Bảng cân đối kế toán bao gồm 2 phần là phần tài sản và phần nguồn vốn.
• Phần tài sản trình bày các chỉ tiêu phản ánh tài sản của đơn vị kế toán. Các chỉ tiêu này thường được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần (tính thanh khoản chỉ khả năng mà một tài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó, hay còn gọi là khả năng đổi thành tiền dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán, trao đổi). Như vậy, các chỉ tiêu sẽ được sắp xếp từ tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn.
Xét về mặt kinh tế: Số liệu bên phần Tài sản thể hiện các loại tài sản và kết cấu các loại tài sản của đơn vị kế toán hiện có ở thời điểm lập báo cáo, để từ đó có thể đánh giá tổng quát năng lực sản xuất kinh doanh và trình độ sử dụng vốn của đơn vị kế toán.
• Phần nguồn vốn trình bày các chỉ tiêu phản ánh nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của đơn vị kế toán:
- Đối với phần nợ phải trả, các chỉ tiêu được sắp xếp theo thời gian đáo hạn của chúng tăng lên. Thời gian đáo hạn của các khoản nợ phải trả là thời gian khoản nợ phải trả đến hạn phải được thanh toán. Như vậy, các khoản nợ ngắn hạn được sắp xếp đầu tiên, kế tiếp là các chỉ tiêu thuộc phần nợ phải trả dài hạn.
- Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, các chỉ tiêu thuộc vốn góp của chủ sở hữu được
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 101
sắp xếp trước tiên, kế tiếp là những chỉ tiêu có nguồn gốc từ kết quả hoạt động, có nguồn gốc từ những nghiệp vụ kinh tế khác.
Xét về mặt kinh tế: Số liệu bên phần Nguồn vốn thể hiện các nguồn vốn mà đơn vị đang sử dụng tại thời điểm lập báo cáo. Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn phản ánh tình hình tài chính của đơn vị.
Xét về mặt pháp lý: Số liệu bên phần Nguồn vốn thể hiện trách nhiệm về mặt pháp lý của đơn vị kế toán đối với nhà nước, đối với ngân hàng, với cấp trên, với khách hàng, và cán bộ công nhân viên của đơn vị về tài sản đang sử dụng.
* Mẫu bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán có thể được trình bày theo hình thức tài khoản chữ T (hai bên), hoặc theo hình thức một bên.
• Những yếu tố khác của Bảng cân đối kế toán bao gồm:
- Tên của đơn vị lập Bảng cân đối kế toán.
- Tên Bảng.
- Thời điểm lập Bảng cân đối kế toán.
- Đơn vị tính.
Ngoài ra, Bảng cân đối kế toán còn có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu như: cột mã số, cột ký hiệu của chỉ tiêu trên Thuyết minh báo cáo tài chính, cột số đầu kỳ, số cuối kỳ, ...
Dưới đây là mẫu bảng cân đối kế toán theo hình thức hai và theo hình thức một bên.
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 102
Mẫu bảng cân đối kế toán theo hình thức hai bên:
Tên đơn vị kế toán:………...
