Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colletotrichum spp gây bệnh thán thư ớt tại đồng bằng sông hồng (Trang 106 - 132)

4.3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, TÍNH GÂY BỆNH CỦA CÁC LOÀI

4.3.1. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum

Môi trường là một trong những yếu tố quan trọng trong nghiên cứu các đặc điểm của nấm. Việc lựa chọn môi trường thích hợp để nấm sinh trưởng, phát triển tốt, có màu sắc đặc trưng, đồng thời cho số lượng bào tử hình thành cao, giúp cho công tác bảo tồn nguồn nấm phục vụ cho các nghiên cứu trong phòng cũng như cho các thí nghiệm lây bệnh nhân tạo là rất cần thiết. Các kết quả nghiên cứu đã công bố trước đây về nuôi cấy các loài nấm Colletotrichum trên môi trường dinh dưỡng cho thấy: trên môi trường PDA, loài C. gloeosporioides s.s có tốc độ phát triển tản nấm trung bình 11,2 mm/ ngày, loài C. fructicola đạt 10,3 - 13,4 mm/ ngày, loài C.

siamense đạt 10,5 - 12,4 mm/ ngày và loài C. truncatum đạt 6,5 - 0,5 mm/ ngày (Than et al., 2008b; Yang et al., 2009; Chethana et al., 2015; Kommula et al., 2017).

Để tìm hiểu khả năng sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum thu thập, 5 loài nấm phát hiện được nuôi cấy trên 3 loại môi trường PDA, PCA, WA. Kết quả đánh giá tốc độ phát triển tản nấm, khả năng hình thành bào tử của các loài nấm được trình bày tại bảng 4.21 và hình 4.10.

Trong 3 loại môi trường nuôi cấy, PDA là môi trường thuận lợi nhất để phát triển tản nấm của 5 loài Colletotrichum. Đường kính tản nấm của 4 loài (C. gloeosporioides s.s, C. siamense, C. fructicola, C. aeschynomenes) đạt 90 mm sau 7 ngày nuôi cấy, loài C. truncatum đạt kích thước tương tự sau 9 ngày. Tiếp đến là môi trường PCA, đường kính tản nấm sau 9 ngày nuôi cấy của các loài đạt 67,7 - 81,1 mm và thấp nhất trên môi trường WA, đường kính tản nấm chỉ đạt 60,7 - 70,7 mm sau 9 ngày nuôi cấy (bảng 4.21 và hình 4.10).

Trong 5 loài nấm, tốc độ phát triển tản nấm của loài C. truncatum chậm hơn 4 mẫu nấm thuộc phức hợp loài C. gloeosporioides s.l (C. gloeosporioides s.s, C. siamense, C. fructicola, C. aeschynomenes) ở 3 loại môi trường tại tất cả các thời điểm theo dõi. Trên môi trường PDA, sau 7 ngày đường kính tản nấm của loài C. truncatum đạt 67,3 mm (tương đương 9,6 mm/ ngày); 4 loài còn lại đường kính tản nấm đều đạt 90 mm sau 7 ngày (tương đương 12,8 mm/ ngày) (bảng 4.20). Như vậy, kết quả thu được về tốc độ phát triển tản nấm của các loài nấm thí nghiệm là phù hợp với các công bố của Than et al. (2008a), Yang et al. (2009), Chethana et al. (2015), và Kommula et al. (2017).

Khả năng sinh bào tử của nấm trong điều kiện tự nhiên cũng như nuôi cấy nhân tạo bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm nguồn dinh dưỡng, nhịp điệu sinh học và di truyền. Nhiều loài nấm thuộc nhóm sinh dưỡng rất khó sinh bào tử trong điều kiện nuôi cấy nhân tạo và để sinh bào tử chúng yêu cầu một số kích thích đặc biệt bao gồm cơ chất và chế độ chiếu sáng. Nấm Colletotrichum được xem là nhóm nấm sinh bào tử tương đối dễ dàng trong điều kiện nuôi cấy nhân tạo. Tuy nhiên mức độ sinh bào tử của nhóm nấm này cũng không đồng nhất, tùy thuộc nguồn nấm và điều kiện nuôi cấy, chủ yếu là nguồn dinh dưỡng (Su et al., 2012).

Kết quả thu được của thí nghiệm cho thấy, môi trường dinh dưỡng có ảnh hưởng đến thời điểm và số lượng bào tử hình thành của các loài nấm thí nghiệm.

Bào tử của các loài nấm xuất hiện sớm nhất ở thời điểm sau 5 ngày nuôi cấy trên 2 môi trường PDA, PCA và muộn nhất trên môi trường WA sau 9 ngày nuôi cấy.

Trong 3 loại môi trường sử dụng, môi trường PDA và PCA có 5 loài nấm hình

thành bào tử, trên môi trường WA chỉ có 4 loài (C. siamense, C. fructicola, C.

aeschynomenes C. truncatum) hình thành bào tử, loài C. gloeosporioides s.s không hình thành bào tử sau 9 ngày theo dõi (bảng 4.21, hình 4.10).

Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy, điều kiện dinh dưỡng có ảnh hưởng đến số lượng bào tử hình thành của các loài nấm. Trong các loại môi trường thí nghiệm, tất cả 5 loài nấm đều sinh bào tử nhiều nhất môi trường PCA, tiếp đến là môi trường PDA và thấp nhất là môi trường WA. Có một xu thế chung là nấm Colletotrichum sinh bào tử tốt hơn trên môi trường nghèo dinh dưỡng. Su et al.

(2012) khi đánh giá khả năng sinh bào tử của 14 mẫu nấm Colletotrichum đã cho thấy, nấm sinh bào tử tốt trên môi trường PDA 1/4. Tương tự, nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, PDA, Oat mild agar (OMA) và Carrot juice agar (JCA), đến sinh bào tử của 3 mẫu nấm C. gloeosporioides s.l gây bệnh thán thư nho, ký hiệu là 08080601, 08090102 và No. 123), được thực hiện bởi Suzaki (2011) cho thấy, chỉ có 01 mẫu nấm sinh bào tử trên môi trường OMA nhưng cả 3 mẫu nấm đều sinh bào tử trên môi trường chứa nồng độ dinh dưỡng thấp hơn (OMA 10, 15 và 20%). Su et al. (2012) cũng đã gợi ý rằng prolamin trong môi trường OMA, một chất kích thích sinh bào tử nấm, chỉ phát huy hiệu quả trong điều kiện hàm lượng carbonhydrate trong môi trường nuôi cấy thấp. Như vậy, kết quả thu được về số lượng bào tử hình thành của 5 loài nấm trên môi trường dinh dưỡng hoàn toàn phù hợp với kết quả của Su et al. (2012) và Suzaki (2011) khi hàm lượng carbonhydrate từ khoai tây (20g) trong môi trường PCA thấp hơn nhiều so với trong môi trường PDA (250g).

Ngoài ra, số liệu thu được cũng cho thấy có sự khác nhau đáng kể về khả năng sinh bào tử trong số 5 loài nấm. Loài C. gloeosporioides s.s sinh bào tử kém nhất trên tất cả 3 loại môi trường. Trái lại, loài C. siamense, C. truncatum C. fructicola lại sinh bào tử dễ dàng trên cả 3 loại môi trường. Khả năng sinh bào tử đóng vai trò quan trọng đến mức độ phổ biến của mỗi loài nấm. Kết quả thu được là hoàn toàn phù hợp khi các nghiên cứu đã chỉ ra rằng C. gloeosporioides s.s có phạm vi ký chủ khá hẹp (Cannon et al., 2008; Weir et al., 2012), trong khi đó các loài C. siamense, C. truncatum C. fructicola lại có phạm vi ký chủ rất rộng (Capobiango et al., 2016; Cheng et al., 2013; James et al., 2014; Liu et al., 2015; Liu et al., 2017; Weir et al., 2012; Yang et al., 2009).

Từ kết quả thu được của thí nghiệm có thể khẳng định, PDA là môi trường thích hợp nhất cho phát triển tản nấm và PCA là môi trường thích hợp nhất cho việc hình thành bào tử của 5 loài nấm Colletotrichum được phát hiện.

