4.1. ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÁC HẠI VÀ THU THẬP MẪU BỆNH THÁN THƯ ỚT
4.1.2. Kết quả điều tra thực trạng bệnh thán thư hại ớt tại các điểm thu thập mẫu
Để đánh giá mức độ gây hại của bệnh thán thư gây hại trên cây ớt tại ĐBSH chúng tôi tiến hành điều tra đánh giá mức độ gây hại của bệnh ở các vùng trồng ớt tại thời điểm thu thập mẫu bệnh. Kết quả đánh giá mức độ gây hại của bệnh thán thư tại các vùng trồng ớt từnăm 2015 - 2017 được thể hiện tại các bảng 4.3, 4.4 và 4.5.
Đồng bằng sông Hồng hiện là một vùng sản xuất ớt tương đối lớn của cả nước với diện tích gieo trồng trên 5.000ha. Hiện tại, nhóm ớt cay chiếm đa số với trên 90% diện tích gieo trồng. Trong nhóm ớt cay, các giống ớt chỉ thiên hiện được xem là giống chủ đạo, chiếm trên 70% diện tích. Vì vậy, trong 3 năm, chúng tôi tập trung điều tra thực trạng bệnh thán thư trên các giống thuộc nhóm ớt cay (dạng chỉ thiên và chỉ địa) trồng phổ biến tại 9 tỉnh thuộc ĐBSH và một số tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên và Sơn La. Kết quả điều tra thu được cho thấy, tất cả các giống ớt đang được trồng phổ biến tại ĐBSH như: Demon, GS 888, Hai mũi tên đỏ, Lai 20 … đều ghi nhận bệnh thán thư xuất hiện và gây hại. Điều đó chứng tỏ hiện chưa có giống ớt kháng bệnh thán thư phục vụ cho sản xuất (bảng 4.3, bảng 4.4 và bảng 4.5).
Tại tất cả các điểm điều tra chúng tôi nhận thấy, trên cùng một giống, tại cùng một địa điểm điều tra các ruộng ớt ở giai đoạn thu hoạch quả lứa 2 luôn bị bệnh thán thư gây hại nặng hơn ruộng ớt ở giai đoạn thu hoạch quả lứa 1. Cụ thể, năm 2015 tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng bệnh thán thư gây hại trên giống ớt GS 888 ở giai đoạn thu hoạch quả lứa 1 là (TLB: 18,67%; CBTB: 0,68), trong khi mức độ gây hại trên ruộng thu quả lứa 2 là (TLB: 40,67%; CBTB: 1,84). Năm 2016, tại Mỹ Lộc, Nam Định trên giống ớt Demon ở giai đoạn thu hoạch quả lứa 1 mức độ gây hại của bệnh thán thư là (TLB: 4,67%; CBTB: 0,05) và giai đoạn thu quả lứa 2 là (TLB: 29,33%; CBTB: 1,09). Năm 2017, tại Thanh Hà, Hải Dương trên giống ớt chỉ thiên mức độ gây hại của bệnh ở giai đoạn thu quả lứa 1 là (TLB:
5,33%; CBTB: 0,11) và ở giai đoạn thu quả lứa 2 (TLB: 35,33%; CBTB: 1,87).
Sở dĩ có kết quả như trên là do cây ớt thường thu hoạch quả rải rác, thời gian thu hoạch kéo dài, khi cây già cỗi sức chống chịu của cây ngày càng giảm trong khi nguồn nấm bệnh ngày càng tăng do có điều kiện ký chủ thuận lợi nên bệnh dễ phát sinh và gây hại nặng (bảng 4.3, bảng 4.4 và bảng 4.5).
Từ kết quả thu được có thể thấy mức độ gây hại của bệnh thán thư phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ớt. Bệnh thường phát triển và gây hại nặng trên cây ớt ở giai đoạn thu hoạch lứa 2. Kết quả thu được hoàn toàn trùng khớp với các công bố trước đây về bệnh thán thư hại ớt của Ngô Bích Hảo (1991, 1992, 1993) là các loài nấm gây bệnh thán thư đều phá hại mạnh vào cuối giai đoạn sinh trưởng của ớt ở khắp các vùng trồng.