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày … tháng … năm …
Đơn vị tính: …
TÀI SẢN Mã
số
Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu
năm NGUỒN VỐN Mã
số
Thuyết minh
Số cuối năm
Số đầu năm
A – Tài sản ngắn hạn 100 A – Nợ phải trả 300
I - Tiền và các khoản tương đương
tiền 110 I – Nợ ngắn hạn 310
II - Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn 120 V.02 II - Nợ dài hạn 330
III – Các khoản phải thu ngắn hạn 130 B –Vốn chủ sở hữu 40
0
IV – Hàng tồn kho 140 I – Vốn chủ sở hữu 410 V.22
V – Tài sản ngắn hạn khác 150 II – Nguồn kinh phí và quỹ
khác 430
B - Tài sản dài hạn 200 I - Các khoản phải thu dài hạn 210
II – Tài sản cố định 220
III – Bất động sản đầu tư 240 V.12
IV- Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn 250
V - Tài sản dài hạn khác 260
TỔNG TÀI SẢN 270 TỔNG NGUỒN VỐN 44
0
Mẫu bảng cân đối kế toán theo hình thức một bên:
Tên đơn vị kế toán:………
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày… tháng… năm…
Đơn vị tính : …
TÀI SẢN Mã
số
Thuyết
minh Số cuối năm Số đầu năm
1 2 3 4 5
A – Tài sản ngắn hạn 100
I - Tiền và các khoản tương đương tiền 110
II - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 III – Các khoản phải thu ngắn hạn 130
IV – Hàng tồn kho 140
V – Tài sản ngắn hạn khác 150
B - Tài sản dài hạn 200
I - Các khoản phải thu dài hạn 210
II - Tài sản cố định 220
III - Bất động sản đầu tư 240 V.12
IV- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250
V - Tài sản dài hạn khác 260
TỔNG TÀI SẢN 270
NGUỒN VỐN
A - Nợ phải trả (300 = 310 + 320) 300
I - Nợ ngắn hạn 310
II - Nợ dài hạn 330
B -Vốn chủ sở hữu (250=100+200) 400
I - Vốn chủ sở hữu 410 V.22
II – Nguồn kinh phí và quỹ khác 430
TỔNG NGUỒN VỐN 440
Lập, ngày … tháng … năm … Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
6.3.1.3. Tính cân đối của Bảng cân đối kế toán
Từ Bảng cân đối kế toán có thể xem xét quan hệ cân đối của từng bộ phận tài sản, nguồn vốn cũng như các mối quan hệ khác. Thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đó giúp cho người quản lý thấy rõ tình hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để mua sắm từng loại tài sản hoặc quan hệ giữa công nợ và khả năng thanh toán…
Tính chất quan trọng nhất của Bảng cân đối kế toán là tính “cân đối”, nghĩa là tổng số tiền bên phần Tài sản luôn luôn bằng với tổng số tiền bên phần Nguồn vốn. Tính “cân đối” là tất yếu khách quan vì toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp đều được hình thành trong phạm vi nguồn vốn đã được phản ánh Tài sản và nguồn vốn là hai mặt của cùng một khối lượng tài sản của đơn vị. Nó được tính toán và biểu hiện bằng tiền ở cùng một thời điểm nên tất yếu chúng phải bằng nhau, cân đối với nhau. Đó cũng là khái niệm ban đầu được đề cập ở chương 1 và cơ sở của khái niệm cân đối trong kế toán.
Bảng cân đối kế toán được lập vào một thời điểm nhất định. Trong quá trình hoạt động, mỗi khi có một nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tất yếu sẽ dẫn đến tình hình tài sản và nguồn vốn thay đổi, làm cho Bảng cân đối kế toán cũng thay đổi, nhưng tính cân đối của Bảng cân đối kế toán sẽ giữ nguyên. Ta luôn có: Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn. Điều đó thể hiện qua các ví dụ sau.