Bảng 4.21. Khả năng sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum trên các môi trường dinh dưỡng TT Môi

trường Loài nấm Mẫu nấm

Đường kính tản nấm (mm) Sốlượng bào tử hình thành

3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày

1 PDA

C. gloeosporioides s.s C44 31,13c 58,13b 90,0a - - - - +

C. siamense C4 35,66b 62,93ab 90,0a - - + ++ +++

C. fructicola C1 37,26b 64,80a 90,0a - - - + ++

C. aeschynomenes C29 41,33a 69,07a 90,0a - - + ++ ++

C. truncatum C30 28,20d 47,07c 67,60b 90,0 - + ++ +++

LSD0,05 2,89 4,66 1,98

2 PCA

C. gloeosporioides s.s C44 21,26b 39,33b 59,66b 77,86a - - + ++

C. siamense C4 19,26bc 36,73bc 54,33c 72,66b - + ++ +++

C. fructicola C1 24,73a 41,26ab 63,33ab 79,73a - + ++ ++

C. aeschynomenes C29 26,00a 42,66a 66,73a 81,33a - + ++ +++

C. truncatum C30 18,20c 33,46c 51,40c 67,13c - + ++ +++

LSD0,05 2,75 3,64 4,36 4,74

3 WA

C. gloeosporioides s.s C44 18,13ab 32,86ab 50,66ab 65,20b - - - -

C. siamense C4 15,33b 31,13b 48,40b 62,26b - - - +

C. fructicola C1 16,40b 34,20ab 51,93ab 66,06ab - - - +

C. aeschynomenes C29 19,66a 35,33a 54,46a 70,26a - - - +

C. truncatum C30 12,13c 26,26c 43,66c 57,53c - - - +

LSD0,05 2,41 3,95 4,58 4,51

Chú thích: -: không hình thành bào tử , +: Số lượng bào tử ít (<1 x 106 bào tử/ ml), ++: Số lượng bào tử trung bình (1 - 2 x 106 bào tử/ ml), +++: Số lượng bào tử nhiều (> 2 x 106 bào tử/ ml)

92

Chú thích: Ký hiệu các loài nấm: a - C. fructicola (C1), b - C. siamense (C4), c - C. aeschynomenes (C29), d - C. truncatum (C30) và e - C. gloeosporioides s.s (C44)

Hình 4.10. Khảnăng sinh trưởng của các loài Colletotrichum trên các môi trường dinh dưỡng

4.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum trên môi trường PDA

Nhiệt độ là yếu tố sinh thái quan trọng cho sự phát sinh, gây hại của nấm gây bệnh cây. Mỗi loài nấm đều có khả năng phát triển tốt hoặc bị ức chế ở một ngưỡng nhiệt độ nhất định, việc nắm được ngưỡng nhiệt độ thích hợp của từng loài sẽ giúp ích nhiều cho việc dự báo quy luật phát sinh, gây hại của đối tượng

để đề xuất biện pháp phòng trừ hiệu quả. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến Vì vậy, chúng tôi tiến hành nuôi cấy 5 loài nấm Colletotrichum thu thập được trên môi trường PDA ở 4 ngưỡng nhiệt độ 20oC, 25oC, 30oC và 35C. Kết quả thí nghiệm thu được tại bảng 4.22 và hình 4.11 cho thấy:

Nhiệt độ nuôi cấy có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển tản nấm của các loài Colletotrichum. Ba loài nấm C. gloeosporioides s.s, C. aeschynomenesC. truncatum phát triển tản nấm tốt nhất ở 25oC, tiếp đến là 30oC, 20oC và thấp nhất ở 35oC. Ở 25oC, đường kính tản nấm đạt 90 mm sau 7 ngày trên 2 loài C. gloeosporioides s.s, C. aeschynomenes và sau 9 ngày trên loài C. truncatum.

