- Hệ thống TKKT là danh mục các TKKT sử dụng trong hạch toán kế toán, để phản ánh toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị, để lập các báo cáo tài chính. Nó là bộ phận quan trọng của chế độ kế toán bao gồm các qui định về loại tài khoản, số lượng TK, tên gọi, số hiệu TK, và những nội dung ghi chép chủ yếu trên các TK.
b. Ý nghĩa
Tác dụng của hệ thống TKKT:
- Giúp cho đơn vị vận dụng chế độ kế toán, sử dụng các TK một cách thống nhất và thuận tiện
- Giúp cho nhà nước tổ chức, chỉ đạo thống nhất tập trung công tác kế toán ở các đơn vị và là căn cứ để nhà nước kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán cũng như chế độ quản lý kinh tế.
c. Danh mục tài khoản kế toán thống nhất
Hiện nay đang thống nhất sử dụng hệ thống TKKT ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ tài chính gồm:
Tài khoản thuộc Bảng CĐKT
Tài khoản phản ánh tài sản Tài khoản phản ánh nguồn vốn Tài khoản loại 1 – TS Tài khoản loại 3 – Nợ phải trả Tài khoản loại 2 – TS Tài khoản loại 4 – NV chủ SH Tài khoản thuộc
Bảng BCKQKD
Tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập
Tài khoản phản ánh chi phí Tài khoản loại 5 – Doanh thu Tài khoản loại 6 – Chi phí KD Tài khoản loại 7 – Thu nhập Tài khoản loại 8 – Chi phí khác
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 44
Tài khoản loại 9 – Xác định kết quả kinh doanh 4.3.2. Một số lưu ý
a. Một số điểm đặc biệt trong hệ thống tài khoản
- Mỗi TK có tên gọi riêng phù hợp với nội dung kinh tế của đối tượng kế toán mà TK đó phản ánh và được ký hiệu:
+ Số hiệu TK cấp I được ký hiệu bằng 3 chữ số: chữ số đầu chỉ loại TK, chữ số thứ hai chỉ nhóm TK trong loại đó, chữ số thứ ba chỉ TK trong nhóm.
+ Số hiệu TK cấp II được ký hiệu bằng 4 chữ số: 3 chữ số đầu chỉ TK cấp I được mở chi tiết, chữ số thứ 4 chỉ TK cấp II của TK cấp I đó.
+ TK tổng hợp ở các loại khác nhau: ký hiệu và tên gọi của chúng có mối liên hệ mật thiết cùng phản ánh một đối tượng tuy khác nhau về tính chất.
- Một số con số tận cùng của các TK có ý nghĩa:
+ Số 8 tận cùng thường để chỉ các nội dung khác của từng nhóm, từng loại, từng TK. Ví dụ:
Đối với TK cấp 1 thì ta có:
TK 128 là đầu tư ngắn hạn khác, TK 138 là phải thu khác,
TK 228 là đầu tư dài hạn khác, TK 338 là phải trả, phải nộp khác,
TK 418 là các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
Đối với TK cấp 2 thì ta có:
TK 1288 là đầu tư ngắn hạn khác, TK 1388 là phải thu khác,
TK 2118 TSCĐ hữu hình khác, TK 2138 là TSCĐ vô hình khác, TK 2288 là đầu tư dài hạn khác,
…
+ Trong từng loại cũng có sự thống nhất về tên gọi và ký hiệu.
b. Những đặc trưng cơ bản của hệ thống TKKT
Hệ thống TKKT có những đặc trưng cơ bản như sau:
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 45
- Về vốn kinh doanh (hay là tài sản) thì xếp theo mức độ lưu động giảm dần tức là vốn lưu động xếp trước, vốn cố định xếp sau
- Về nguồn vốn kinh doanh (hay nguồn hình thành tài sản) thì xếp nguồn vốn sử dụng tạm thời trước, nguồn vốn chủ sở hữu sau.
- Mỗi TK chỉ phản ánh một nội dung nhất định, không kết hợp phản ánh nhiều nội dung (tức là không sử dụng TK kết hợp).
Trên cơ sở vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực quốc tế về kế toán, nói chung hệ thống TK ban hành năm 2014 đã phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta.
4.3.3. Phân loại TKKT
a. Phân loại TKKT theo nội dung kinh tế (Tức là sắp xếp các TKKT phản ánh đối tượng kế toán có cùng nội dung kinh tế thành từng nhóm, từng loại).
