Phương pháp giá đơn vị bình quân gia quyền tính cho cả kỳ dự trữ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Nguyên Lý Kế Toán (Trang 91 - 94)

- Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ: 5.331,25x 5.000kg = 26.656.250 (đã tính ở trên).

- Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = 10.000.000 + 75.300.000 – 26.656.250 = 58.643.750đ

Sách trường KTQD: Bài 15 (y/c 1) 5.3.2. Phương pháp tính giá tài sản cố định

Tài sản cố định trong doanh nghiệp là loại tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng

Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 91

lâu, trên một chu kỳ kinh doanh nên thường được thu hồi dần vốn qua thời gian sử dụng.

Để đo lường TSCĐ, có 3 loại giá trị được sử dụng: nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.

• Xác định nguyên giá TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ hay còn gọi là giá trị ban đầu của tài sản cố định, bao gồm toàn bộ số tiền và giá trị tương đương mà doanh nghiệp chi ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng.

• Xác định nguyên giá TSCĐ khi mua sắm Nguyên giá

TSCĐ mua sắm = Giá mua

(Hóa đơn) + Chi phí khác liên quan -

Các khoản giảm trừ (nếu có)

Cũng giống như trường hợp hàng tồn kho mua ngoài, giá mua của TSCĐ được xác định tùy thuộc vào phương pháp tính thuế giá trị gia tăng. Có nghĩa là giá mua của TSCĐ có thể là giá mua không có thuế hoặc bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Chi phí khác liên quan là các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: chi phí chuẩn bị mặt bằng; chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí trực tiếp khác. Cần chú ý là các chi phí nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giá TSCĐ.

• Xác định nguyên giá của TSCĐ khi xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao Nguyên giá TSCĐ XDCB

hoàn thành = Giá trị quyết toán của lần

duyệt sau cùng + Chi phí khác liên quan

• Xác định nguyên giá của TSCĐ tự sản xuất, đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh Nguyên giá TSCĐ

tự sản xuất = Giá thành sản xuất của TSCĐ

(không có lãi định mức) + Chi phí khác liên quan

• Xác định giá trị hao mòn

Giá trị hao mòn của TSCĐ = Lũy kế của các giá trị khấu hao

• Xác định giá trị còn lại

Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ - Giá trị hao mòn

5.4. TÍNH DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG MỘT KỲ KẾ TOÁN Doanh thu, chi phí và lợi nhuận là các chỉ tiêu được các nhà kế toán và quản trị

Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 92

quan tâm hàng đầu khi xét kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán. Để đảm bảo tính chính xác khi đo lường lợi nhuận, cần phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp khi xác định doanh thu và chi phí. Về nguyên tắc, khi đã xác định doanh thu, thì chi phí được trừ ra khỏi doanh thu nhằm xác định lợi nhuận là những chi phí góp phần tạo nên doanh thu đó.

5.4.1. Tính doanh thu của doanh nghiệp cho một kỳ kế toán 5.4.1.1. Ghi nhận doanh thu, thu nhập của doanh nghiệp

Trong hoạt động của doanh nghiệp, thường có 3 loại hoạt động mang lại doanh thu và thu nhập cho doanh nghiệp: Hoạt động cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người mua, hoạt động đầu tư tài chính ra bên ngoài doanh nghiệp và các hoạt động khác nằm ngoài hai hoạt động trên. Để tính doanh thu, thu nhập, cần có những hiểu biết về khái niệm, đặc điểm của doanh thu, thu nhập nhằm ghi nhận chính xác các khoản này.

Khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ hoạt động cung cấp hàng hóa, sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.

Như vậy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi doanh nghiệp giao sản phẩm hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ hoàn thành cho khách hàng. Doanh thu có thể là khoản tiền thu ngay hoặc khoản tiền sẽ thu được từ khách hàng .

Khái niệm doanh thu từ hoạt động tài chính: Là lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được do hoạt động đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp mang lại.

Khái niệm thu nhập khác: Là khoản thu doanh nghiệp nhận được từ các hoạt động khác ngoài doanh thu bán hàng và doanh thu từ hoạt động tài chính.

5.4.1.2. Đo lường doanh thu

Doanh thu được xác định theo tổng số lượng của hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ hoặc giá trị dịch vụ cung cấp cho khách hàng theo giá bán của chúng. Khi xác định doanh thu có hai loại: Tổng doanh thu và doanh thu thuần, trong đó:

Tổng doanh

thu = Số lượng sản

phẩm đã tiêu thụ X Đơn giá bán Doanh thu

thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ (nếu có)

Các khoản giảm trừ bao gồm: các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại, ngoài ra còn bao gồm một số loại thuế khác. Các khoản này khi phát sinh sẽ làm giảm giá trị thực nhận của doanh nghiệp, do đó doanh thu thuần còn được gọi là doanh thu thực nhận.

Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Thu Bộ môn Kế 93

Ví dụ: Trên hóa đơn bán hàng mà doanh nghiệp đã giao cho khách hàng, giá bán một sản phẩm là 100.000 đ/sp, số sản phẩm đã tiêu thụ là 10.000 sản phẩm. Sau đó do một số sản phẩm bị lỗi nên khách hàng đề nghị giảm giá 10% trên tổng giá bán, doanh nghiệp đã chấp nhận. Khi đó doanh thu được đo lường như sau

Doanh thu ban đầu 10.000 sp x 100.000 đ 1.000.000.000 đ (-) Giảm giá hàng bán 1.000.000.000 x 10% 100.000.000

Doanh thu thuần 900.000.000 Đ

5.4.2. Đo lường chi phí

5.4.2.1. Xác định loại chi phí được trừ khỏi doanh thu để tính lợi nhuận

Tất cả các loại chi phí khi phát sinh được tập hợp tại các tài khoản loại 6 và loại 8 (xem chương 4). Tuy nhiên, không phải tất cả các loại chi phí này đều được trừ ra khỏi doanh thu, thu nhập mà chỉ gồm các chi phí có liên quan đến doanh thu, thu nhập được ghi nhận, đồng thời bao gồm cả những chi phí phục vụ cho quản lý và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các chi phí đó bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí của hoạt động khác. Riêng đối với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ được tính khi doanh nghiệp có kết quả chênh lệch doanh thu, thu nhập lớn hơn các loại chi phí kể trên.

Các chi phí còn lại như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí máy thi công là những chi phí được sử dụng để tính giá thành sản phẩm sẽ được hạch toán riêng, không trừ khỏi doanh thu để tính lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn Nguyên Lý Kế Toán (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w