nhiệm kế toán chưa được minh bạch, rõ ràng. Việc bổ nhiệm còn dựa trên mối quan hệ thân quen.
− Nhiều đơn vị không có chính sách đãi ngộ, lương, khen thưởng hợp lý, do đó chưa thu hút được nhân tài cũng như chưa phát huy được tinh thần, năng lực và lòng trung thành của kế toán trưởng với đơn vị.
− Kế toán trưởng ở một số đơn vị điển hình như tại trường mầm non, trung học, phổ thông…
chưa được đào tạo chuyên sâu về kế toán HCSN, phần lớn chỉ được đào tạo qua các hệ trung cấp về kế toán DN và các khóa bồi dưỡng kiến thức kế toán trưởng.
(2) Mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng
Giả thuyết H5a: Mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng tác động tích cực đến minh bạch TTKT của đơn vị SNCL
Giả thuyết được xây dựng dựa trên lý thuyết thể chế và lý thuyết ngẫu nhiên. Theo lý thuyết ngẫu nhiên, để đáp ứng được yêu cầu cung cấp TTKT minh bạch, trong từng đơn vị nhất thiết
phải thay đổi tổ chức HTTTKT cho phù hợp (Otley, 1980). Lý thuyết thể chế bổ sung thêm, mỗi tổ chức có một HTTTKT riêng phụ thuộc vào đặc điểm của tổ chức đó và cơ sở vật chất là một trong những nhân tố quan trọng để thực hiện và góp phần tạo nên sự khác biệt (Rodríguez Bolívar và cộng sự, 2013). Dựa trên 02 lý thuyết này, nhiều nghiên cứu đã khám phá vai trò của thiết bị phần cứng đối với chất lượng HTTKT để tạo nên minh bạch TTKT, điển hình như Komala (2012), Nicolau (2000), Fitrios (2016), Krzykowski (2012), Xu (2003), Xu và cộng sự (2003).Kết quả nghiên cứu thực tiễn tại đơn vị SNCL Việt Nam càng khẳng định tầm quan trọng của thiết bị phần cứng khi mà kết quả nghiên cứu cũng tương tự. Trước hết được thể hiện qua kết quả thống kê năm 2017 công bố năm 2018 của Cục thống kê Việt Nam cho thấy số lượng đơn vị SNCL sử dụng máy tính phục vụ cho công tác kế toán cho đến nay là 98% (mục 2.2.3.1). Kế tiếp, 100% ý kiến của các chuyên gia đang công tác tại cả đơn vị SNCL có quy mô nhỏ lẫn quy mô lớn mà tác giả thảo luận trực tiếp đều khẳng định tầm quan trọng của thiết bị phần cứng (mục 4.2). Kết quả kiểm định giả thuyết thông qua mẫu khảo sát lớn cũng được chấp nhận với mức độ tác động của thiết bị phần cứng đến minh bạch TTKT là 22,3%. Nhân tố này đứng vị trí thứ 2 trong số các nhân tố bên trong ảnh hưởng đáng kể đến minh bạch TTKT được nhận diện trong luận án này.
Căn cứ số liệu thống kê (bảng 4.2) cho thấy mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng được đánh giá ở mức trung bình khá (5,89) nhưng có độ lệch chuẩn khá cao (1,0). Chi tiết, bốn biến đo lường mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng gồm (1) thiết bị phần cứng sẵn sàng để thu thập dữ liệu; (2) thiết bị phần cứng có đầy đủ các chức năng cần thiết để thu thập dữ liệu; (3) thiết bị phần cứng đáp ứng đủ yêu cầu để xử lý và lưu trữ dữ liệu; và (4) thiết bị phần cứng đáp ứng đủ yêu cầu để cung cấp thông tin đầu ra đều có điểm đánh giá ở mức trung bình khá nằm trong khoảng (5,762; 5,848). Tuy nhiên, các biến đo lường này có độ lệch chuẩn khá cao từ 0,966 đến 1,216 cho thấy ở một số đơn vị mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng được đánh giá cao nhưng một số đơn vị khác bị đánh giá thấp. Nguyên nhân dẫn đến mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng tại một số đơn vị SNCL vẫn còn những hạn chế là do:
- Trong các thiết bị phần cứng thì máy vi tính là một thiết bị không thể thiếu trong công tác kế toán ngày nay. Nó là một hệ thống xử lý thông tin đa năng được trang bị các phần mềm hệ thống cùng với các thiết bị tiện ích và ứng dụng khác như đĩa cứng, USB, CD hay kết nối mạng để có thực hiện một hoặc nhiều công việc và là một thiết bị chính yếu để kết nối với các thiết bị phần cứng khác phục vụ cho quá trình thu thập, xử lý và cung cấp, lưu trữ TTKT. Tuy nhiên, các chức năng của thiết bị phần cứng vẫn chưa phát huy hết hiệu suất của nó một phần là do khả năng sử dụng CNTT của đội ngũ kế toán của một số đơn vị
SNCL vẫn còn hạn chế. Họ chỉ mới khai thác được một số chức năng cơ bản của máy vi tính nên chưa thể sử dụng hiệu quả công suất của các trang thiết bị.
