Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến khả năng sinh trưởng, phát triển của các loài nấm Colletotrichum phát hiện được trong điều kiện in vitro

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colletotrichum spp gây bệnh thán thư ớt tại đồng bằng sông hồng (Trang 132 - 153)

4.3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, TÍNH GÂY BỆNH CỦA CÁC LOÀI

4.4.1. Ảnh hưởng của một số thuốc hóa học đến khả năng sinh trưởng, phát triển của các loài nấm Colletotrichum phát hiện được trong điều kiện in vitro

Do ưu điểm trừ bệnh nhanh chóng, ngay cả khi bệnh phát triển mạnh và thuận tiện khi sử dụng nên biện pháp hóa học hiện nay vẫn là biện pháp được lựa chọn nhiều nhất trong sản xuất. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả phòng trừ, giảm thiểu chi phí cũng như giảm những tác động xấu của thuốc hóa học đến môi trường cần xác định đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ nhằm khống chế bệnh hiệu quả nhất. Các loại thuốc hóa học được lựa chọn sử dụng trong nghiên cứu là các loại thuốc phổ biến tại Việt Nam, bao gồm Azony 25SC, Score 250 EC, Tiptop 250EC và Antracol 70WP để xác định loại thuốc hiệu quả nhất đối với từng loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư ớt.

Các loại thuốc lựa chọn được đánh giá hiệu lực bằng 2 phương pháp. Phương pháp thứ nhất, đánh giá khả năng ức chế của thuốc đến khả năng sinh trưởng của các loài nấm trên môi trường PDA. Thuốc thí nghiệm được pha thành các nồng độ khác nhau trong môi trường PDA, nấm được cấy trên môi trường và đánh giá khả năng sinh trưởng tản nấm của mỗi nồng độ thuốc so với đối chứng. Phương pháp thứ hai, đánh giá khả năng ức chế của thuốc đến khả năng nảy mầm của bào tử các loài nấm. Thuốc thí nghiệm được pha trong nước cất vô trùng ở các nồng độ khác nhau, bào tử nấm của các loài nấm được cho vào các nồng độ thuốc được pha sẵn.

Hiệu lực của thuốc được đánh giá bằng cách so sánh tỷ lệ bào tử nảy mầm của mỗi nồng độ thuốc sử dụng với đối chứng. Nồng độ sử dụng của mỗi loại thuốc gồm:

nồng độ gấp 2 lần khuyến cáo, khuyến cáo, 1/2 khuyến cáo, 1/4 khuyến cáo.

4.4.1.1. Ảnh hưởng của thuốc Azony 25SC đến sinh trưởng, phát triển của các loài nấm Colletotrichum

Thuốc Azony 25SC có hoạt chất chính là azoxystrobin, thuộc nhóm thuốc trừ nấm Strobilurin. Nhóm thuốc này ra đời vào năm 1996 dựa trên sự phát triển từ các hợp chất được tìm thấy trong quá trình chuyển hóa tự nhiên của nấm ăn Stobilurus tenacellus. Đến năm 2002, đã có 6 hợp chất thuộc nhóm Strobilurin

được thương mại hóa để sử dụng trong nông nghiệp (Bartlett et al., 2002). Nhóm thuốc Strobilurin có hoạt động phổ rộng chống lại bốn nhóm nấm chính gây bệnh thực vật bao gồm: Ascomycota, Basidiomycota, Deuteromycetes và Oomycetes.

Có nhiều báo cáo về hiệu quả của azoxystrobin chống lại bệnh cây như nấm thối xám (Botrytis cinerea) của rau và quả, đốm lá (Cercospora beticola), phấn trắng (Erysiphe betae) trên củ cải đường, đốm đen (Guignardia citricarpa) trên cây có múi, thối sau thu hoạch (Colletotrichum gloeosporioides) trên quả bơ (dẫn theo Sundravadana et al., (2007)).

a. Ảnh hưởng của thuốc Azony 25SC đến khả năng sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum trên môi trường PDA