Khi đó TKKT gồm ba loại:
- Loại TK phản ánh tài sản: Loại TK này phản ánh số hiện có và tình hình vận động của tài sản ở đơn vị dưới hình thái giá trị. Loại TK này gồm các nhóm sau:
Kết cấu của nhóm tài khoản phản ánh tài sản như sau:
Số dư bên Nợ: Phản ánh giá trị tài sản hiện có tại thời điểm đầu kỳ hoặc cuối kỳ Phát sinh bên Nợ: Phản ánh giá trị tài sản tăng trong kỳ
Phát sinh bên Có: Phản ánh giá trị tài sản giảm trong kỳ + Kết cấu: TK: Tài sản
Nợ Có
Số dư ĐK
Số PS tăng trong kỳ Số PS giảm trong kỳ Cộng số phát sinh tăng Cộng phát sinh giảm Số dư CK
- Loại TK phản ánh nguồn vốn: Loại TK này phản ánh số hiện có và tình hình vận động của các nguồn hình thành vốn kinh doanh và nó được chia thành các nhóm TK như sau:
Loại 3: Phản ánh nợ phải trả Loại 4: Phản ánh vốn chủ sở hữu
Kết cấu của nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn: vì tài sản và nguồn vốn là hai mặt của một đối tượng gồm giá trị và nguồn hình thành nên kết cấu tài khoản nguồn vốn cần
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 46
phải ngược với tài khoản tài sản.
Số dư bên Có: Phản ánh giá trị nguồn vốn hiện có tại thời điểm đầu kỳ hoặc cuối kỳ Phát sinh bên Nợ: Phản ánh giá trị nguồn vốn giảm trong kỳ
Phát sinh bên Có: Phản ánh giá trị nguồn vốn tăng trong kỳ
+ Kết cấu: TK: Nguồn vốn
Nợ Có
Số dư ĐK
Số PS giảm trong kỳ Số PS tăng trong kỳ Cộng phát sinh giảm Cộng phát sinh tăng
Số dư CK
Hai loại TK trên được gọi là TK thực (hay cơ bản) vì nó phản ánh giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản của đơn vị do đó hai loại TK này có số dư và được phản ánh trên bảng Tổng kết tài sản của đơn vị.
- Loại TK phản ánh doanh thu và thu nhập: Loại TK này dùng để phản ánh doanh thu và thu nhập phát sinh trong kỳ và kết chuyển số phát sinh sang TK có liên quan.
Loại 5: Phản ánh doanh thu (doanh thu hoạt động kinh doanh, doanh thu hoạt động tài chính)
Loại 7: Phản ánh thu nhập khác
Khi phát sinh doanh thu, thu nhập sẽ liên quan đến phần thu về của doanh nghiệp, đồng nghĩa với sự gia tăng của vốn chủ sở hữu, tuy nhiên để xác định số tiền đó thực sự được ghi tăng vốn chủ sở hữu cần phản ánh qua tài khoản doanh thu của doanh nghiệp và so sánh với các chi phí phát sinh. Do đó thay vì việc ghi doanh thu, thu nhập vào bên có của vốn chủ sở hữu, trước hết sẽ được ghi vào bên có của tài khoản doanh thu, thu nhập.
Do đó kết cấu của nhóm tài khoản phản ánh doanh thu và thu nhập như sau:
Phát sinh bên Nợ: Phản ánh doanh thu và thu nhập phát sinh giảm trong kỳ Kết chuyển doanh thu
Phát sinh bên Có: Phản ánh doanh thu và thu nhập phát sinh tăng trong kỳ + Kết cấu của loại TK này như sau:
TK: Doanh thu, thu nhập
Nợ Có
- Số phát sinh giảm doanh thu - Số phát sinh về doanh thu,
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 47
- Kết chuyển doanh thu, thu nhập thuần thu nhập trong kỳ
+ Thuộc loại này có các TK loại 5, loại 7 trong hệ thống danh mục các TK và đây là những TK tạm thời nên chúng không có số dư cuối kỳ
- TK phản ánh chi phí: Loại TK này được sử dụng để tập hợp chi phí của hoạt động SXKD và hoạt động khác phát sinh trong kỳ và kết chuyển sang các TK có liên quan.
Loại 6: Phản ánh chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính Loại 8: Phản ánh chi phí khác
Kết cấu của nhóm tài khoản phản ánh chi phí sẽ ngược với nhóm tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập như sau:
Phát sinh bên Nợ: Phản ánh chi phí phát sinh tăng trong kỳ Phát sinh bên Có: Phản ánh chi phí phát sinh giảm trong kỳ
+ Kết cấu của loại TK này như sau:
Nợ TK: Chi phí Có - Chi phí phát sinh trong kỳ đợc kết chuyển
từ các TK chi phí có liên quan
- Doanh thu, thu thập kết chuyển từ các TK đầu 5, đầu 7
- Kết chuyển lãi nếu DT> CP - Kết chuyển lỗ nếu CP> DT
+ Thuộc loại này có các TK loại 6, loại 8 và đây là những TK tạm thời nên chúng không có số dư cuối kỳ.
