NGUỒN GỐC, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ỚT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colletotrichum spp gây bệnh thán thư ớt tại đồng bằng sông hồng (Trang 23 - 26)

2.1.1. Lược sử về cây ớt

Cây ớt là cây gia vị, thân thảo, thân dưới hóa gỗ, có thể sống vài năm, có nhiều cành, nhẵn; lá mọc so le, hình thuôn dài, đầu nhọn; hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả ớt có nhiều tên gọi khác nhau như Lạt tiêu, Lạt tử, Ngưu giác tiêu, Hải tiêu ... Quả ớt mọc rủ xuống đất, chỉ riêng ở cây ớt chỉ thiên thì quả lại quay lên trời. Các bộ phận của cây ớt như quả, rễ và lá còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh (Trần Khắc Thi & Nguyễn Công Hoan, 2005).

Cây ớt (Capsicum spp.) thuộc họ cà (Solanaceae), tộc Solaneae, tộc phụ Capsicinae. Hiện nay, chi Capsicum gồm khoảng 35 loài được ghi nhận (Eshbaugh, 2012; Carrizo García et al., 2016), trong đó có 5 loài trồng đã được thuần hóa là C. annuum, C. baccatum, C. chinense, C. frutescensC. pubescens (Barchenger et al., 2019). Trong số 5 loài Capsicum đã thuần hóa, C. annuum là loài được trồng nhiều nhất trên thế giới tiếp đến là loài C. frutescens (Kraft et al., 2014; Srivastava & Mangal, 2019).

Trung tâm khởi nguyên của cây ớt (Capsicum spp.) thuộc vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Mỹ, trải dài một vùng rộng lớn gồm Mexico, bắc Trung Mỹ, vùng Caribe, đồng bằng Bolivia, phía bắc đồng bằng Amazon và cao nguyên phía nam dãy Andes (Perry et al., 2007; Srivastava & Mangal, 2019; Tripodi &

Kumar, 2019). Các bằng chứng khảo cổ cho thấy cây ớt (Capsicum spp.) đã được thuần hóa rất lâu, khoảng 6.000 năm trước công nguyên tại vùng trải dài từ Bahamas tới nam Peru (Perry et al., 2007). Các bằng chứng khảo cổ, sinh thái, ngôn ngữ và di truyền cho thấy cây ớt (C. annuum) đã được thuần hóa đầu tiên tại Mexico (Kraft et al., 2014).

Từ châu Mỹ, đầu tiên, cây ớt đã được Christopher Columbus du nhập vào châu Âu sau khi ông khám phá ra châu Mỹ vào thế kỷ 15. Diego Álvarez Chanca, một dược sĩ trong chuyến đi thứ hai của Columbus đến West Indies năm 1493, đã mang những hạt ớt đầu tiên về Tây Ban Nha và đã lần đầu viết về các tác dụng dược lý của chúng vào năm 1494. Từ Mexico, Tây Ban Nha các thương lái đã nhanh chóng chuyển ớt qua Ấn Độ, Philippines và sau đó là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản với sự trợ giúp của các thủy thủ châu Âu.

Gia vị mới này đã nhanh chóng được sử dụng trong chế biến thức ăn của các quốc gia này (Urig, 2015). Do giao thương phát triển, cây ớt đã dần phân bố khắp thế giới, chủ yếu nhờ các nhà buôn và thủy thủ người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Khảnăng phân bố rộng của cây ớt một phần cũng nhờ khảnăng thích ứng khí hậu khá tốt của loài này (Tripodi & Kumar, 2019).

2.1.2. Tình hình sản xuất ớt trên thế giới

Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương Thế giới (2020), từ năm 2009 đến nay diện tích, năng suất và sản lượng ớt của thế giới có sự tăng lên đáng kể (bảng 2.1).

Diện tích trồng ớt năm 2009 là 1,85 triệu ha, đến năm 2018 diện tích trồng ớt tăng lên 1,99 triệu ha. Bên cạnh việc tăng về diện tích, năng suất ớt cũng tăng đáng kể trong giai đoạn này. Năm 2009, năng suất ớt trung bình của thế giới đạt 15,34 tấn/ha, đến năm 2018 năng suất đạt 18,47 tấn/ha. Chính vì vậy sản lượng ớt trên toàn thế giới cũng tăng từ 28,76 triệu tấn năm 2009 lên cao nhất vào năm 2018 đạt 36,77 triệu tấn (FAOSTAT, 2020).

