Ảnh hưởng của một số mẫu vi khuẩn đối kháng Bacillus spp đến sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum trên môi trường PDA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colletotrichum spp gây bệnh thán thư ớt tại đồng bằng sông hồng (Trang 153 - 160)

4.3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, TÍNH GÂY BỆNH CỦA CÁC LOÀI

4.4.2. Ảnh hưởng của một số mẫu vi khuẩn đối kháng Bacillus spp đến sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum trên môi trường PDA

Biện pháp sử dụng vi khuẩn đối kháng phòng trừ bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. đã được nghiên cứu, ứng dụng và thu được một số kết quả bước đầu. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên & cs. (2016) đã xác định được hiệu lực ức chế của chủng vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens (CT10) với nấm Colletotrichum SP. Gây bệnh thán thư ớt đạt 53,34%. Ashwini & Srividya (2014) đã công bố, hiệu lực ức chế của chủng vi khuẩn Bacillus subtilis với nấm C. gloeosporioides gây bệnh thán thư ớt đạt 57%. Trong khi đó, trên loài C. truncatum gây bệnh thán thư đậu tương, chủng vi khuẩn Burkholderia glumae Serratia marcescens có hiệu lực ức chế đạt lần lượt là 61,80% và 35,77% (Begum et al., 2008).

Trong thời gian gần đây, Trung tâm Bệnh cây nhiệt đới (Học viện Nông

nghiệp Việt Nam) đã thu thập được một số chủng vi khuẩn đối kháng Bacillus spp có tác dụng ức chế nấm. Dựa trên các mẫu vi khuẩn sẵn có, chúng tôi lựa chọn 6 mẫu vi khuẩn để đánh giá hiệu lực đối kháng của chúng với các loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư ớt được thu thập. Kết quả thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.35 và hình 4.21.

Kết quả thử nghiệm đã cho thấy cả 6 mẫu vi khuẩn Bacillus spp được kí hiệu là A15, TL4, N2, MSV4, HT1 và HT7 đều có khả năng ức chế với các loài nấm thí nghiệm. Hiệu lực ức chế của các mẫu vi khuẩn đạt 55,2 - 87,8% tùy thuộc vào mẫu vikhuẩn và loài nấm (bảng 4.35, hình 4.21).

Trên loài C. gloeosporioides s.s, hiệu lực của các mẫu vi khuẩn đạt 77,4 - 84,1%. Các mẫu vi khuẩn HT, N2, MSV4 có hiệu lực cao nhất, đạt 83,7 - 84,1%, tiếp đến là mẫu vi khuẩn HT7, hiệu lực đạt 79,6%. Hiệu lực ức chế thấp nhất, chỉ đạt 77,4% trên các mẫu vi khuẩn TL4 và A15 (bảng 4.35, hình 4.21A).

Trên loài C. siamense, hiệu lực ức chế của 6 mẫu vi khuẩn đạt 66,3 - 87,8%. Mẫu vi khuẩn HT1 có khả năng ức chế cao nhất, hiệu lực đạt 87,8%. Tiếp theo là mẫu vi khuẩn N2, hiệu lực đạt 82,6%. Hiệu lực ức chế giảm dần ở các mẫu vi khuẩn MSV4, HT7 và thấp nhất ở 2 mẫu còn lại là TL4, A15, chỉđạt 66,3 - 66,7% (bảng 4.35, hình 4.21B).

Hiệu lực ức chế của các mẫu vi khuẩn đạt 55,2 - 84,4% trên loài nấm C. fructicola. Các mẫu vi khuẩn HT1, N2 có hiệu lực ức chế cao nhất, đạt 83,3 - 84,4%. Tiếp đến là các mẫu vi khuẩn HT7 và MSV4, hiệu lực đạt 76,3 - 76,7%.

Hiệu lực ức chế giảm ở mẫu vi khuẩn A15, đạt 67,4% và thấp nhất trên mẫu vi khuẩn TL4, đạt 55,2% (bảng 4.35, hình 4.21C).

Trên loài C. aeschynomenes, hiệu lực ức chế của các mẫu vi khuẩn đạt 63,7 - 79,3%. Hai mẫu vi khuẩn HT1 và N2 có hiệu lực ức chế cao nhất, đạt 79,3%.

Kế tiếp là mẫu vi khuẩn MSV4, hiệu lực đạt 77,0%, các mẫu vi khuẩn HT7 và A15 có hiệu lực đạt 69,6 - 71,1%. Hiệu lực ức chế đạt thấp nhất trên mẫu vi khuẩn TL4, chỉ đạt 63,7% (bảng 4.35, hình 4.21D).

Trên loài C. truncatum, hiệu lực ức chế của các mẫu vi khuẩn đạt 78,1 - 84,8%.

Hiệu lực ức chế đạt cao nhất trên các mẫu vi khuẩn HT1, N2 và MSV4, đạt 84,1 - 84,8%. Tiếp đến là các mẫu vi khuẩn HT7 và A15, hiệu lực đạt 81,5 - 81,9%. Hiệu lực ức chế thấp nhất trên mẫu vi khuẩn TL4, chỉ đạt 78,1% (bảng 4.35, hình 4.21E).

