Đánh giá mô hình cấu trúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố bên trong đơn vị ảnh hưởng đến minh bạch thông tin kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập tại việt nam (Trang 135 - 140)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng

4.3.4. Đánh giá mô hình cấu trúc

4.3.4.1. Đánh giá vấn đề đa cộng tuyến

Chỉ số VIF được sử dụng để đánh giá liệu rằng các biến độc lập trong mô hình cấu trúc có tương quan với nhau hay không. Theo kết quả trong phụ lục 16 trang 85PL cho thấy giá trị VIF khá nhỏ và nằm trong khoảng (1; 2,767) thấp hơn nhiều so với ngưỡng xác định xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (VIF > 5, Hair và cộng sự, 2016). Do đó kết luận không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình cấu trúc.

4.3.4.2. Đánh giá mức ý nghĩa và sự phù hợp của các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc

Kiểm định mối quan hệ trực tiếp giữa các cấu trúc thông qua chạy Bootstrap trên phần mềm Smart PLS 3.2.7. Để có suy rộng kết quả nghiên cứu ra tổng thể, mô hình đã được tiến hành kiểm tra lại độ tin cậy qua việc sử dụng kỹ thuật Bootstrapping với cỡ mẫu lặp lại là 500 quan sát với cỡ mẫu dữ liệu ban đầu thu thập là 164. Kết quả ước lượng từ 500 quan sát được trình bày ở bảng 4.3 và hình 4.1. Căn cứ hệ số đường dẫn (β) và p-value để đánh giá sự tác động của các biến ngoại sinh đến biến nội sinh. Trước hết, đối với biến nội sinh TRANS (minh bạch TTKT) theo mô hình nghiên cứu gồm có 10 nhân tố tác động, phân tích dữ liệu cho thấy minh bạch của TTKT chịu sự tác động của 05 biến với mức độ tác động giảm dần như sau: ORC (Đặc điểm văn hóa tổ chức của đơn vị) (0,365), HW (Mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng) (0,223), MDTC (Mức độ tự chủ tài chính của đơn vị) (0,211), AM (Sự am hiểu của kế toán trưởng) (0,177), SW (Mức độ đáp ứng của phần mềm) (0,142).

Bảng 4.3: Mối quan hệ trực tiếp giữa các cấu trúc trong mô hình Mối quan hệ tác động R2 Hệ số đường

dẫn (β)

Sai số

chuẩn P Values Kết quả kiểm định giả thuyết

TRANS 0,638

AC -> TRANS -0,065 0,084 0,438 Bác bỏ

AM -> TRANS 0,177 0,082 0,035** Chấp nhận

CM -> TRANS 0,016 0,052 0,757 Bác bỏ

CN -> TRANS 0,058 0,092 0,532 Bác bỏ

HTCB -> TRANS 0,054 0,045 0,236 Bác bỏ

HW -> TRANS 0,223 0,075 0,005** Chấp nhận

MDTC -> TRANS 0,211 0,050 0,000* Chấp nhận

OR -> TRANS 0,025 0,084 0,768 Bác bỏ

ORC -> TRANS 0,365 0,100 0,001* Chấp nhận

SW -> TRANS 0,142 0,065 0,034** Chấp nhận

AC 0,559

AM -> AC 0,363 0,101 0,001** Chấp nhận

ORC -> AC 0,411 0,098 0,000 Chấp nhận

AM 0,342

CM -> AM 0,141 0,062 0,028** Chấp nhận

ORC -> AM 0,557 0,056 0,000 Chấp nhận

OR 0,051

CM -> OR 0,218 0,069 0,003** Chấp nhận

ORC 0,062

CM -> ORC 0,229 0,060 0,000* Chấp nhận

(*,** lần lượt có ý nghĩa thống kê mức 0,1% và 5%)

(Nguồn: tác giả)

Năm nhân tố còn lại là CM (Sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo), AC (Sự am hiểu của kế toán viên), CN (Mức độ đáp ứng của công nghệ truyền thông), đặc điểm cơ cấu tổ chức của đơn vị (OR), và 1 biến kiểm soát HTCB (Hình thức công bố thông tin) không tác động đến minh bạch TTKT.

Sự am hiểu của kế toán viên (AC) chịu tác động bởi ORC (Đặc điểm văn hóa tổ) và AM (Sự am hiểu của kế toán trưởng) với hệ số đường dẫn lần lượt là 0,411; 0,363.