Có rất nhiều kết quả khác nhau về hiệu lực ức chế sự phát triển tản nấm của azoxystrobin đối với loài C. capsici gây bệnh thán thư ớt. Theo Linu et al. (2006) và Chacko & Gokulapalan (2014), hiệu lực ức chế của azoxystrobin nồng độ 0,1% trên loài C. capsici gây bệnh thán thư ớt đạt 62,2 - 67,5%. Theo Arunakumara & Satyanarayana (2016), hiệu lực ức chế của azoxystrobin nồng độ 0,1% trên loài C. capsici gây bệnh thán thư ớt đạt 87,16%. Tuy nhiên, theo Jagtap et al. (2013), hiệu lực ức chế sinh trưởng tản nấm của azoxystrobin đối với nấm C. capsici gây bệnh trên cây nghệ đạt 76,30%, 82,77% và 100% ở các nồng độ 500 ppm, 1.000 ppm và 1.500 ppm. Đối với loài C. gloeosporioides gây bệnh thán thư xoài, kết quả nghiên cứu của Sundravadana et al. (2007) cho thấy, azoxystrobin ở nồng độ 1 ppm trở lên sẽ ức chế hoàn toàn sự sinh trưởng của nấm trên môi trường PDA.

Kết quả thử nghiệm ảnh hưởng của thuốc Azony 25SC đến khả năng sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư ớt thu thập tại ĐBSH và một số tỉnh trên môi trường PDA được ghi tại bảng 4.27 và hình 4.17.

Thuốc Azony 25SC có khả năng ức chế sinh trưởng ở mức độ nhất định đến sự phát triển của các loài nấm Colletotrichum. Trong 4 nồng độ thuốc thí nghiệm, không có nồng độ nào của thuốc ức chế hoàn toàn sự phát triển tản nấm của các loài nấm thí nghiệm. Hiệu lực của thuốc đạt 6,3 - 57,4% tùy thuộc vào loài nấm và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các nồng độ thuốc sử dụng trên mỗi loài nấm (bảng 4.27, hình 4.17).

Đối với loài C. gloeosporioides s.s và C. fructicola ở thời điểm sau 7 ngày, hiệu lực của thuốc có sự sai khác rõ rệt giữa 4 nồng độ thuốc thí nghiệm. Hiệu lực đạt cao nhất ở nồng độ tăng 2 lần so với khuyến cáo, kế tiếp là nồng độ khuyến

cáo, nồng độ giảm 1/2 so với khuyến cáo và thấp nhất ở nồng độ giảm 1/4 so với khuyến cáo. Trên loài C. gloeosporioides s.s, hiệu lực của thuốc ở nồng độ 0,2% đạt 54,8%, tiếp đến là nồng độ 0,1% đạt 43,0%, kế tiếp là nồng độ 0,05% đạt 31,8% và nồng độ 0,025% hiệu lực chỉ đạt 24,8%. Trên loài C. fructicola, nồng độ 0,2% có hiệu lực đạt 57,4%, tiếp đến nồng độ 0,1% đạt 50,4%, nồng độ 0,05% đạt 43,7% và nồng độ 0,025% hiệu lực của thuốc chỉ đạt 38,5% (bảng 4.27, hình 4.17).

Trên 3 loài nấm C. siamense, C. aeschynomenes C. truncatum, hiệu lực của thuốc có sự sai khác rõ rệt giữa nồng độ thí nghiệm. Sau 7 ngày, hiệu lực của thuốc đạt cao nhất ở nồng độ 0,2%, kế tiếp là nồng độ 0,1% và thấp nhất ở 2 nồng độ còn lại. Không có sự sai khác về hiệu lực ức chế ở hai nồng độ 0,05% và 0,025% trên cả 3 loài nấm. Hiệu lực của thuốc ở nồng độ 0,2% trên loài C. siamense đạt 55,9%, tiếp đến nồng độ 0,1% đạt 41,5% và thấp nhất ở 2 nồng độ còn lại, chỉ đạt 31,5 - 35,2%. Trên loài C. aeschynomenes, hiệu lực của thuốc ở nồng độ 0,2% đạt 53,0%, tiếp đến nồng độ 0,1% đạt 45,2% và thấp nhất ở 2 nồng độ còn lại, chỉ đạt 28,5 - 32,6%. Trên loài C. truncatum, nồng độ 0,2% có hiệu lực đạt 37,9%, tiếp đến là nồng độ 0,1% đạt 17,8% và thấp nhất ở nồng độ 0,05% và 0,025%, hiệu lực chỉ đạt 6,3 - 9,6% (bảng 4.27, hình 4.17).