Bảng 4.35. Ảnh hưởng của một số mẫu vi khuẩn đối kháng đến khả năng sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum trên môi trường PDA

TT Loài nm Mẫu vi

khun Đường kính tn nm (mm) Hiệu lực ức chế* (%) 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày

1 C. gloeosporioides s.s

HT1 6,3 11,0 14,3 - 84,1a

HT7 7,0 12,3 18,3 - 79,6b

MSV4 6,7 11,0 14,7 - 83,7a

N2 5,7 10,3 14,3 - 84,1a

TL4 7,7 15,3 20,3 - 77,4c

A15 8,3 15,0 20,3 - 77,4c

ĐC 32,3 60,7 90,0 - -

LSD0,05 1,92 2,36 1,39 - 1,55

2

C. siamense

HT1 4,7 7,3 11,0 - 87,8a

HT7 8,0 16,0 22,3 - 75,2d

MSV4 7,0 12,3 18,3 - 79,6c

N2 5,7 11,3 15,7 - 82,6b

TL4 11,3 22,7 30,0 - 66,7e

A15 12,0 21,7 30,3 - 66,3e

ĐC 38,7 61,3 90,0 - -

LSD0,05 2,30 2,58 2,28 - 2,53

3 C. fructicola

HT1 5,7 10,3 14,0 - 84,4a

HT7 9,0 15,7 21,3 - 76,3b

MSV4 9,3 15,0 21,0 - 76,7b

N2 6,3 11,3 15,0 - 83,3a

TL4 19,7 32,0 40,3 - 55,2d

A15 14,7 22,3 29,3 - 67,4c

ĐC 41,7 62,3 90,0 - -

LSD0,05 2,39 3,10 2,68 - 2,97

4 C. aeschynomenes

HT1 7,7 13,3 18,7 - 79,3a

HT7 11,3 19,7 26,0 - 71,1c

MSV4 8,0 15,3 20,7 - 77,0b

N2 8,3 14,0 18,7 - 79,3a

TL4 10,7 23,3 32,7 - 63,7d

A15 9,0 20,7 27,3 - 69,6c

ĐC 40,7 63,7 90,0 - -

LSD0,05 2,20 3,22 1,81 - 2,01

5 C. truncatum

HT1 5,3 8,0 12,0 14,0 84,4a

HT7 6,7 9,3 14,0 16,3 81,9b

MSV4 5,0 8,7 12,7 14,3 84,1a

N2 4,3 7,3 11,0 13,7 84,8a

TL4 7,3 10,7 16,0 19,7 78,1c

A15 6,3 10,7 14,0 16,7 81,5b

ĐC 28,3 48,3 70,7 90,0 -

LSD0,05 1,73 2,28 2,79 1,38 1,54

Chú thích: Hiệu lực ức chế sinh trưởng tản nấm được ghi nhận khi tản nấm đối chứng mọc kín đĩa môi trường PDA (đường kính 90 mm). Các giá trị thu được trên cột của cùng 1 loài mang chữ cái khác nhau

thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Chú thích: A - C. fructicola (C14), B - C. siamense (C4), C - C. aeschynomenes (C29), D - C. truncatum (C30), E - C. gloeosporioides s.s (C44)

Hình 4.21. Khảnăng đối kháng của 2 mẫu vi khuẩn HT1 và N2 đối với các loài nấm Colletotrichum

Từ kết quả thu được có thể nhận thấy, các mẫu vi khuẩn thí nghiệm có khả năng ức chếcao hơn rõ rệt so với các công bốtrước đây của Nguyễn Thị Liên &

cs. (2016), Ashwini & Srividya (2014) và Begum et al. (2008). Trong 6 mẫu vi khuẩn sử dụng, hai mẫu HT1 và N2 (đã được xác định là Bacillus velezensis) có khả năng ức chế cao nhất với tất cả các loài nấm thí nghiệm. Với kết quả thử nghiệm thu được như trên, các mẫu vi khuẩn này hoàn toàn có thể sử dụng rộng rãi trong phòng trừ bệnh thán thư ớt nếu được đầu tư nghiên cứu để phát triển thành sản phẩm thuốc BVTV.

4.4.3. Ảnh hưởng của một số dịch chiết địa y đến khả năng sinh trưởng của nấm C. siamenseC. truncatum trên môi trường PDA

Với mục đích xác định được các hoạt chất sử dụng an toàn và hiệu quả trong việc phòng trừ bệnh thán thư ớt. Bên cạnh thử nghiệm các chất hóa học, vi khuẩn đối kháng chúng tôi tiến hành thử nghiệm hiệu lực ức chế của dịch chiết địa y với một số loài Colletotrichum phổ biến thu thập được. Kết quả đánh giá hiệu lực của 7 loại dịch chiết địa y trên 2 loài C. siamenseC. truncatum được trình bày tại bảng 4.36 và hình 4.22.