Bảng 4.3. Tình hình bệnh thán thư hại ớt tại một số tỉnh năm 2015 TT Ngày
điều tra Địa điểm Giống Giai đoạn
sinh trưởng
Diện tích ruộng điều tra (m2)
TLB
(%) CBTB 1 17/ 4/ 2015 Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội Ớt chỉ thiên (Hàn Quốc) Thu quả lứa 1 400 15,33 0,36 2 28/ 4/ 2015 Quỳnh Hội, Quỳnh Phụ, Thái Bình Ớt Kim lai Thu quả lứa 1 360 10,67 0,40
3 30/ 4/ 2015 Hoàn Long, Yên Mỹ, Hưng Yên Ớt mần Thu quả lứa 1 200 8,67 0,27
4 30/ 4/ 2015 Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên Ớt chỉ thiên Thu quả lứa 1 360 8,00 0,39 5 30/ 4/ 2015 Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên Ớt chỉ thiên Thu quả lứa 1 180 7,33 0,38 6 30/ 4/ 2015 Tiền Phong, Ân Thi, Hưng Yên Ớt Demon Thu quả lứa 1 250 13,33 0,45 7 9/ 5/ 2015 An Bình, Lương Tài, Bắc Ninh Ớt chỉ thiên Thu quả lứa 1 500 12,00 0,18
8 9/ 5/ 2015 Trung Kênh, Lương Tài, Bắc Ninh G7 Thu quả lứa 2 360 22,67 0,66
9 11/ 5/ 2015 Trấn Dương, Vĩnh Bảo, Hải Phòng GS 888 Thu quả lứa 2 720 40,67 1,84 10 11/ 5/ 2015 Trấn Dương, Vĩnh Bảo, Hải Phòng GS 888 Thu quả lứa 1 500 18,67 0,68 11 2/ 6/ 2015 Nhân Hưng, Lý Nhân, Hà Nam Ớt chỉ thiên Thu quả lứa 1 500 14,67 0,12 12 4/ 6/ 2015 Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình Lai 20 Thu quả lứa 1 250 5,33 0,54 13 5/ 6/ 2015 Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên Ớt hai mũi tên đỏ Thu quả lứa 2 360 27,33 0,82 14 5/ 6/ 2015 Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội Ớt chỉ thiên Thu quả lứa 1 360 9,33 0,15 15 5/ 6/ 2015 Hoàn Long, Yên Mỹ, Hưng Yên Ớt chỉ thiên Thu quả lứa 2 180 24,00 0,74 16 1/ 7/ 2015 Nhân Hưng, Lý Nhân, Hà Nam Ớt chỉ thiên Thu quả lứa 2 400 29,33 1,12 17 3/ 7/ 2015 Thanh Ninh, Phú Bình, Thái Nguyên Ớt Demon Thu quả lứa 1 500 8,67 0,15 18 4/ 10/ 2015 Thị trấn Nông trường, Mộc Châu, Sơn La Ớt chỉ thiên Thu quả lứa 2 300 34,67 1,53 19 4/ 10/ 2015 Đông Sang, Mộc Châu, Sơn La Ớt chỉ thiên Thu quả lứa 2 200 27,33 1,03
54
Bảng 4.4. Tình hình bệnh thán thư hại ớt tại một số tỉnh năm 2016 TT Ngày
điều tra Địa điểm Giống Giai đoạn
sinh trưởng
Diện tích ruộng điều tra (m2)
TLB
(%) CBTB
1 8/ 5/ 2016 Nhân Hưng, Lý Nhân, Hà Nam Ớt chỉ thiên Thu quả lứa 1 360 12,00 0,23 2 5/ 6/ 2016 Mỹ Tiến, Mỹ Lộc, Nam Định Ớt Demon Thu quả lứa 1 180 4,67 0,05
3 5/ 6/ 2016 Mỹ Tân, Mỹ Lộc, Nam Định Ớt Demon Thu quả lứa 2 200 29,33 1,09
4 17/ 9/ 2016 Hợp Đức, Tân Yên, Bắc Giang Ớt chỉ thiên Thu quả lứa 1 400 11,33 0,20 5 17/ 9/ 2016 Song Vân, Tân Yên, Bắc Giang Ớt hai mũi tên đỏ Thu quả lứa 2 500 36,67 1,60 6 2/ 10/ 2016 Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội Ớt hai mũi tên đỏ Thu quả lứa 1 200 6,00 0,19
Bảng 4.5. Tình hình bệnhthán thư hại ớt tại một số tỉnh năm 2017 TT Ngày
điều tra Địa điểm Giống Giai đoạn
sinh trưởng
Diện tích ruộng điều tra
(m2)
TLB
(%) CBTB
1 10/ 5/ 2017 Khánh Vân, Yên Khánh, Ninh Bình Ớt chỉ thiên Thu quả lứa 1 360 7,33 0,30 2 10/ 5/ 2017 Khánh Vân, Yên Khánh, Ninh Bình Ớt Demon Thu quả lứa 1 450 8,67 0,35
3 16/ 5/ 2017 Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội Ớt Demon Thu quả lứa 1 180 8,00 0,19
4 20/ 5/ 2017 Việt Hồng, Thanh Hà, Hải Dương Ớt chỉ thiên Thu quả lứa 1 300 5,33 0,11 5 20/ 5/ 2017 Thanh Hải, Thanh Hà, Hải Dương Ớt chỉ thiên Thu quả lứa 2 180 35,33 1,87 6 7/ 6/ 2017 Kim Tân, Kim Thành, Hải Dương Ớt Demon Thu quả lứa 1 500 9,33 0,46 7 20/ 6/ 2017 Hoàng Hanh, Ninh Giang, Hải Dương Ớt chỉ thiên Thu quả lứa 2 180 32,67 1,55
55