1. Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản
7.5. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ
7.5.1. Nhiệm vụ của kế toán xác định kết quả tiêu thụ Kế toán xác định kết quả tiêu thụ thực hiện các nhiệm vụ sau:
• Ghi chép, phản ánh kịp thời chi phí phát sinh liên quan tới hoạt động bán hàng và các hoạt động quản lý chung trong toàn doanh nghiệp, giám đốc chặt chẽ các chi phí này theo dự toán, kế hoạch.
• Xác định lãi (lỗ) trong kỳ.
7.5.2. Vận dụng các phương pháp kế toán trong kế toán xác định kết quả tiêu thụ
7.5.2.1. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối Bên Nợ
Số lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ
Phân phối tiền lãi (trích lập các quỹ doanh nghiệp; chia cổ tức; lợi nhuận cho các cổ đông…; Bổ sung nguồn vốn kinh doanh; nộp lợi nhuận lên cấp trên)
Số dư cuối kỳ: Phản ánh khoản lỗ chưa xử lý hoặc số phân phối quá số lãi
Bên Có
Số lãi thực tế từ hoạt động kinh doanh trong kỳ
Số lãi được cấp dưới nộp lên, số lỗ được cấp trên cấp bù (không thuộc mô hình công ty mẹ - con)
Xử lý các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh
Số dư cuối kỳ: Phản ánh khoản lãi từ hoạt động kinh doanh chưa phân phối.
Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng Bên Nợ
Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ Bên Có
Kết chuyển chi phí bán hàng sang TK911 để xác định kết quả.
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Bên Nợ
Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ Bên Có
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK911 để xác định kết quả
Các TK khác như TK 511, 632… đã được giới thiệu ở các phần trước.
7.5.2.2. Phương pháp hạch toán
a. Khi phát sinh các chi phí về bán hàng như lương của nhân viên bán hàng, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính trích theo lương của họ, vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong bán hàng, khấu hao TSCĐ sử dụng trong tiêu thụ sản phẩm, các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
của bộ phận bán hàng… kế toán tập hợp vào bên nợ của TK 641 "Chi phí bán hàng" tương tự đối với các chi phí phát sinh chung trong toàn doanh nghiệp, kế toán tập hợp vào bên nợ của TK 642
"Chi phí quản lý doanh nghiệp" và ghi như sau:
Nợ TK 641 "Chi phí bán hàng"
Nợ TK 642 "Chi phí QLDN"
Có TK 334 "Phải trả người lao động"
Số tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 641 "Chi phí bán hàng"
Nợ TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp"
Có TK 338 "Phải trả phải nộp khác"
Số BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính trích theo lương của nhân viên bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Nợ TK 641 " Chi phí bán hàng "
Nợ TK 642 " Chi phí quản lý doanh nghiệp "
Có TK 152, 153
Giá trị vật liệu, CCDC xuất sử dụng trong bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp Nợ TK 641 " Chi phí bán hàng "
Nợ TK 642 " Chi phí quản lý doanh nghiệp "
Có TK 142 "Chi phí trả trước ngắn hạn", Có TK 335 "Chi phí phải trả"
Số phân bổ chi phí trả trước hoặc trích trước cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng”
Nợ TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp"
Có TK 214 “Hao mòn TSCĐ"
Số khấu hao TSCĐ sử dụng trong bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng”
Nợ TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”
Có TK 331 “Phải trả người bán”
Số phải trả của bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp về chi phí điện, nước, điện thoại…
(Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Hoặc
Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng”
Nợ TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Có TK 331
(Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)
Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng”
Nợ TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Chi phí khác bằng tiền phát sinh trong bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Có TK 111, 112
b.Với một số khoản thuế phải nộp thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp như thuế nhà đất, thuế môn bài… khi xác định số phải nộp, ghi:
Nợ TK 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp"
Có TK333 "Thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước"
c.Cuối kỳ, so sánh giữa doanh thu, chi phí để xác định lãi (lỗ) tạo ra trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán tiến hành kết chuyển DTT, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
1.Kết chuyển doanh thu thuần trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ”
Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
2.Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 “ Xác định kết quả kin doanh”
Có TK 632 “Giá vốn hàng bán.”
3.Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911 “Xác định kết quả kin doanh”
Có TK 641 “Chi phí bán hàng”
Có TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp.”
4.Xác định số thuế TNDN tạm nộp:
Nợ TK 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”
Có TK 333.4 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”
5.Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Có TK 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.”
d.Tính toán, xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ 1. Trường hợp có lãi, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Có TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”
2.Trường hợp bị lỗ, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”
Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh.”
Ví dụ minh họa:
Có tài liệu sau về Doanh nghiệp X tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Số dư đầu kỳ của một số tài khoản như sau:
TK 111: 20.000.000 đồng TK 112: 100.000.000 đồng TK 131: 9.000.000 đồng TK 155: 180.000.000 đồng TK 157: 71.000.000 đồng TK 211: 3.000.000.000 đồng TK214: 1.050.000.000 đồng
Các tài khoản khác nếu không cho số dư đầu kỳ thì coi như bằng 0 Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp, giá xuất kho 36.000.000 đồng. Người mua chưa trả tiền cho doanh nghiệp. Giá bán chưa có thuế GTGT là 44.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGTlà 5%.
2. Nhận được giấy báo có về số hàng gửi bán đã bán được, doanh thu chưa có thuế GTGT là 90.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT là 5%.
3. Xuất kho 8000 sản phẩm bán cho Công ty TNHH Bình Tân. Trị giá xuất kho là 40.000.000 đồng, doanh thu chưa có thuế GTGT là 56.000.000 đồng, thuế suất thuế GTGT là 10%.
Công ty TNHH Bình Tân được hưởng chiết khấu thương mại 5% giá chưa thuế do mua với số lượng lớn. Công ty TNHH Bình Tân đã thanh toán tiền mua hàng bằng tiền gửi ngân hàng.
4. Xuất kho thành phẩm gửi bán, giá thành thực tế là: 20.000.000 đồng 5. Người mua trả nợ qua ngân hàng số còn nợ kỳ trước.
6. Người mua ở nghiệp vụ số 1 trả tiền qua ngân hàng, doanh nghiệp chấp nhận chiết khấu 1% trên giá thanh toán vì khách hàng thanh toán sớm.
7. Nhận được thông báo của khách hàng chấp nhận mua 50% lô hàng gửi bán, giá bán chưa thuế là 16.000.000đ, thuế suất 5%. Số còn lại nhập trả kho.
8. Các chi phí tập hợp ở bộ phận bán hàng là 1.500.000đ và bộ phận quản lý doanh nghiệp
là 12.000.000đ đã thanh toán bằng tiền mặt Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh 2. Xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ.
Giải: