4. Đo lường chi phí của hoạt động khác
6.2. HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN
Căn cứ vào mức độ tổng quát, toàn diện của thông tin, căn cứ vào phạm vi sử dụng thông tin kế toán, các báo cáo kế toán được chia thành báo cáo kế toán tổng thể (báo cáo tài chính) và báo cáo kế toán bộ phận (báo cáo kế toán quản trị).
6.2.1.1. Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo kế toán liên quan đến việc cung cấp thông tin chủ yếu cho những thành viên bên ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư, cơ quan thuế, nhà tài chính, các chủ nợ,… về hoạt động kinh tế, tình hình tài chính của đơn vị để cho người
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 98
sử dụng thông tin có quyết định thích hợp. Do vậy, báo cáo tài chính mang tính chất bắt buộc, tính pháp lý, quy định cụ thể thời hạn lập và nơi nhận báo cáo.
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:
• Bảng cân đối kế toán.
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
• Thuyết minh báo cáo tài chính.
Các báo cáo này thường được xây dựng dựa trên các mối quan hệ cân đối tổng thể của đối tượng kế toán.
6.2.1.2. Báo cáo kế toán quản trị
Báo cáo kế toán quản trị là những báo cáo có liên quan việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý và điều hành hoạt động kinh tế của bản thân đơn vị. Đối tượng sử dụng thông tin này là những đối tượng bên trong đơn vị kế toán, do đó báo cáo không có tính bắt buộc, không có tính pháp lý và không bắt buộc phải đảm bảo tính thống nhất mà chỉ có tính hướng dẫn, phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của từng đơn vị kế toán cụ thể.
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị bao gồm:
• Báo cáo tình hình thu mua, dự trữ và sử dụng vật tư.
• Báo cáo chi phí sản xuất, báo cáo giá thành sản phẩm...
• Báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố định.
• Báo cáo sản xuất và tiêu thụ từng mặt hàng…
Các báo cáo này thường được xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ cân đối bộ phận, phản ánh những thông tin theo các mặt, các lĩnh vực riêng rẽ… tùy thuộc vào nhu cầu thông tin cho quản lý.
6.2.2. Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng báo cáo kế toán 6.2.2.1. Yêu cầu khi lập báo cáo kế toán
Để có thể cung cấp tốt thông tin phục vụ cho công tác quản lý kinh tế tài chính, khi lập các báo cáo kế toán cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
• Nội dung và phương pháp tính toán, tổng hợp số liệu lập các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán phải đảm bảo tính nhất quán và có thể so sánh được. Yêu cầu này giúp các đối tượng sử dụng thông tin kế toán có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá đúng đắn tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, tình hình hoạt động của đơn vị, tổng hợp chỉ tiêu theo ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế.
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 99
• Số liệu các chỉ tiêu trong các báo cáo kế toán phải hợp lý, hợp pháp, trung thực, khách quan, phản ánh đúng tình hình thực tế của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế toán. Để đảm bảo yêu cầu này, các báo cáo kế toán phải được lập và trình bày trên cơ sở các quy định của chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan.
• Số liệu các chỉ tiêu trong các báo cáo kế toán phải có sự phù hợp, đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa các đối tượng kế toán.
• Các báo cáo kế toán phải được lập theo đúng mẫu biểu đã ban hành, lập và gửi đúng thời hạn quy định, đảm bảo tính kịp thời của việc cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin kế toán.
6.2.2.2. Nguyên tắc xây dựng báo cáo kế toán
Báo cáo kế toán phản ánh các chỉ tiêu kinh tế tài chính về quá trình hoạt động của đơn vị. Để giúp cho việc tổng hợp số liệu, cung cấp các chỉ tiêu kinh tế cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán, các báo cáo kế toán phải được xây dựng theo những nguyên tắc sau:
• Kết cấu mẫu biểu của báo cáo kế toán phải đơn giản, hợp lý, đảm bảo tính khoa học, thuận tiện cho việc ghi chép cũng như tổng hợp số liệu.
• Hệ thống các chỉ tiêu trong các báo cáo kế toán phải được sắp xếp theo trình tự nhất định, đảm bảo tính khoa học trong mối quan hệ cân đối của các đối tượng kế toán.
Các chỉ tiêu kinh tế đó phải cung cấp được các thông tin cần thiết và thuận tiện cho các đối tượng cần sử dụng thông tin kế toán.
6.2.3. Các yếu tố cơ bản của báo cáo kế toán
Các chỉ tiêu trong từng loại báo cáo kế toán là khác nhau, cách lập từng loại báo cáo cũng khác nhau, tuy nhiên nhìn chung tất cả các báo cáo kế toán đều có những yếu tố cơ bản sau:
• Tên đơn vị kế toán lập báo cáo: giúp cho việc xác định đối tượng cung cấp thông tin kinh tế tài chính.
• Tên báo cáo: mọi báo cáo kế toán đều có tên gọi riêng. Tên gọi này khái quát nội dung chính của báo cáo, đồng thời thông qua tên gọi của báo cáo, người sử dụng có thể xác định các chỉ tiêu trong báo cáo.
• Thời điểm hoặc thời kỳ lập báo cáo: Phản ánh thời gian lập báo cáo kế toán và tính chất thời điểm hoặc thời kỳ của các chỉ tiêu trong báo cáo.
• Nội dung của báo cáo: giúp cho người sử dụng thông tin có được những thông tin về một khía cạnh nào đó của tình hình kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán tùy thuộc
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 100
từng báo cáo kế toán cụ thể.
• Tên, địa chỉ, chữ ký và dấu (nếu có) của đơn vị, các bộ phận và cá nhân liên quan:
Yếu tố này đảm bảo tính pháp lý của báo cáo, và xác định các đối tượng chịu trách nhiệm cho việc lập báo cáo kế toán.