Sự hiểu biết của kế toán trưởng (AM) bị tác động bởi cả 02 nhân tố theo mức độ tác động giảm dần đó là đặc điểm văn hóa của đơn vị (ORC) với β = 0,557, p-value = 0,000 và sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo (CM) với β = 0,141, p-value = 0,028.

Cuối cùng, cả 2 biến nội sinh là đặc điểm của cơ cấu tổ chức của đơn vị (OR) và đặc điểm của văn hóa tổ chức của đơn vị (ORC) đều chịu tác động từ sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo (CM) với hệ số tác động lần lượt là 0,218 và 0,2.

(Nguồn: tác giả) Hình 4.1: Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

4.3.4.3. Đánh giá mức độ R2

Căn cứ vào bảng 4.3 cho thấy mức độ biến động của biến nội sinh TRANS (minh bạch TTKT) được giải thích bởi các biến ngoại sinh khá cao với hệ số xác định R2 là 63,8%. Kết quả này cho thấy khả năng dự báo của mô hình là đáng kể. Kế tiếp, sự hiểu biết của kế toán viên (AC) cũng được dự báo khá tốt với hệ số xác định R2 là 55,9%. Sự hiểu biết của kế toán trưởng (AM) có mức độ dự báo trung bình với hệ số R2 là 0,342. Trong khi đó khả năng dự báo tương

X X

X

X X

Sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo

Sự am hiểu của kế toán trưởng

2

Đặc điểm văn hoá tổ chức

2

Đặc điểm cơ cấu tổ chức

2

Mức độ tự chủ tài chính Mức độ đáp ứng

của TBPC Mức độ đáp ứng

của PM Mức độ đáp ứng

của CN

Sự am hiểu của kế toán viên

2

Minh bạch TTKT R2 = 0,638

Hình thức công bố TTKT

β = 17,7%, p= 0,035

β = 22,3%, p= 0,005

β = 14,2%, p= 0,034 H5 c

β = 55,7%

p= 0,000

β = 22,9%

p= 0,000

đối thấp cho khái niệm OR (đặc điểm cơ cấu tổ chức của đơn vị) (R2= 0,051) và ORC (đặc điểm văn hóa tổ chức của đơn vị) (R2= 0,062).

4.3.4.4. Đánh giá ảnh hưởng của quy mô f2

Bảng 4.4 trình bày giá trị ảnh hưởng của quy mô f2 tương ứng với từng mô hình cấu trúc riêng lẻ. Trong mô hình 1, kết quả cung cấp thêm bằng chứng hỗ trợ cho kết luận minh bạch TTKT bị ảnh hưởng cao nhất bởi đặc điểm văn hóa tổ chức (ORC) (f2 = 0,126). Kế tiếp là mức độ tự chủ tài chính (MDTC) (f2 = 0,105) ảnh hưởng ở mức trung bình đến minh bạch TTKT.

Các khái niệm có mức ảnh hưởng thấp đến minh bạch TTKT (TRANS) là mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng (HW) (f2 = 0,067), sự am hiểu của kế toán trưởng (AM) (f2 = 0,037), mức độ đáp ứng của phần mềm (f2 = 0,024). Trong khi đó, những biến ngoại sinh bị loại như AC, CM, CN, HTCB, OR có mức độ tác động không đáng kể đến TRANS.

Bảng 4.4: Giá trị ảnh hưởng của quy mô f2

Biến nội sinh TRANS AC AM ORC OR

Biến ngoi sinh MH1 MH2 MH3 MH4 MH5

AC 0,006

AM 0,037 0,164

CN 0,004

HW 0,067

MDTC 0,105

ORC 0,126 0,211 0,463

SW 0,024

CM 0,001 0,030 0,055 0,050

HTCB 0,007

OR 0,001

(Nguồn: tác giả)

Mô hình 2, hai biến ngoại sinh được đưa vào mô hình nghiên cứu có tác động rất cao đến sự am hiểu của kế toán viên (AC) là sự am hiểu của kế toán trưởng (AM) với f2 = 0,164 và đặc điểm văn hóa tổ chức của đơn vị (ORC) là 0,211.

Mô hình 3, sự hiểu biết của kế toán trưởng chịu ảnh hưởng đáng kể bởi văn hóa tổ chức của đơn vị (ORC) (f2 = 0,463) và bị ảnh hưởng thấp bởi sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo (CM) (f2 = 0,030).

Mô hình 4 và 5 đều có cùng kết luận rằng biến CM tác động thấp đến ORC và OR với giá trị f2 lần lượt là 0,055 và 0,050.