Ở 30oC, sau 9 ngày, đường kính tản nấm của loài C. gloeosporioides s.s và C. aeschynomenes đạt 90mm, loài C. truncatum đạt 81,20 mm. Ở 20oC, sau 9 ngày đường kính tản nấm của các loài C. gloeosporioides s.s, C. aeschynomenesC. truncatum đạt lần lượt 75,40 mm, 72,26 mm và 61,40 mm. Trong khi đó, ở 35oC cũng sau 9 ngày đường kính tản nấm của các loài chỉ đạt lần lượt là 59,53 mm, 51,80 mm và 52,40 mm (bảng 4.22, hình 4.11).

Trên loài C. siamense, tản nấm phát triển tốt nhất ở 30oC sau 3 ngày theo dõi, tuy nhiên từ thời điểm 5 ngày đường kính tản nấm ở 25oC và 30oC là tương đương nhau. Tiếp đến là 20oC và tản nấm phát triển chậm nhất ở 35oC. Ở 25 - 30oC, sau 3 ngày đường kính tản nấm đạt 34,73 - 38,53 mm, sau 5 ngày đạt 58,46 - 61,20 mm và sau 7 ngày đạt 90 mm. Ở hai ngưỡng nhiệt độ còn lại, đường kính tản nấm sau 9 ngày đạt 67,20 mm ở 20oC và thấp nhất ở 35oC, chỉ đạt 48,66 mm (bảng 4.22, hình 4.11).

Trên loài C. fructicola, tản nấm phát triển tốt nhất ở 25oC sau 5 ngày, tuy nhiên từ 7 ngày kích thước tản nấm ở 25oC và 30oC là tương đương nhau. Tiếp đến là 20o C và tản nấm phát triển chậm nhất ở 35oC. Đường kính tản nấm ở 25 - 30oC đạt 35,86 - 38,46 mm sau 3 ngày, 62,60 - 67,40 mm sau 5 ngày và đạt 90 mm sau 7 ngày. Tại hai ngưỡng nhiệt độ còn lại, sau 9 ngày, đường kính tản nấm đạt 71,06 mm ở 20oC và chỉ đạt 58,33 mm ở 35oC (bảng 4.22, hình 4.11).

Bên cạnh sự sai khác về tốc độ phát triển tản nấm, giữa các loài còn có sự sai khác về thời gian xuất hiện và số lượng bào tử hình thành trên môi trường.

Trong 5 loài nấm nghiên cứu, loài C. gloeosporioides s.s chỉ hình thành bào tử trên môi trường ở nhiệt độ 25oC và 30oC. Bốn loài nấm còn lại đều hình thành bào tử trên môi trường ở cả 4 ngưỡng nhiệt độ sau 9 ngày theo dõi.

Loài C. gloeosporioides s.s chỉ hình thành bào tử sau 9 ngày nuôi cấy ở 25oC và 30oC, số lượng bào tử hình thành ít (<1 × 106 bào tử/ ml). Ở hai ngưỡng nhiệt độ còn lại là 20oC và 35oC không ghi nhận được sự xuất hiện của bào tử nấm trên môi trường sau 9 ngày theo dõi (bảng 4.22, hình 4.11).

Hai loài C. siamense C. fructicola hình thành bào tử thuận lợi nhất ở 25 - 30oC. Loài C. siamense xuất hiện bào tử sau 3 ngày, số lượng bào tử hình thành nhiều (> 2 × 106 bào tử/ ml sau 9 ngày). Tương tự, loài C. fructicola xuất hiện bào tử sau 5 ngày, số lượng bào tử hình thành trung bình (1 - 2 × 106 bào tử/ ml sau 9 ngày). Ở hai ngưỡng nhiệt độ còn lại là 20oC và 35oC, bào tử của 2 loài nấm xuất hiện muộn hơn 2 - 4 ngày, số lượng bào tử hình thành ít hơn (<1 × 106 bào tử/ ml sau 9 ngày) so với nhiệt độ 25 - 30oC (bảng 4.22, hình 4.11).

Loài C. aeschynomenes xuất hiện bào tử trên môi trường sớm và nhiều nhất ở 20 - 25oC. Tại các ngưỡng nhiệt độ này, bào tử xuất hiện sau 5 ngày, số lượng bào tử đạt 1 - 2 x 106 bào tử/ ml sau 9 ngày. Trên hai ngưỡng nhiệt độ còn lại, bào tử nấm xuất hiện sau 7 ngày ở 30oC và 9 ngày ở 35oC, số lượng bào tử hình thành ít, sau 9 ngày chỉ đạt <1 × 106 bào tử/ ml (bảng 4.22, hình 4.11).