Xét Bảng cân đối kế toán dạng rút gọn như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm N
Đơn vị tính: nghìn đồng
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
A – Nợ phải trả 803.000
1. Tiền mặt 110.000 1. Vay ngắn hạn 145.000
2. Tiền gửi ngân hàng 800.000 2. Phải trả người bán 16.000 3. Phải thu khách hàng 4.000 3. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 20.000
4. Phải thu khác 5.000 4. Phải trả người lao động 13.000
5. Tạm ứng 3.000 5. Phải trả, phải nộp khác 15.000
6. Chi phí trả trước ngắn
hạn 5.000 6. Vay dài hạn 290.000
7. Nguyên liệu, vật liệu 48.000 7. Nợ dài hạn 210.000
8. Công cụ dụng cụ 20.000 8. Nhận ký cược, ký quỹ 17.000
9. Hàng hóa 195.000 9. Dự phòng phải trả 32.000
10. Hàng gửi bán 30.000 10. Quỹ khen thưởng phúc lợi 45.000 11. Tài sản cố định hữu 750.000 B – Nguồn vốn chủ sở hữu 1.284.000
hình
12. Hao mòn TSCĐ (104.000) 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.200.000 13. Đầu tư vào công ty con 50.000 2. Quỹ đầu tư phát triển 24.000 14. Góp vốn liên doanh 75.000 3. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở
hữu 15.000
15. Đầu tư dài hạn khác 63.000 4. Lợi nhuận chưa phân phối 25.000 16. Xây dựng cơ bản dở
dang 8.000 5. Nguồn vốn đầu tư XDCB 20.000
17. Chi phí trả trước dài
hạn 15.000
18. Ký quỹ, ký cược 10.000
TỔNG TÀI SẢN 2.087.000 TỔNG NGUỒN VỐN 2.087.000
Tuy các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đa dạng và liên tục, nhưng xét từ góc độ sự ảnh hưởng của chúng đối với bảng cân đối kế toán, có thể chia thành bốn trường hợp sau:
• Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng một tài sản và làm giảm một tài sản khác (tức là thuộc quan hệ đối ứng số 1), khi đó không làm ảnh hưởng gì tới quy mô của tài sản và nguồn vốn mà chỉ ảnh hưởng tới kết cấu của bên phần Tài sản.
Ví dụ: Ngày 2/1/N+1, xuất kho hàng hoá gửi bán với giá vốn là 10.000.000 đồng Nợ TK 157: 10.000.000
Có TK 156: 10.000.000
Trong định khoản trên, có thể nhận thấy rõ ràng là nghiệp vụ này chỉ ảnh hưởng đến kết cấu bên phần Tài sản (cụ thể là làm cho hàng gửi bán tăng 10.000.000 đồng, hàng hóa tồn kho giảm 10.000.000 đồng) còn Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn là không đổi (và vẫn bằng nhau). Lúc này, số liệu trên Bảng cân đối kế toán sẽ thay đổi như sau.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 2 tháng 1 năm N+ 1
Đơn vị tính: nghìn đồng
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
A – Nợ phải trả 803.000
1. Tiền mặt 110.000 1. Vay ngắn hạn 145.000
2. Tiền gửi ngân hang 800.000 2. Phải trả người bán 16.000 3. Phải thu khách hàng 4.000 3. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 20.000
4. Phải thu khác 5.000 4. Phải trả người lao động 13.000
5. Tạm ứng 3.000 5. Phải trả, phải nộp khác 15.000
6. Chi phí trả trước ngắn hạn 5.000 6. Vay dài hạn 290.000
7. Nguyên liệu, vật liệu 48.000 7. Nợ dài hạn 210.000
8. Công cụ dụng cụ 20.000 8. Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn 17.000
9. Hàng hóa 185.000 9. Dự phòng phải trả 32.000
10. Hàng gửi bán 40.000 10. Quỹ khen thưởng phúc lợi 45.000 11. Tài sản cố định hữu hình 750.000 B – Nguồn vốn chủ sở hữu 1.284.000 12. Hao mòn TSCĐ (104.000) 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.200.000 13. Đầu tư vào công ty con 50.000 2. Quỹ đầu tư phát triển 24.000 14. Góp vốn liên doanh 75.000 3. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 15.000 15. Đầu tư dài hạn khác 63.000 4. Lợi nhuận chưa phân phối 25.000 16. Xây dựng cơ bản dở dang 8.000 5. Nguồn vốn đầu tư XDCB 20.000 17. Chi phí trả trước dài hạn 15.000
18. Ký quỹ, ký cược 10.000
TỔNG TÀI SẢN 2.087.000 TỔNG NGUỒN VỐN 2.087.000
Tại ngày 31 tháng 12 năm N, tỷ trọng của hàng hóa trong tổng tài sản là 195.000/2.087.000
= 9,344% và của hàng gửi bán là 30.000/2.087.000 = 1,437%. Sau nghiệp vụ phát sinh, tại ngày 2 tháng 1 năm N+1, tỷ trọng của hàng hóa trong tổng tài sản là 185.000/2.087.000 = 8,864% và của hàng gửi bán là 40.000/2.087.000 = 1,917%
• Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng một nguồn vốn này và giảm một nguồn vốn khác (tức là thuộc quan hệ đối ứng số 2), khi đó không làm ảnh hưởng gì tới quy mô của tài sản và nguồn vốn mà chỉ ảnh hưởng tới kết cấu của bên phần Nguồn vốn.