Kết quả phân tích này kết luận rằng không có bất kỳ biến độc lập nào bị bỏ sót có ảnh hưởng đáng kể đến biến phụ thuộc.

4.3.4.5. Đánh giá sự phù hợp khả năng dự báo của mô hình Q2

Bảng 4.5: Sự phù hợp khả năng dự báo của mô hình Q2 Biến nội sinh Q2 Sự phù hợp khả năng dự báo

TRANS 0,249 Có

AC 0,382 Có

AM 0,232 Có

OR 0,025 Có

ORC 0,020 Có

(Nguồn: tác giả)

Bảng 4.5 cho thấy tất cả biến nội sinh trong mô hình đều có chỉ số Q2 > 0, Kết quả này khẳng định mô hình nghiên cứu có sự phù hợp cao về khả năng dự báo (Hair và cộng sự, 2016).

4.3.4.6. Đánh giá ảnh hưởng của quy mô q2

Kết quả xác định q2 được trình bày ở bảng 4.6. Mô hình 1, các biến ngoại sinh có ảnh hưởng đến sự phù hợp khả năng dự báo của mô hình TRANS gồm ORC, MDTC, HW, AM và SW tương ứng với q2 giảm dần lần lượt là 0,037, 0,032, 0,024, 0,019 và 0,015. Các biến ngoại sinh còn lại được xác định không tác động đến mức độ biến thiên của mô hình thì không tác động hay nếu có thì tác động không đáng kể đến sự phù hợp khả năng dự báo của mô hình. Trong mô hình 2, biến ORC tác động ở mức cao đến sự phù hợp khả năng dự báo của sự hiểu biết của kế toán viên (q2 = 0,201) và biến AM tác động ở mức trung bình (q2 = 0,166). Mô hình 3 với biến nội sinh là AM thì biến ngoại sinh ORC ảnh hưởng cao (q2 = 0,243) và biến CM ảnh hưởng thấp (q2 = 0,026) đến sự phù hợp khả năng dự báo của AM. Mô hình 4 và mô hình 5 cho kết quả tương tự như đánh giá sự phù hợp của khả năng dự báo của mô hình trình bày ở mục 4.2.4.6 đó là CM có tác động đến ORC và OR nhưng ở mức độ thấp với q2 lần lượt là 0,021 và 0,026.

Bảng 4.6: Đánh giá ảnh hưởng của qui mô q2

MH1 MH3 MH4 MH2 MH5

TRANS AC AM ORC OR

AC 0,010

AM 0,019 0,166 0,021

CM 0,011 0,026 0,026

CN 0,012

HTCB 0,012

HW 0,024

MDTC 0,032

OR 0,011

ORC 0,037 0,201 0,243

SW 0,015

(Nguồn: tác giả)

4.3.4.7. Kiểm tra vai trò của biến trung gian

Trong mô hình nghiên cứu trình bày ở sơ đồ 3.1 cần kiểm tra vai trò của các biến trung gian trong 13 mô hình nhỏ (đã giới thiệu ở mục 3.4.3.1). Kết quả phân tích ý nghĩa thống kê của các tác động trực tiếp, gián tiếp trong các mô hình nhỏ và phân loại biến trung gian trình bày trong bảng 4.7. Kết quả cho thấy trong 13 mô hình giả định chứa biến trung gian thì chỉ 05 mô hình chứa biến trung gian gồm: ORC là biến trung gian trong tác động của CM đến AM (MH1); AM là biến trung gian trong tác động của ORC đến AC (MH2); AM là biến trung gian trong tác động của ORC đến TRANS (MH3); AC là biến trung gian trong tác động của AM đến TRANS

(MH5); cả ORC và AM là biến trung gian trong tác động của CM đến TRANS (MH10); ORC là biến trung gian trong tác động của CM đến TRANS (MH12). Tất cả các biến trung gian này đều là biến trung gian dạng bổ sung. Còn biến ORC, AM không phải là biến trung gian trong tác động của CM đến TRANS (MH12), mặc dù cả mối tác động trực tiếp và gián tiếp của mô hình này đều có ý nghĩa thống kê nhưng hệ số đường dẫn của mối quan hệ gián tiếp không giảm so với hệ số đường dẫn của mối quan hệ trực tiếp nên không thỏa điều kiện là một biến trung gian (Hair và cộng sự, 2016).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố bên trong đơn vị ảnh hưởng đến minh bạch thông tin kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập tại việt nam (Trang 135 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(352 trang)