Loài C. truncatum hình thành bào tử thuận lợi trong khoảng nhiệt độ tương đối rộng, từ 25 - 35oC. Tại 3 ngưỡng nhiệt độ này, bào tử nấm xuất hiện sau 5 ngày, sốlượng bào tử hình thành nhiều (> 2 × 106 bào tử/ ml sau 9 ngày). Ở nhiệt độ 20oC bào tử xuất hiện sau 7 ngày, số lượng bào tử hình thành ở mức trung bình (1 - 2 × 106 bào tử/ ml sau 9 ngày) (bảng 4.22, hình 4.11).

Từ kết quả thu được về ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển của các loài Colletotrichum trên môi trường PDA có thể kết luận: loài C. gloeosporioides s.s phát triển tản nấm thuận lợi nhất ở 25oC, bào tử chỉ hình thành trên môi trường nuôi cấy ở 25 - 30oC. Loài C. siamense C. fructicola phát triển tản nấm và hình thành bào tử thuận lợi nhất ở 25 - 30oC. Loài C. aeschynomenes phát triển tản nấm thuận lợi nhất ở 25oC, bào tử hình thành thuận lợi ở 20 - 25oC. Loài C. truncatum phát triển tản nấm thuận lợi nhất ở 25oC, bào tử hình thành thuận lợi ở 25 - 35oC.

Bảng 4.22. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng của các loài Colletotrichum TT Loài nấm Mẫu

nấm Nhiệt độ

(oC) Đường kính tản nấm (mm) Sốlượng bào tử hình thành 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày

1 C. gloeosporioides s.s C44

20 20,26c 36,60c 56,46c 75,40b - - - -

25 33,46a 66,73a 90,00a 90,00a - - - +

30 28,40b 43,26b 67,33b 90,00a - - - +

35 14,73d 26,66d 41,93d 59,53c - - - -

LSD0,05 2,21 4,17 4,35 4,41

2 C. siamense C4

20 19,26c 35,80b 51,33b 67,20b - - + +

25 34,73b 58,46a 90,00a 90,00a - + ++ +++

30 38,53a 61,20a 90,00a 90,00a - + ++ +++

35 8,26d 19,33c 34,73c 48,66c - - - +

LSD0,05 2,54 4,05 2,57 2,94

3

C. fructicola

C1

20 21,66c 39,33c 56,53b 71,06b - - - +

25 38,46a 67,40a 90,00a 90,00a - - + ++

30 35,86a 62,60b 90,00a 90,00a - - + ++

35 10,67d 26,13d 41,80c 58,33c - - - +

LSD0,05 2,60 4,12 2,33 3,24

4

C. aeschynomenes C29

20 21,00c 37,73c 55,33c 72,26b - + ++ ++

25 43,26a 74,66a 90,00a 90,00a - + ++ ++

30 37,33b 54,40b 75,53b 90,00a - - + +

35 6,80d 16,66d 33,46d 51,80c - - - +

LSD0,05 2,17 4,05 4,72 2,71

5 C. truncatum C30

20 15,60b 27,73c 42,00c 61,40c - - + ++

25 29,26a 48,06a 67,13a 90,00a - + ++ +++

30 27,00a 43,80b 60,66b 81,20b - + ++ +++

35 10,66c 21,40d 35,73d 52,40d - + ++ +++

LSD0,05 2,32 2,58 4,75 3,54

96

Chú thích: Ký hiệu các loài nấm: a - C. gloeosporioides s.s (C44), b - C. siamense (C4), c - C. fructicola (C1), d - C. aeschynomenes (C29) và e - C. truncatum (C30)

Hình 4.11. Khảnăng sinh trưởng của các loài Colletotrichum ởcác điều kiện nhiệt độ khác nhau

4.3.3. Ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum trên môi trường PDA

