Kết quả thu thập mẫu bệnh thán thư ớt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colletotrichum spp gây bệnh thán thư ớt tại đồng bằng sông hồng (Trang 73 - 76)

4.1. ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÁC HẠI VÀ THU THẬP MẪU BỆNH THÁN THƯ ỚT

4.1.3. Kết quả thu thập mẫu bệnh thán thư ớt

Để tạo nguồn vật liệu nghiên cứu chúng tôi tiến hành thu thập các mẫu bệnh thán thư gây hại trên quả ớt. Quá trình thu thập mẫu được thực hiện trong 3 năm (2015 - 2017) trên các giống ớt trồng phổ biến tại ĐBSH và một số tỉnh. Kết quả thu thập mẫu được trình bày tại bảng 4.6 hình 4.1 và phụ lục 1.

Bảng 4.6. Triệu chứng mẫu bệnh thán thư thu thập tại các địa điểm T

T Dạng triệu chứng Loại quả

Sốlượng

mẫu Ký hiệu mẫu

1

Triệu chứng 1: Vết bệnh là các đốm tròn đồng tâm hoặc hình thoi, hơi lõm. Bề mặt vết bệnh có những chấm nhỏ li ti màu đen xếp thành vòng tròn đồng tâm hoặc lộn xộn.

Quả

xanh 3 C18, C32, C35 Quả

chín 8 C3, C8, C23, C27, C37, C53, C47, C30

Cộng 11

2

Triệu chứng 2: Vết bệnh là các đốm tròn đồng tâm hoặc hình thoi, hơi lõm. Bề mặt vết bệnh có những khối bào tử màu vàng, ẩm ướt, xung quanh vết bệnh thường có viền đen.

Quả

xanh 6 C1, C33, C34, C36, C41, C43

Quả

chín 35

C2, C4, C5, C6, C7, C9, C10, C11, C12, C13, C14, C15, C16, C17, C19, C20, C22, C24, C25, C26, C28, C29, C31, C38, C39, C40, C45, C46, C48, C50, C51, C52

Cộng 41

Hình 4.1. Sốlượng mẫu bệnh thán thư ớt thu thập tại các địa điểm từ 2015 - 2017

Trong 3 năm (2015 - 2017) đã thu thập được 52 mẫu bệnh thán thư gây hại trên quả ớt, trong đó 41 mẫu bệnh được thu thập tại 9 tỉnh thuộc ĐBSH, 11 mẫu được thu thập tại các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La và Tiền Giang. Mẫu bệnh thu thập gồm các quả ớt xanh và chín, trong hai loại quả thu thập số lượng mẫu quả chín chiếm đa số với 43/52 mẫu. Triệu chứng các mẫu thu thập gồm 2 nhóm được phân biệt với nhau bởi đặc điểm bề mặt vết bệnh xuất hiện chấm đen nhỏ li ti hoặc bề mặt vết bệnh có những khối bào tử màu vàng. Trong 2 dạng triệu chứng điển hình, triệu chứng bề mặt vết bệnh có những khối bào tử màu vàng chiếm đa số với 41/52 mẫu thu thập (bảng 4.6, hình 4.1 và 4.2).

Chú thích: A - triệu chứng 1 trên quả xanh, B - triệu chứng 1 trên quả chín, C - triệu chứng 2 trên quả xanh, D - triệu chứng 2 trên quả chín

Hình 4.2. Triệu chứng bệnh thán thư điển hình do nấm Colletotrichum spp.

gây hại trên quảớt

4.1.4. Đặc điểm hình thái của các mẫu nấm gây bệnh thán thư ớt

Các mẫu bệnh sau khi thu thập được tiến hành phân lập, nuôi cấy và quan sát một số đặc điểm hình thái. Các đặc điểm hình thái, kích thước bào tử phân sinh, đĩa áp của các mẫu nấm thu thập được trình bày tại bảng 4.7 và phụ lục 1.

Dựa vào đặc điểm bào tử phân sinh và đĩa áp của các mẫu nấm, chúng tôi xếp các mẫu nấm thu thập thành 3 nhóm hình thái. Cụ thể:

Nhóm I gồm 43 mẫu là C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, C9, C10, C11, C12, C14, C15, C16, C17, C18, C19, C21, C22, C23, C24, C26, C27, C28, C31, C33, C34, C36, C37, C38, C39, C40, C41, C42, C43, C44, C45, C46, C47, C50, C51, C52, C54. Nhóm này có bào tử phân sinh hình trụ, hai đầu tù tới tròn, kích thước dao động từ 10,6 - 12,6 ì 3,6 - 5,1 àm. Đĩa ỏp cú kớch thước 6,6 - 8,8 ì 4,8 - 6,2 àm, màu nõu đến nõu đậm, hỡnh trứng, tày, elip tới gần hỡnh thoi, một số cú hỡnh dạng không đều (bảng 4.7, hình 4.3 a,d).