- TK xác định kết quả: TK loại này được sử dụng để so sánh giữa những khoản thu vào và những khoản chi ra trong một thời kỳ nhằm xác định kết quả SXKD của đơn vị.
+ Thuộc loại này có TK loại 9 và TK loại này cũng không có số dư cuối kỳ.
Kết cấu của tài khoản phản ánh xác định kết quả kinh doanh như sau: Doanh thu và thu nhập được kết chuyển từ tài khoản từ loại 5 và loại 7 sang.Nên nếu trước đây đã được theo dõi ở bên Có của các tài khoản này khi chuyển sang tài khoản 911 vẫn được ghi bên Có. Đối với chi phí sẽ ghi bên ngược lại. Để số phát sinh Nợ bằng số phát sinh Có thì:
Bên Nợ gồm: Chi phí và lãi.
Bên Có gồm: Doanh thu, thu nhập và lỗ Phát sinh bên Nợ: - Kết chuyển chi phí
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 48
- Kết chuyển lãi
Phát sinh bên Có: - Kết chuyển doanh thu, thu nhập - Kết chuyển lỗ
+ Kết cấu của loại TK này như sau:
TK: Xác định kết quả
Nợ Có
- Chi phí phát sinh trong kỳ được kết chuyển từ các TK chi phí có liên quan
- Doanh thu, thu thập kết chuyển từ các TK đầu 5, đầu 7
- Kết chuyển lãi sang TK 421 - Kết chuyển lỗ sang TK 421
- Tác dụng của cách phân loại này:
+ Là cơ sở để xác định số lượng tên gọi của TK khi xây dựng hệ thống TK + Giúp cho việc tổ chức công tác kế toán khi sử dụng hệ thống TK được đúng đắn.
b. Phân loại TKKT theo mức độ tổng quát mà đối tượng kế toán được phản ánh Theo cách phân loại này TKKT bao gồm những loại sau:
- TKKT tổng hợp (còn gọi là TK cấp I): phản ánh các đối tượng kế toán ở dạng tổng quát, phản ánh các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp từ đó làm căn cứ để lập các chi tiêu trong báo cáo tài chính.
- TKKT chi tiết hay TKKT phân tích (là TK cấp II, TK cấp III): dùng để phản ánh các đối tượng kế toán ở dạng cụ thể chi tiết nhằm đáp ứng các yêu cầu của nhà nước về QL kinh tế tài chính, yêu cầu của DN trong việc QL tài sản...
Giữa TK tổng hợp và TK chi tiết có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và mối liên hệ đó được thể hiện ở chỗ: Tổng số phát sinh của TK chi tiết phải bằng số phát sinh của TK tổng hợp và tổng số dư của TK chi tiết bằng số dư trên TK tổng hợp. Do vậy khi ghi chép cần tiến hành đồng thời trên cả TK chi tiết và TK tổng hợp và thường xuyên đối chiếu kiểm tra số liệu giữa TK chi tiết và TK tổng hợp.
c. Phân loại theo công dụng và kết cấu.
* Tài khoản cơ bản: Là những tài khoản dùng để phản ánh trực tiếp tình hình biến động của tài sản theo giá trị tài sản và theo nguồn hình thành tài sản. Loại này được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm tài khoản phản ánh các loại giá trị tài sản: Tài khoản này được sử dụng
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 49
để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm giá trị tài sản. Các tài khoản này có số dư bên Nợ, phát sinh tăng bên Nợ, phát sinh giảm bên Có.
- Nhóm tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn): Tài khoản này được sử dụng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm của nguồn hình thành tài sản.
Gồm các tài khoản nợ phải trả (tài khoản loại 3) và nguồn vốn chủ sở hữu (tài khoản loại 4). Các tài khoản này có số dư bên Có, phát sinh tăng bên Có, phát sinh giảm bên Nợ.
- Nhóm tài khoản hỗn hợp (tài khoản lưỡng tính): Là nhóm tài khoản vừa mang kết cấu của tài khoản phản ánh giá trị tài sản, vừa mang kết cấu của tài khoản phản ánh nguồn hình thành tài sản. Gồm tài khoản phải thu khách hàng (TK 131) và tài khoản phải trả người bán (TK 331).