Một trong những nguyên lý phòng trừ bệnh hại nói chung, bệnh nấm nói riêng là tạo ra điều kiện môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của nấm bệnh. Trong các yếu tốmôi trường tác động đến sự phát triển của nấm bệnh, pH môi trường giữ một vai trò quan trọng. Nguồn bệnh thán thư gây hại trên cây ớt

tồn tại trong đất, tàn dư thực vật chịu sự tác động của pH đất, nguồn bệnh tồn tại trên thân, lá, quả sẽ chịu tác động của pH trong nước tưới. Việc xác định pH thích hợp cho quá trình sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum sẽ giúp chúng ta xây dựng biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả. Xuất phát từ thực tế trên 5 loài nấm Colletotrichum thu thập được nuôi cấy trên môi trường PDA ở các mức pH 4,0; 5,0; 6,0 và 7,0 trong điều kiện 25oC ± 2oC, 12 giờ chiếu sáng/

ngày. Kết quả theo dõi thí nghiệm được ghi tại bảng 4.23 và hình 4.12.

Loài C. gloeosporioides s.s phát triển tản nấm nhanh nhất ở pH 6,0, tiếp đến là pH 5,0; 7,0 và chậm nhất ở pH 4,0. Đường kính tản nấm đạt 90 mm sau 7 ngày ở pH 6,0 và sau 9 ngày ở pH 5,0. Trên hai ngưỡng pH còn lại, sau 9 ngày đường kính tản nấm chỉ đạt 66,06 - 74,33 mm. Trong 4 mức pH thí nghiệm, bào tử chỉ xuất hiện sau 9 ngày ở pH 6,0. Số lượng bào tử hình thành ít, chỉ đạt <1 × 106 bào tử/ ml. Như vậy, loài C. gloeosporioides s.s sinh trưởng, phát triển thuận lợi nhất ở pH 6,0 (bảng 4.23, hình 4.12). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu của Patel (2004), Deshmukh et al. (2012) khi nghiên cứu về loài C. gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây ớt và đậu lima.

Loài C. siamense phát triển tản nấm thuận lợi nhất ở pH 5,0; 6,0, tiếp đến là pH 4,0 và chậm nhất ở pH 7,0. Đường kính tản nấm đạt 90 mmsau 7 ngày ở pH 5,0 và 6,0 trong khi sau 9 ngày đường kính tản nấm ở pH 4,0 và 7,0 chỉ đạt 72,06 - 78,0 mm. Mặc dù tản nấm của 2 ngưỡng pH 5,0 và 6,0 đều phát triển kín đĩa sau 7 ngày, tuy nhiên trước thời điểm này (3 ngày, 5 ngày) đường kính tản nấm ở pH 5,0 có kích thước lớn hơn pH 6,0 rõ rệt. Bào tử của loài C. siamense xuất hiện sớm nhất sau 5 ngày, số lượng bào tử hình thành nhiều (> 2 × 106 bào tử/ ml sau 9 ngày) ở các ngưỡng pH 5,0; 6,0. Tiếp đến là pH 4,0, bào tử hình thành sau 7 ngày, số lượng đạt mức trung bình (1 - 2 × 106 bào tử/ ml sau 9 ngày). Bào tử xuất hiện muộn nhất sau 9 ngày với số lượng ít (<1 × 106 bào tử/ ml) ở pH 7,0 (bảng 4.23, hình 4.12).

Tản nấm của loài C. fructicola phát triển nhanh nhất ở pH 6,0, tiếp đến là pH 5,0; 7,0 và chậm nhất ở pH 4,0. Đường kính tản nấm đạt 90 mm sau 7 ngày ở pH 6,0 và sau 9 ngày ở pH 5,0. Trên 2 ngưỡng pH còn lại đường kính tản nấm sau 9 ngày nuôi cấy đạt 72,33 - 79,73 mm. Bào tử của loài C. fructicola xuất hiện sớm nhất sau 7 ngày, số lượng bào tử hình thành đạt mức trung bình (1 - 2 × 106 bào tử/ ml sau 9 ngày) ở các mức pH 5,0 và 6,0. Hai mức pH còn lại là 4,0 và 7,0 bào tử nấm xuất hiện muộn hơn 2 ngày, số lượng bào tử hình thành ít, sau 9 ngày

chỉ đạt <1 × 106 bào tử/ ml (bảng 4.23, hình 4.12).