Bảng 4.36. Ảnh hưởng của một số dịch chiết địa y đến khả năng sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum trên môi trường PDA

TT Loài nấm Loại dịch chiết địa y1

Đường kính tản nấm (mm) Hiệu lực ức chế* 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày (%)

1 C. siamense

PT metanol 37,3 56,7 70,3 - 21,8e PT acetone 33,0 52,7 64,0 - 28,9d PT hexan 32,3 49,0 58,3 - 35,2c US metanol 23,3 37,3 51,0 - 43,3a US acetone 24,7 42,0 58,3 - 35,2c US hexan 24,0 39,7 54,3 - 39,6b PS acetone 33,7 50,7 65,3 - 27,4d

ĐC 38,7 59,3 90,0 - -

LSD0,05 2,45 3,18 3,02 - 3,36

2 C. truncatum

PT metanol 16,0 26,3 40,0 58,3 35,2bc PT acetone 19,7 34,0 49,7 68,3 24,1e PT hexan 15,3 27,7 39,3 56,0 37,8b US metanol 17,3 28,3 41,0 57,3 36,3b US acetone 18,3 32,3 45,0 60,3 33,0c US hexan 14,7 25,3 35,7 52,0 42,2a PS acetone 16,7 27,7 42,7 58,3 35,2bc

ĐC 28,7 47,3 69,7 90,0 -

LSD0,05 2,58 3,92 3,43 2,49 2,77

Chú thích: 1: nồng độ các loại dịch chiết là 100ppm; Hiệu lực ức chế sinh trưởng tản nấm được ghi nhận khi tản nấm đối chứng mọc kín đĩa môi trường PDA (đường kính 90 mm). Các giá trị thu được trên cột

của cùng 1 loài mang chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Chú thích: A - C. siamense (C4), B - C. truncatum (C30). a - PT metanol, b - PT acetone, c - PT hexan, d - US acetone, e - US metanol, f - PS acetone f, g - US hexan

Hình 4.22. Khảnăng ức chếsinh trưởng của dịch chiết địa y đối với một số loài nấm Colletotrichum

Trên loài C. siamense, các loại dịch chiết sử dụng đều có khả năng ức chế sinh trưởng tản nấm trên môi trường PDA ở mức độ khác nhau. Hiệu lực ức chế của 7 loại dịch chiết đạt 21,8 - 43,3% và có sự sai khác rõ rệt giữa các loại. US metanol là dịch chiết có hiệu lực ức chế cao nhất, đạt 43,3%. Tiếp theo, US hexan có hiệu lực đạt 39,6%. Hai loại dịch chiết PT hexan và US acetone cùng có hiệu lực đạt 35,2%. Dịch chiết PT metanol và PS acetone có hiệu lực tương

đương nhau, đạt 27,4 - 28,9%. Dịch chiết PT metanol có hiệu lực ức chế thấp nhất trong 7 loại dịch chiết có tác dụng, chỉ đạt 21,8% (bảng 4.36, hình 4.22A).

Tương tự, trên loài C. truncatum, các loại dịch chiết có hiệu lực ức chế sinh trưởng tản nấm trên môi trường PDA đạt 24,1 - 42,2% và có sự sai khác rõ rệt giữa các loại dịch chiết. US hexan là dịch chiết có hiệu lực ức chế cao nhất, đạt 42,2%. Tiếp theo, US Metanol và PS hexan có hiệu lực ức chế tương đương nhau, đạt 36,3 - 37,8%. Hai loại dịch chiết PT metanol và PS acetone cùng có hiệu lực đạt 35,2%. Dịch chiết US acetone có hiệu lực đạt 33,0%. PT acetone là dịch chiết có hiệu lực ức chế thấp nhất, chỉ đạt 24,1% (bảng 4.36, hình 4.22B).

Hiệu lực ức chế của từng loại dịch chiết địa y có sự khác biệt trên 2 loài nấm. Trên loài C. siamense, US metanol là dịch chiết có hiệu lực cao nhất, tiếp đến là US hexan và thấp nhất trên dịch chiết PS metanol. Tuy nhiên trên loài C. truncatum, US hexan là dịch chiết có hiệu lực cao nhất, tiếp đến là US metanol, PT hexan và thấp nhất trên dịch chiết PT acetone (bảng 4.36, hình 4.22).

Từ kết quả thu được có thể thấy, hiệu lực ức chế của các loại dịch chiết địa y đối với 2 loài C. siamenseC. truncatum là không cao. Trong số 7 loại dịch chiết sử dụng, US hexan và US metanol (dịch chiết từ loài Usnea sp. bằng hexan và metanol) có hiệu lực ức chế cao đối với 2 loài nấm. Tuy hiệu lực ức chế không cao nhưng chúng có thể sử dụng để xử lý bệnh cho giai đoạn sau thu hoạch vì đa số các loại dịch chiết địa y đều có thời gian cách ly ngắn và an toàn đối với con người.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colletotrichum spp gây bệnh thán thư ớt tại đồng bằng sông hồng (Trang 153 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)