- Hầu hết hiện nay đơn vị SNCL đã trang bị đầy đủ các thiết bị phần cứng phục vụ cho công tác kế toán, tuy nhiên ở một số đơn vị có quy mô nhỏ, vùng sâu vùng xa và hoạt động thường xuyên do NSNN cấp thì chất lượng của máy vi tính còn thấp dẫn đến khả năng xử lý dữ liệu chậm, máy bị ngừng hoạt động đột ngột, bị virus, …đã phần nào ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công tác kế toán. Vấn đề này cũng được thể hiện qua kết quả thống kê đánh giá thực trạng của đặc điểm văn hóa tổ chức thông qua biến đo lường tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới là một đặc trưng của đơn vị chỉ được đánh giá ở mức trung bình khá.
(3) Mức độ đáp ứng của phần mềm
Giả thuyết H5b: Mức độ đáp ứng của phần mềm tác động tích cực đến minh bạch TTKT của đơn vị SNCL
Tương tự như phân tích về nhân tố mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng trình bày ở trên, giả thuyết này cũng được tác giả xây dựng dựa trên lý thuyết thể chế và lý thuyết ngẫu nhiên.
Từ hai lý thuyết này, các nghiên cứu nổi bật như Xu (2003), Xu và cộng sự (2003), Laudon và Laudon (2005), O'Brien (2005), Romney và Steinbart (2006), Azhar Susanto (2007) Marshall và Paul (2012), O’Brien và cộng sự (2010) đã khám phá ra sự tác động đáng kể của thiết bị phần cứng đến HTTTKT. Trong khi đó, những nhân tố nào ảnh hưởng đến HTTTKT cũng ảnh hưởng đến TTKT (Fitrios, 2016; Xu và cộng sự, 2003; Rapina, 2014; Ismail, 2009). Kết quả kiểm định lại tại đơn vị SNCL Việt Nam cũng khẳng định mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng tác động đáng kể đến minh bạch TTKT với mức độ tác động là 14,2%. Kết quả phỏng vấn chuyên gia cũng có nhận định tương tự rằng yếu tố này không thể thiếu để tổ chức thực hiện HTTTTKT, đặc biệt là những đơn vị SNCL có quy mô lớn và nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, như bệnh viện. Qua kết quả chấp nhận giả thuyết H5a và H5b cho thấy hoạt động nói chung và HTTTKT nói riêng của đơn vị SNCL bị tác động mạnh mẽ bởi sự phát triển CNTT.
Số liệu thống kê (bảng 4.2) cho thấy mức độ đáp ứng của phần mềm tại các đơn vị SNCL hiện nay ở mức điểm trung bình khá 5,841. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn khá cao (>1), nghĩa là mức độ đáp ứng của phần mềm không tương đồng giữa các đơn vị SNCL, ở một số đơn vị phần mềm đáp ứng khá tốt cho công tác thu thập, xử lý và công bố TTKT nhưng có một số đơn vị khác thì nó vẫn còn rất hạn chế. Một số nguyên nhân tạo nên những giới hạn này đó là:
- Điều kiện tài chính của NSNN của Việt Nam còn nghèo nên việc đầu tư cho cơ sở vật chất cho đơn vị SNCL khá thấp. Phần lớn đơn vị SNCL có mức độ tự chủ thấp nhận NSNN khá thấp để đầu tư cho phần mềm nên phần mềm khá đơn giản, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của