Trên loài C. aeschynomenes, tản nấm đạt kích thước 90 mm ở pH 6,0 sau 7 ngày và sau 9 ngày ở pH 5,0. Ở 2 mức pH còn lại, tản nấm ở pH 4,0 phát triển nhanh hơn pH 7,0. Sau 9 ngày, đường kính tản nấm ở pH 4,0 đạt 79,53 mm trong khi pH 7,0 chỉ đạt và 66,33 mm. Quan sát thực tế trong quá trình thí nghiệm chúng tôi nhận thấy, ở pH 4,0 mặc dù tản nấm phát triển nhanh hơn pH 7,0 tuy nhiên, tản nấm chỉ mọc sát trên bề mặt môi trường chứ không mọc dày đặc, bông xốp như các mức pH còn lại. Bào tử của loài C. aeschynomenes xuất hiện sớm nhất ở thời điểm sau 5 ngày và đạt số lượng ở mức trung bình (1 - 2 × 106 bào tử/

ml sau 9 ngày) ở các mức pH 4,0; 5,0; 6,0. Tại pH 7,0, bào tử nấm chỉ xuất hiện trên môi trường ở thời điểm sau 9 ngày nuôi cấy với số lượng ít, chỉ đạt <1 × 106 bào tử/ ml (bảng 4.23, hình 4.12).

Loài C. truncatum phát triển tản nấm tốt nhất ở pH 6,0 tiếp đến là pH 7,0;

5,0 và kém nhất ở pH 4,0. Trong 4 mức pH nghiên cứu, đường kính tản nấm chỉ đạt 90 mm ở pH 6,0 sau 9 ngày. Ở các mức pH còn lại, sau nuôi cấy 9 ngày đường kín tản nấm lớn nhất ở pH 7,0 đạt 77,60 mm, tiếp đến là pH 5,0 đạt 68,20 mm và nhỏ nhất ở pH 4,0 chỉ đạt 58,06 mm. Bên cạnh sự khác nhau về tốc độ phát triển tản nấm chúng tôi còn nhận thấy sự sai khác về đặc điểm tản nấm của các mức pH nghiên cứu. Tại pH 6,0 và 7,0, tản nấm phát triển bông xốp, mép tản nấm bằng phẳng tạo thành hình tròn, trong khi ở 2 ngưỡng pH còn lại là 5,0 và 4,0 tản nấm mỏng, mép tản không bằng phẳng mà tạo ra các vết khảm. Bào tử xuất hiện trên môi trường xuất hiện sớm nhất, sau 5 ngày ở các mức pH 4,0; 5,0;

6,0 và muộn nhất ở pH 7,0 sau 7 ngày nuôi cấy. Số lượng bào tử hình thành nhiều nhất ở pH 5,0; 6,0, tiếp đến là pH 4,0 và ít nhất ở pH 7,0. Sau 9 ngày, số lượng bào tử hình thành ở pH 5,0 và 6,0 là >2 × 106 bào tử/ ml, pH 4,0 là 1 - 2 × 106 bào tử/ ml, trong khi pH 7,0 là <1 × 106 bào tử/ ml (bảng 4.23, hình 4.12).

Từ kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của pH môi trường có thể kết luận:

các loài C. gloeosporioides s.s, C. fructicola, C. aeschynomenes C. truncatum có khả năng sinh trưởng, phát triển, sinh bào tử thuận lợi nhất ở pH 6,0. Riêng loài C. siamense có khả năng sinh trưởng, phát triển, sinh bào tử thuận lợi trong khoảng pH rộng hơn, từ 5,0 - 6,0. Trong 5 loài nấm nghiên cứu các loài C.

gloeosporioides s.s, C. fructicola, C. truncatum có xu hướng phát triển thuận lợi hơn trong môi trường có tính kiềm, các loài C. siamenseC. aeschynomenes có xu hướng phát triển thuận lợi hơn trong môi trường có tính axit yếu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colletotrichum spp gây bệnh thán thư ớt tại đồng bằng sông hồng (Trang 106 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)