Nhóm II chỉ gồm 1 mẫu là C29. Bào tử phân sinh có kích thước 11,9 × 4,6 àm, đĩa ỏp cú kớch thước 9,7 ì 5,7 àm. Nhỡn chung đặc điểm hỡnh thỏi bào tử của nhóm này giống với nhóm I. Tuy nhiên một số đĩa áp của nấm có mức độ chẻ thùy sâu hơn so với nhóm I (bảng 4.7, hình 4.3 b,e).

Nhóm III gồm 8 mẫu là C8, C13, C20, C25, C30, C35, C48 và C53. Nhóm này có bào tử phân sinh hình lưỡi liềm, kích thước dao động từ 21,5 - 22,4 × 3,5 - 3,7 àm. Đĩa ỏp giống nhúm I, cú màu nõu đến nõu đậm, hỡnh trứng, tày, elip tới gần hình thoi, một số có hình dạng không đều (bảng 4.7, hình 4.3 c,f).

Bảng 4.7. Đặc điểm hình thái các mẫu nấm thán thư hại ớt thu thập TT

Nhóm hình

thái

Bào tử phân sinh Đĩa áp

Mẫu nấm thuộc nhóm Hình

dạng

Kích thước (dài × rộng, àm)

Hình dạng

Kích thước (dài × rộng, àm)

1 I

Trụ, hai đầu tù tới tròn

10,6 - 12,6

± 0,9 - 1,3

× 3,6 - 5,1

± 0,3 - 0,6

Màu nâu đến nâu đậm; hình trứng, tày, elip tới gần hình thoi, một số có hình dạng không đều

6,6 - 8,8 ± 0,6 - 1,2 × 4,8 - 6,2 ± 0,4 - 1,1

C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, C9, C10, C11, C12, C14, C15, C16, C17, C18, C19, C21, C22, C23, C24, C26, C27, C28, C31, C33, C34, C36, C37, C38, C39, C40, C41, C42, C43, C44, C45, C46, C47, C50, C51, C52, C54

2 II

Trụ, hai đầu tù tới tròn

11,9 ± 1,1

× 4,6 ± 0,4

Màu nâu đến nâu đậm; hình trứng, tày, elip tới gần hình thoi, một số chẻ thùy

9,7 ± 1,4 × 5,7 ± 0,6 C29

3 III Lưỡi liềm

20,5 - 22,4

± 1,0 - 1,4

× 3,5 - 3,9

± 0,4 - 0,6

Màu nâu đến nâu đậm; hình trứng, tày, elip tới gần hình thoi, một số có hình dạng không đều

8,1 - 11,7

± 0,2 - 2,2

× 5,1 - 6,3

± 0,5 - 1,0

C8, C13, C20, C25, C30, C35, C48, C53

Hình 4.3. Đặc điểm bào tửphân sinh (a, b, c) và đĩa áp (d, e, f) của nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư ớt tại đồng bằng sông Hồng.

Đại diện 3 nhóm hình thái C4 (a,d); C29 (b,e) và C25 (c,f)

Từ kết quả quan sát thu được chúng tôi nhận thấy: Đặc điểm bào tử và đĩa áp của các mẫu nấm nhóm I và II nhìn chung giống với các loài nấm thuộc phức hợp loài C. gloeosporioides s.l. Phức hợp này gồm ít nhất 23 loài, tất cả đều tạo bào tử phân sinh hình trụ thẳng, hai đầu tù, kích thước rất dao động.

Đặc điểm hình thái tản cũng như đĩa áp cũng rất đa dạng và thay đổi (Weir et al., 2012). Đặc điểm bào tử và đĩa áp của các mẫu nấm nhóm III giống loài C. truncatum được mô tả bởi Damm et al. (2009).

Kết quả quan sát triệu chứng vết bệnh và đặc điểm hình thái của các mẫu nấm thu thập cũng cho thấy, triệu chứng bệnh quan sát được trên quả không thể hiện tính đặc trưng cho các loài hoặc nhóm loài Colletotrichum gây bệnh thán thư trên quả ớt. Chẳng hạn, các mẫu bệnh C8, C18 (bề mặt vết bệnh xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu đen), tuy nhiên kết quả quan sát đặc điểm hình thái bào tử lại thuộc 2 nhóm hình thái khác nhau. Mẫu C8 có bào tử hình lưỡi liềm, mẫu C18 có bào tử hình trụ, hai đầu tù tới tròn. Tương tự, các mẫu bệnh C30 và C33 (bề mặt vết bệnh có những khối bào tử màu vàng) song kết quả quan sát đặc điểm hình thái bào tử thuộc 2 nhóm hình thái khác nhau. Mẫu C30 có bào tử hình lưỡi liềm, mẫu C33 có bào tử hình trụ, hai đầu tù tới tròn (bảng 4.6, bảng 4.7).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colletotrichum spp gây bệnh thán thư ớt tại đồng bằng sông hồng (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)