3. Lập bảng đối chiếu số phát sinh của doanh nghiệp
5.3. TÍNH GIÁ TÀI SẢN
Tính giá tài sản chỉ áp dụng với các loại chưa được đo lường theo đơn vị tiền tệ.
Mặc dù trong doanh nghiệp có nhiều loại tài sản khác nhau, nhưng trong giáo trình chỉ tập trung vào một số tài sản chủ yếu.
5.3.1. Phương pháp tính giá tài sản đối với hàng tồn kho a. Đối với hàng nhập kho:
• Khi nhập kho hàng tồn kho có nguồn gốc từ mua ngoài, như: nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, hay hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại.
Giá gốc hàng nhập kho được xác định:
Giá gốc nhập
kho = Giá mua
(Hóa đơn) + Chi phí thu
mua -
Các khoản giảm trừ
Các chi phí thu mua gồm các khoản thuế không hoàn lại (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặt biệt); các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng nhập về doanh nghiệp. Ở Việt Nam, hàng hóa và dịch vụ lưu thông trên thị trường thường có thuế giá trị gia tăng (GTGT). Đây là loại thuế thường được hoàn lại nên khi doanh nghiệp tiếp nhận những tài sản chịu loại thuế này thì về nguyên tắc, khoản thuế GTGT sẽ loại trừ khi tính giá thực tế của hàng mua vào. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh không chịu thuế GTGT, khoản thuế GTGT phát sinh khi mua hàng hóa sẽ không được hoàn lại. Khi đó, khoản thuế GTGT này lại được tính vào giá gốc của tài sản mua vào. Do vậy, việc xác định giá trị hàng mua cần quan tâm đến những qui định về tính thuế.
Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất.
Ví dụ: Hóa đơn GTGT về mua 500 kg vật liệu X có số tiền phải thanh toán là 11.000.000 đồng. Trong đó, đơn giá bán chưa thuế GTGT là 20.000 đ/kg. Thuế suất GTGT áp dụng cho mặt hàng này là 10%. Giá cước vận chuyển chưa có thuế GTGT là 600.000 đồng, giá thanh toán có thuế là 660.000 đồng. Chi phí bốc xếp là 400.000 đồng. Trong quá trình kiểm nghiệm nhập kho, kế toán phát hiện một số thanh vật liệu X bị lỗi và yêu cầu bên bán giảm giá 500.000 đồng, bên bán đã đồng ý.
Giả sử, doanh nghiệp thuộc diện chịu thuế GTGT và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì giá thực tế của vật liệu X nhập kho được xác định như sau:
Giá mua 500 đvị x 20.000 đ 10.000.00
0
Đồng
Chi phí vận chuyển 600.000
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 83
Chi phí bốc dỡ
Khoản giảm giá được hưởng
400.000 (500.000)
Giá thực tế vật liệu X 10.500.00
0
Đồng
Đơn giá 1 kg vật liệu X nhập kho là: 10.500.000/500 = 21.000 đ/kg.
• Đối với hàng tồn kho nhập kho sau khi thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành:
Giá gốc
nhập kho = Giá xuất kho hàng
khi mang đi gia công + Chi phí gia công
chế biến + Chi phí vận chuyển Ví dụ: Doanh nghiệp xuất kho một lô vật liệu thuê ngoài gia công, giá xuất kho được xác định là 100.000.000 đồng. Sau khi lô hàng đã gia công xong, bên đối tác xuất hóa đơn ghi rõ giá trị gia công phải thanh toán là 11.000.000 đồng (bao gồm 10% thuế GTGT), tiền vận chuyển phải trả công ty vận chuyển đã gồm 10% thuế GTGT là 1.100.000 đồng. Biết đơn vị tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Lô hàng gồm 100 bộ vật tư Y.
Giá xuất kho mang đi gia công 100.000.00
0
Đồng
Chi phí gia công 10.000.000
Chi phí vận chuyển 1.000.000
Giá thực tế lô vật tư Y 111.000.000 Đồng
Đơn giá 1 bộ vật tư Y nhập kho là: 111.000.000/100 = 1.110.000đ/bộ
+ Đối với hàng tồn kho do đơn vị sản xuất, chế biến hoàn thành nhập kho:
Giá gốc
nhập kho = Giá trị sản phẩm dở
dang có ở đầu kỳ + Chi phí sản xuất
chi ra trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Ví dụ: Doanh nghiệp ABC sản xuất 1 lô sản phẩm Z, với chi phí chi ra trong kỳ đã được tập hợp là 510.000.000 đồng, biết đầu kỳ tiếp nhận lô sản phẩm dở dang có giá trị 100.000.000 đồng, cuối kỳ vẫn chưa hoàn thành một số sản phẩm có giá trị 200.000.000 đồng. Kế toán xác định số sản phẩm đã hoàn thành nhập kho là 500 sản phẩm Z (phương pháp xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ sẽ được giới thiệu ở chương 7).
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ 100.000.000 Đồng
Chi phí chi ra trong kỳ 510.000.000
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 200.000.000
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 84
Giá thực tế nhập kho 500 SP Z là 410.000.000 Đồng Đơn giá 1 sản phẩm Z nhập kho là: 410.000.000/500 = 820.000đ/SP
b. Đối với hàng xuất kho:
Dựa trên cơ sở trị giá thực tế của nguyên vật liệu, hàng hoá, CCDC, thành phẩm khi nhập kho và phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà giá xuất kho của chúng được tính như sau:
- Đối với DN sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên:
+ Định nghĩa: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất, tồn kho của các loại vật tư tài sản của DN trên các tài khoản hàng tồn kho.
Khi đó trị giá hàng tồn cuối kỳ được xác định như sau:
Trị giá hàng
tồn cuối kỳ = Trị giá hàng tồn đầu kỳ +
Trị giá hàng nhập trong
kỳ
-
Trị giá hàng xuất
trong kỳ + Các phương pháp đánh giá vật tư hàng hoá xuất kho.
Ví dụ: Tình hình tồn kho , nhập xuất hàng vật liệu A trong tháng 11/200N ỏ DN X như sau:
+ Tồn đầu kỳ: 2.000 kg, đơn giá 5.000đ/kg + Tăng giảm trong kỳ:
* Ngày 6 nhập 6.000kg, đơn giá 5.500đ/kg
* Ngày 10 nhập 2.000kg, đơn giá 5.400 đ/kg
* Ngày 12 xuất 7.000 kg
* Ngày 15 nhập 6.000 kg, đơn giá 5.250đ/kg
* Ngày 26 xuất 1.000kg.
Bài giải:
Số lượng tồn kho cuối kỳ: = 2000kg+2.000kg+6.000kg+6.000kg-8.000kg=8000kg Với số liệu ở trên, nếu áp dụng phương pháp đơn giá mua thực tế hàng tồn đầu kỳ ta có trị giá thực tế hàng xuất vào các ngày như sau:
+ Ngày 12: 7.000 × 5.000 = 35.000.000 đ + Ngày 26: 1.000 × 5.000 = 5.000.000 đ.
Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 85
Cộng 40.000.000 đ.
Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ:
2.000 × 5.000+2.000 × 5.4000+6.000 × 5.500+6.000 × 5.250 – 40.000.000
= 10.000.000 + 10.800.000 + 33.000.000 + 31.500.000- 40.000.000
= 85.300.000 - 40.000.000
= 45.300.000đ.
⇒đơn giá kỳ sau = 45.300.000 : 8000kg = 5.662,5đ/kg