Ví dụ: Ngày 3/1/N+1, vay ngắn hạn 5.000.000 đồng để trả nợ người bán.
Nợ TK 331: 5.000.000 Có TK 341: 5.000.000
Phân tích tương tự, có thể thấy nghiệp vụ này chỉ ảnh hưởng đến kết cấu bên phần Nguồn vốn (cụ thể là làm cho nợ phải trả người bán giảm 5.000.000 đồng, vay ngắn hạn tăng 5.000.000 đồng). Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn vẫn không đổi. Lúc này, số liệu trên Bảng cân đối kế toán sẽ thay đổi như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 3 tháng 1 năm N+1
Đơn vị tính: nghìn đồng
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
A – Nợ phải trả 803.000
1. Tiền mặt 110.000 1. Vay ngắn hạn 150.000
2. Tiền gửi ngân hàng 800.000 2. Phải trả người bán 11.000
3. Phải thu khách hàng 4.000 3. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 20.000
4. Phải thu khác 5.000 4. Phải trả người lao động 13.000
5. Tạm ứng 3.000 5. Phải trả, phải nộp khác 15.000
6. Chi phí trả trước ngắn hạn 5.000 6. Vay dài hạn 290.000
7. Nguyên liệu, vật liệu 48.000 7. Nợ dài hạn 210.000
8. Công cụ dụng cụ 20.000 8. Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn 17.000
9. Hàng hóa 185.000 9. Dự phòng phải trả 32.000
10. Hàng gửi bán 40.000 10. Quỹ khen thưởng phúc lợi 45.000 11. Tài sản cố định hữu hình 750.000 B – Nguồn vốn chủ sở hữu 1.284.000 12. Hao mòn TSCĐ (104.000) 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.200.000 13. Đầu tư vào công ty con 50.000 2. Quỹ đầu tư phát triển 24.000 14. Góp vốn liên doanh 75.000 3. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 15.000 15. Đầu tư dài hạn khác 63.000 4. Lợi nhuận chưa phân phối 25.000 16. Xây dựng cơ bản dở dang 8.000 5. Nguồn vốn đầu tư XDCB 20.000 17. Chi phí trả trước dài hạn 15.000
18. Ký quỹ, ký cược 10.000
TỔNG TÀI SẢN 2.087.000 TỔNG NGUỒN VỐN 2.087.000
• Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng cả hai bên của bảng, theo chiều hướng cùng tăng (quan hệ đối ứng số 3), khi đó quy mô của tài sản và nguồn vốn đồng thời tăng lên cùng một lượng giá trị, làm ảnh hưởng đến kết cấu toàn bộ tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
Ví dụ: Ngày 4/1/N+1, mua nguyên liệu, vật liệu chưa thanh toán tiền cho người bán trị giá là 3.000.000 đồng
Nợ TK 152: 3.000.000 Có TK 331: 3.000.000
Nghiệp vụ này khiến cho tài sản và nguồn vốn cùng tăng lên 3.000.000 đồng, đồng thời
làm thay đổi kết cấu ở cả bên phần Tài sản và bên phần Nguồn vốn. Cụ thể là bên phần Tài sản, tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn (nguyên liệu, vật liệu tồn kho), bên phần Nguồn vốn tăng tỷ trọng nợ phải trả (phải trả người bán). Sự thay đổi này thể hiện trên Bảng cân đối kế toán như sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 4 tháng 1 năm N+1
Đơn vị tính: nghìn đồng
TÀI SẢN NGUỒN VỐN