Tài khoản phải thu khách hàng – 131 có kết cấu của tài khoản phản ánh tài sản nhưng có thể có số dư bên Có – mang bản chất là khoản phải trả là nguồn vốn (Nợ phải trả).
Tài khoản phải trả người bán – 331 có kết cấu của tài khoản phản ánh nguồn vốn nhưng có thể có số dư bên Nợ - mang bản chất là khoản phải thu là tài sản.
* Tài khoản điều chỉnh: Dùng để tính toán lại các chỉ tiêu được phản ánh ở các tài khoản cơ bản nhằm cung cấp số liệu xác thực về tình hình tài sản tại thời điểm tính toán. Tài khoản điều chỉnh có kết cấu ngược với tài khoản cơ bản mà nó điều chỉnh. Loại này được chia làm hai nhóm:
- Nhóm tài khoản điều chỉnh gián tiếp: Bao gồm tài khoản điều chỉnh giảm giá trị tài sản như tài khoản phản ánh hao mòn tài sản cố định - TK 214 - điều chỉnh giảm giá trị tài sản cố định. TK 229 – dự phòng tổn thất tài sản: điều chỉnh giảm các tài khoản đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn, cho các tài khoản phải thu, các tài khoản phản ánh hàng tồn kho…Tài khoản giảm trừ doanh thu (TK521) điều chỉnh giảm cho TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nhóm tài khoản này có kết cấu chung và ghi ngược lại với các tài khoản mà nó điều chỉnh.Ví dụ: TK 214 có số phát sinh tăng bên Có, giảm bên Nợ và số dư bên Có.
- Nhóm tài khoản điều chỉnh trực tiếp: Bao gồm các tài khoản điều chỉnh tăng, giảm nguồn vốn, các tài khoản thuộc nhóm này là tài khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản - TK 412, tài khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ TK - 413.
*. Tài khoản nghiệp vụ: Là nhóm những tài khoản dùng để tập hợp số liệu cần thiết rồi từ đó sử dụng các phương pháp mang tính nghiệp vụ, kỹ thuật để xử lý số liệu. Loại tài khoản này bao gồm các nhóm sau:
- Nhóm tài khoản phân phối: Tài khoản loại này được sử dụng để tập hợp số liệu rồi phân phối cho các đối tượng liên quan. Loại tài khoản này bao gồm
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 50
+ Tài khoản tập hợp phân phối: Dùng để tập hợp chi phí rồi phân phối chi phí (kết chuyển chi phí) như tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp... Nhóm tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
+ Tài khoản phân phối theo dự toán: Phản ánh các khoản chi phí phát sinh theo dự toán lập từ trước hoặc chi phí đã phát sinh sẽ lập dự toán phân phối cho các đối tượng sử dụng. Nhóm này gồm 2 tài khoản: tài khoản chi phí phải trả - TK 335 và tài khoản chi phí trả trước – TK 242
- Nhóm tài khoản so sánh: Dùng để xác định các chỉ tiêu cần thiết về hoạt động kinh doanh bằng cách so sánh giữa bên Nợ và bên Có của từng tài khoản. Tài khoản thuộc nhóm này là tài khoản phản ánh doanh thu, kết quả…
Tác dụng của cách phân loại này: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phản ánh, ghi chép của kế toán và việc tính toán xác định các chỉ tiêu cần thiết để cung cấp cho quản lý điều hành hoạt động sản xuất – kinh doanh.
d. Phân loại TKKT theo mối quan hệ với các báo cáo tài chính
*. Loại tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán: Là những tài khoản mà số dư cuối kỳ của nó được sử dụng để lập Bảng cân đối kế toán. Thuộc loại này bao gồm các tài khoản có số dư Nợ và dư Có, là các tài khoản phản ánh giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Bao gồm các tài khoản: Loại 1, 2 – Tài sản, Loại 3 – Nợ phải trả, Loại 4 – Nguồn vốn chủ sở hữu
*. Loại tài khoản thuộc các báo cáo kết quả kinh doanh: Là các tài khoản mà số liệu của nó được sử dụng để lập báo cáo kết quả kinh doanh. Những tài khoản thuộc loại này không có số dư thuộc các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và kết quả. Bao gồm các tài khoản: Loại 5, 7 – Tài khoản doanh thu, thu nhập, Loại 6, 8 – Tài khoản chi phí, Loại 9 – Tài khoản xác định kết quả.
BÀI TẬP CHƯƠNG 4 – PHẦN 1 Bài 1:
Tại doanh nghiệp thương mại X có tài liệu sau: