Quan hệ đối ứng là khái niệm dùng để biểu thị mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán với nhau cụ thể như giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản, giữa các loại tài sản với nhau hoặc giữa các nguồn hình thành với nhau trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Do tính cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản nên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều thuộc một trong bốn mối quan hệ đối ứng sau:
a. Quan hệ đối ứng số 1: Quan hệ đối ứng làm tăng tài sản này - giảm tài sản khác.
Quan hệ đối ứng này làm tài sản này tăng, tài sản khác giảm cùng một giá trị do đó không làm thay đổi quy mô tài sản của đơn vị mà chỉ làm thay đổi cơ cấu của các loại tài sản liên quan. Đây là các quan hệ đối ứng chỉ làm thay đổi trong nội bộ tài sản. Quan hệ đối ứng này thường phát sinh trong các trường hợp mua sắm vật tư, tài sản bằng tiền, đầu tư tài chính bằng tiền, thu hồi các khoản nợ phải thu bằng tiền...
Ví dụ: Dùng tiền mặt để mua nguyên vật liệu trị giá 1 triệu đồng
Nghiệp vụ này làm giá trị “Nguyên vật liệu” (TK 152) tăng lên 1 triệu đồng, đồng thời làm giá trị tài sản “tiền mặt” (TK 111) giảm đi 1 triệu đồng.
b. Quan hệ đối ứng số 2: Quan hệ đối ứng làm tăng nguồn vốn này - giảm nguồn vốn khác.
Quan hệ đối ứng này làm nguồn vốn này tăng, nguồn vốn khác giảm cùng một giá trị do đó không làm thay đổi quy mô nguồn vốn của đơn vị mà chỉ làm thay đổi cơ cấu của các loại nguồn vốn liên quan. Đây là các quan hệ đối ứng chỉ làm thay đổi trong nội bộ nguồn vốn. Quan hệ đối ứng này thường phát sinh trong các trường hợp phát sinh nợ mới thanh toán nợ cũ, sử dụng lợi nhuận chưa phân phối trích lập các quỹ của đơn vị...en
Ví dụ: Trích lợi nhuận để lập quĩ đầu tư phát triển 50 triệu đồng
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 58
Nghiệp vụ này làm giá trị nguồn vốn “Quỹ đầu tư phát triển” (TK 414) tăng lên 50 triệu đồng, đồng thời làm giá trị nguồn vốn “Lợi nhuận chưa phân phối” (TK 421) giảm đi 50 triệu đồng.
c. Quan hệ đối ứng số 3: Quan hệ đối ứng làm Tăng tài sản- tăng nguồn vốn.
Quan hệ đối ứng này làm Tài sản tăng Nguồn vốn cũng tăng cùng một giá trị do đó làm tăng quy mô Tài sản và Nguồn vốn của đơn vị đồng thời làm thay đổi cả cơ cấu của các loại Tài sản và Nguồn vốn liên quan. Quan hệ đối ứng này thường phát sinh trong các trường hợp phát sinh như nhận vốn góp bằng tài sản, mua sắm tài sản chưa thanh toán…
Ví dụ: Doanh nghiệp nhà nước nhận một TSCĐHH do nhà nước cấp thêm với nguyên giá 100 triệu đồng, khi đó tài sản của doanh nghiệp (TK 211) tăng 100 triệu đồng và nguồn vốn sở hữu (TK 411) cũng tăng 100 triệu đồng
d. Quan hệ đối ứng số 4: Quan hệ đối ứng làm Giảm tài sản- giảm nguồn vốn.
Quan hệ đối ứng này làm Tài sản giảm Nguồn vốn cũng giảm cùng một giá trị do đó làm giảm quy mô Tài sản và Nguồn vốn của đơn vị đồng thời làm thay đổi cả cơ cấu của các loại Tài sản và Nguồn vốn liên quan. Quan hệ đối ứng này thường phát sinh trong các trường hợp phát sinh như thanh toán các khoản nợ vay bằng tiền, trả lại vốn góp cho chủ sở hữu…
Ví dụ: Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ cho người bán 30 triệu đồng.
Nghiệp vụ này làm giá trị tài sản “Tiền gửi ngân hàng”(TK 112) giảm đi 30 triệu đồng, đồng thời làm giá trị nguồn vốn (Nợ phải trả) “Phải trả cho người bán” (TK 331) cũng giảm đi 30 triệu đồng.
Ta có sơ đồ biểu hiện 4 loại quan hệ đối ứng như sau:
TS A (1) TS B
(3) (4)
Nguồn vốn X (2) Nguồn vốn Y
4.4.2. Ghi kép vào tài khoản a. Khái niệm
* Ghi kép vào tài khoản hay ghi sổ kép là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên tài khoản kế toán theo các quan hệ đối ứng bằng cách ghi ít nhất hai
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 59
lần cùng một số tiền phát sinh lên ít nhất hai tài khoản kế toán có quan hệ đối ứng với nhau theo nguyên tắc ghi Nợ cho tài khoản này và ghi Có cho tài khoản đối ứng với tổng số tiền ghi Nợ bằng tổng số tiền ghi Có
* Ghi kép vào tài khoản được thể hiện qua việc định khoản kế toán. Đây là việc xác định một nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi Nợ và ghi Có vào các tài khoản kế toán liên quan nào và với giá trị là bao nhiêu. Định khoản kế toán thực chất là công việc thực hiện trước khi ghi sổ kế toán, làm sơ sở cho việc ghi sổ kế toán. Định khoản kế toán có hai loại là định khoản giản đơn và định khoản phức tạp:
- Định khoản giản đơn là định khoản chỉ liên quan đến hai tài khoản kế toán, một tài khoản ghi Nợ và một tài khoản ghi Có trên một định khoản.
Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt số tiền 10 triệu, được định khoản như sau:
Nợ tài khoản “Tiền mặt” : 10 triệu
Có tài khoản “Tiền gửi ngân hàng” : 10 triệu
- Định khoản phức tạp là định khoản liên quan đến ít nhất ba tài khoản kế toán cụ thể: một tài khoản ghi Nợ đối ứng với nhiều tài khoản ghi Có hoặc nhiều tài khoản ghi Nợ đối ứng với một tài khoản ghi Có, hoặc nhiều tài khoản ghi Nợ đối ứng với nhiều tài khoản ghi Có trên cùng một định khoản.
Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt số tiền 10 triệu và chuyển khoản trả lương cho người lao động 100 triệu, được định khoản như sau:
Nợ tài khoản “Tiền mặt” : 10 triệu
Nợ tài khoản “Phải trả Người lao động” : 100 triệu Có tài khoản “Tiền gửi ngân hàng” : 110 triệu b. Nguyên tắc ghi sổ kép (nguyên tắc định khoản kế toán)
Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước khi ghi sổ kép cần phải quán triệt các nguyên tắc trong việc ghi chép như sau:
- Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi có sau
- Tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi vào bên Có của các tài khoản đối ứng trong cùng một nghiệp vụ trên cùng một định khoản.
- Từ một định khoản phức tạp có thể tách thành nhiều định khoản giản đơn nhưng không được ghép từ nhiều định khoản giản đơn thành một định khoản phức tạp.
c. Trình tự ghi sổ kép (trình tự định khoản kế toán)
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 60
Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, để tiến hành định khoản và ghi chép vào sổ sách kế toán cần phải thực hiện theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán xuất hiện trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bước 2: Xác định tính chất tăng giảm của các đối tượng kế toán liên quan
Bước 3: Xác định các tài khoản kế toán sử dụng phản ánh các đối tượng kế toán liên quan
Bước 4: Xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có và phản ánh số tiền tương ứng với từng đối tượng.
Ví dụ: Dùng tiền mặt mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 10 triệu 1. Đối tượng liên quan: “Tiền mặt” và “Nguyên vật liệu”
2. Tính chất tăng giảm: Nguyên vật liệu Tăng, Tiền mặt Giảm
3. Xác định tài khoản sử dụng: Tài khoản “Nguyên vật liệu” – Tài khoản 152, Tài khoản “Tiền mặt” – Tài khoản 111
4. Xác định tài khoản ghi Nợ, Có: Nợ tài khoản “Nguyên vật liệu” – TK 152: 10 triệu
Có tài khoản “Tiền mặt” – TK 111: 10 triệu - Ví dụ minh hoạ cho phần định khoản.
Tại một DN X tháng 1/200N có số liệu như sau ( Đơn vị tính : 1.000đồng) A. Số dư đầu tháng của các TKKT
- TK “Tiền mặt” 50.000
- TK “ Tiền gửi ngân hàng” 500.000
- TK “ Vay dài hạn” 550.000
- TK “ Nguyên liệu vật liệu” 700.000
Chi tiết “ Vật liệu A” 25.000 đơn vị = 500.000
“ Vật liệu B” 5.000 đơn vị = 150.000
“ Vật liệu C” 2.000 đơn vị = 50.000
- TK “ Tài sản cố định hữu hình” 2.000.000
- TK “ Nguồn vốn kinh doanh” 2.300.000
- TK “ Phải trả cho người bán” 400.000.
Chi tiết “ Phải trả cho công ty X” 300.000
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 61
“ Phải trả cho công ty Y” 100.000 Các TK khác không có số dư hoặc số dư bằng không.
B. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng như sau:
1. Nhà nước cấp cho DN một TSCĐHH mới làm tăng NVKD: 200.000 2. Chuyển TGNH trả vay dài hạn: 180.000
3. Mua vật liệu B của công ty X là 2.000 đơn vị theo trị giá mua là: 60.000 thuế GTGT là 6.000 (Tiền chưa trả)
4. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt: 60.000
5. Trong tháng tính khấu hao TSCĐ dùng vào sản xuất là: 30.000 6. Xuất kho vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm trong tháng như sau:
+ Xuất kho để sản xuất sản phẩm X
* Vật liệu A 5.000đơn vị = 100.000
* Vật liệu C 1.000 đơn vị = 25.000 + Xuất kho để sản xuất sản phẩm Y
* Vật liệu B 2.500 đơn vị = 75.000
7. Dùng TGNH để trả nợ cho công ty X là : 110.000 Dùng Tiền mặt trả nợ cho công ty Y là: 25.000
8. Tính tiền lương phải trả trong tháng:
+ Cho công nhân SX sản phẩm X: 15.000 + Cho công nhân SX sản phẩm Y: 7.000 + Nhân viên quản lý phân xưởng: 3.000
9. Cuối tháng phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 loại sản phẩm trên theo tiền lương của CN sản xuất.
10. Cuối tháng tính giá thành SX của 200 sản phẩm X và 100 sản phẩm Y đã SX xong và nhập kho trong tháng biết rằng sản phẩm dở dang chuyển sang tháng sau là 5.000 (trong đó sản phẩm X dở dang là 2.500 và sản phẩm dở dang Y là 2.500).
C. Yêu cầu
1. Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng.
2. Mở các TK tổng hợp và chi tiết để ghi số dư đầu tháng, số phát sinh trong tháng và tính ra số dư cuối tháng.
Giải.
NV1 - Nợ TK “ TSCĐHH” 200.000
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 62
Có TK “ NVKD” 200.000
NV2 - Nợ TK “ Vay DH” 180.000
Có TK “ TGNH” 180.000
NV3 - Nợ TK “ NLVL” 60.000
(Chi tiết: VL B 60.000) Nợ TK “ Thuế GTGT đầu vào”6.000
Có TK “ PTCNB” 66.000
(Chi tiết: Công ty X: 66.000)
NV4 - Nợ TK “ Tiền mặt” 60.000
Có TK “ TGNH” 60.000
NV5 - Nợ TK “ Chi phí sản xuất chung” 30.000 Có TK “ Hao mòn TSCĐ” 30.000 NV6 - Nợ TK “ CP NVLTT” 200.000
(Chi tiết: CPNVLTT sf X: 125.000 CPNVLTT sf Y: 75.000)
Có TK “ NLVL” 200.000
(Chi tiết: VL A: 100.000
VL B: 75.000
VL C: 25.000)
NV7 - Nợ TK “ PTCNB” 120.000
(Chi tiết: Công ty X: 110.000 Công ty Y: 25.000)
Có TK “ TGNH” 110.000
Có TK “ TM” 10.000
NV8 - Nợ TK “ CPNCTT” 22.000
(Chi tiết: CPNCTT- sf X: 15.000 CPNCTT- sfY: 7.000)
Nợ TK “ CPSX chung” 3.000
Có TK “ Phải trả CNV” 25.000 NV9 - Nợ TK “ CPSXKDDD” 33.000
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 63
(Chi tiết CPSXKDDD sf X: 22.500 CPSXKDDD sf Y: 10.500)
Có TK “ CPSX chung” 33.000
NV10- Kết chuyển Chi phí NLVLTT, chi phí NCTT vào TK “ Chi phí SXXKDDD”
a. Kết chuyển CPNVLTT
Nợ TK “ Chi phí SXKDDD” 200.000 (Chi tiết: CPSXKDDD sf X: 125.000 CPSXKDDD sf Y: 75.000)
Có TK “ CPNVLTT” 200.000
(Chi tiết CPNVLTT sf X: 125.000 CPNVLTT sf Y: 75.000)
b. Kết chuyển CPNCTT
Nợ TK “ Chi phí SXKDDD 22.000 (Chi tiết: CPSXKDDD sf X: 15.000
CPSXKDDD sf Y: 7.000)
Có TK “ CPNCTT” 22.000
(Chi tiết CPNCTT sf X: 15.000 CPNCTT sf Y: 7.000) d. Nhập kho thành phẩm
Nợ TK “ Thành phẩm” 250.000
(Chi tiết Thành phẩm X: 160.000 Thành phẩm Y: 90.000)
Có TK “ CPSXKDDD” 250.000
(Chi tiết CPSXKDDD sf X: 160.000 CPSXKDDD sf Y: 90.000).
2.Phản ánh số liệu vào TK tổng hợp
TK “ TSCĐHH” TK “ NVKD” TK “ Vay DH” TK “TGNH”
2.000.000 2.300.000 550.000 500.000
200.000(1) 200.000(1) 180.000 180.000
110.000 60.000
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 64
200.000 200.000 180.000 350.000
2.200.000 2.500.000 370.000 150.000
TK “TM” TK “NLVL” TK “ PTCNB” TK “HMTSCĐ”
50.000 700.000 400.000 -
60.000 10.000 60.000 200.000(6) 120.000 66.000 30.000
10.000 60.000 200.000 120.000 66.000 30.000
100.000 560.000 346.000 30.000
TK “CPNVLTT” TK “CPNCTT” TK “ CPSXKDDD” TK “ TP”
0 -
200.000 200.000 22.000 22.000(8) 200.000 22.000
33.00 250.000
250.000
200.000 200.000 22.000 22.000 255.000 255.000 250.000
5.000 250.000
TK “CPSX chung” TK “ PT CNV” TK 133
- -
30.000
3.000 33.000 25.000 6.000
33.000 33.000 25.000
25.000 6.000
Yêu cầu: Đề nghị sinh viên về nhà tự mở TK chi tiết và sổ chi tiết thành phẩm, sổ chi tiết vật liệu và sổ chi tiết phải trả cho người bán.