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ớt của thế giới (năm 2009 - 2018)

Năm Diện tích

(triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

2009 1,85 15,34 28,76

2010 1,87 15,86 29,67

2011 1,90 15,91 30,24

2012 1,94 15,92 30,90

2013 1,93 16,21 31,26

2014 1,95 16,51 32,12

2015 1,89 17,65 33,28

2016 1,94 17,79 34,50

2017 1,96 18,33 35,98

2018 1,99 18,47 36,77

Nguồn: FAOSTAT (2020) Châu Á được xem là trung tâm lớn về sản xuất ớt của thế giới, chiếm 69%

sản lượng ớt toàn cầu. Các nước có sản lượng ớt lớn nhất trong năm 2018 là Trung Quốc, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Tây Ban Nha. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia sản xuất ớt lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 49% sản lượng ớt của toàn cầu (FAOSTAT, 2020).

2.1.3. Tình hình sản xuất ớt ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cây ớt được trồng từlâu đời và được xem là một cây trồng có giá trị trong nhóm cây rau. Trước năm 2000, vùng trồng ớt chuyên canh tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Trung Bộ với diện tích hàng nghìn héc ta ở mỗi tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa - Thiên Huế (Trần Khắc Thi & Nguyễn Công Hoan, 2005). Từ năm 2010 trở lại đây, cây ớt đã phát triển rộng rãi ở hầu khắp các vùng trong cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2018), trong gần 10 năm trở lại đây diện tích, năng suất, sản lượng ớt của cả nước có xu hướng tăng dần. Năm 2009, diện tích trồng ớt của cả nước là 9.280 ha, sản lượng đạt 90,39 nghìn tấn, đến năm 2017 diện tích trồng ớt của cả nước đã tăng hơn gần 5 lần về diện tích và 6 lần về sản lượng so với năm 2009 với diện tích đạt 43.807 ha, sản lượng 579,92 nghìn tấn. Bên cạnh việc gia tăng nhanh chóng về diện tích, năng suất cây ớt của cả nước cũng tăng lên đáng kể và gần tiệm cận với năng suất bình quân của thế giới. Năm 2009, năng suất ớt của nước ta chỉ đạt trung bình 9,7 tấn/ha, đến năm 2017 năng suất trung bình đã đạt 13,2 tấn/ha.

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ớt Việt Nam (năm 2009 - 2017)

Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (nghìn tấn) Cảnước ĐBSH Cảnước ĐBSH Cảnước ĐBSH

2009 9.280 930 9,7 15,9 90,39 14,84

2010 11.201 2.635 11,9 16,2 133,48 42,79 2011 18.248 3.617 11,8 15,4 216,09 55,92 2012 18.048 1.134 11,3 13,5 204,09 15,40 2013 27.760 2.411 12,5 17,3 348,17 41,94 2014 37.320 7.808 12,7 16,2 476,14 126,6 2015 33.134 2.451 13,2 15,7 440,32 38,63 2016 37.978 2.810 13,1 15,2 500,10 42,91 2017 43.807 5.049 13,2 15,8 579,92 79,64

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018) Hiện tại, ĐBSH là vùng sản xuất ớt hàng hóa tập trung lớn nhất khu vực phía Bắc và là một trong bốn vùng sản xuất ớt hàng hóa tập trung của cả nước gồm:

ĐBSH, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo tổng cục thống kê (2018), năm 2009 diện tích ớt của ĐBSH là 930 ha, sản lượng đạt 14,84 nghìn tấn, đến năm 2017 diện tích trồng ớt đã tăng lên 5.049 ha và

sản lượng tương ứng là 79,64 nghìn tấn. Bên cạnh việc tăng trưởng về diện tích, năng suất ớt của vùng qua các năm luôn cao hơn năng suất trung bình của cả nước.

Điều đó chứng tỏĐBSH là vùng có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây ớt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colletotrichum spp gây bệnh thán thư ớt tại đồng bằng sông hồng (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)