Kết quả thu được cho thấy, khả năng ức chế sinh trưởng tản nấm trên môi trường PDA của thuốc Azony 25SC đối với các loài nấm thí nghiệm là tương đối thấp. Ở nồng độ tăng 2 lần so với khuyến cáo (0,2%) hiệu lực của thuốc chỉ đạt 37,8 - 57,4% tùy thuộc vào loài nấm. Trong 5 loài nấm nghiên cứu, hiệu lực của thuốc đối với các loài nấm thuộc phức hợp loài C. gloeosporioides s.l (C. gloeosporioides s.s, C. siamense, C. fructicolaC. aeschynomenes) cao hơn rõ rệt so với loài C. truncatum ở tất cả các nồng độ thí nghiệm.Cụ thể, ở nồng độ 0,2%, hiệu lực của thuốc đối với phức hợp loài C. gloeosporioides s.l đạt 53,0 - 57,4% trong khi trên loài C. truncatum hiệu lực chỉ đạt 37,8%. Các nồng độ 0,1%, 0,05% cũng thu được kết quả tương tự và đến nồng độ 0,025% hiệu lực của thuốc đối với phức hợp loài C. gloeosporioides s.l đạt 24,8 - 31,5 % trong khi trên loài C.

truncatum hiệu lực chỉ đạt 6,3% (bảng 4.27, hình 4.17).

Như vậy, kết quả đánh giá khả năng ức chế sinh trưởng trên môi trường PDA của thuốc Azony 25SC (hoạt chất azoxystrobin) đối với loài nấm C.

truncatum C. gloeosporioides s.s gây bệnh thán thư ớt được thu thập tại ĐBSH và một số tỉnh là thấp hơn rõ rệt so với các công bố của Sundravadana et al. (2007), Jagtap et al. (2013) và Arunakumara & Satyanarayana (2016).

Bảng 4.27. Ảnh hưởng của thuốc Azony 25SC đến khả năng sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum trên môi trường PDA

T

T Loài nấm Nồng độ

Đường kính tản nấm (mm)

Hiệu lực

ức chế* (%) 3

ngày 5 ngày

7 ngày

9 ngày

1

C. gloeosporioides s.s

2 lần khuyến cáo 0,2% 18,0 28,3 40,7 - 54,8a khuyến cáo 0,1% 24,0 37,3 51,3 - 43,0b 1/2 khuyến cáo 0,05% 26,7 45,0 61,3 - 31,8c 1/4 khuyến cáo 0,025% 30,0 48,3 67,7 - 24,8d

Đ/C 31,3 57,3 90,0 - -

LSD0,05 2,36 2,09 2,80 3,11

2

C. siamense

2 lần khuyến cáo 0,2% 8,3 23,3 39,7 - 55,9a khuyến cáo 0,1% 15,3 32,0 52,7 - 41,5b 1/2 khuyến cáo 0,05% 19,3 38,0 58,3 - 35,2c 1/4 khuyến cáo 0,025% 22,7 40,3 61,7 - 31,5c

Đ/C 37,3 56,7 90,0 - -

LSD0,05 3,80 5,63 3,75 - 4,17

3 C. fructicola

2 lần khuyến cáo 0,2% 12,7 24,7 38,3 - 57,4a khuyến cáo 0,1% 15,7 29,3 44,7 - 50,4b 1/2 khuyến cáo 0,05% 20,7 35,3 50,7 - 43,7c 1/4 khuyến cáo 0,025% 24,3 38,3 55,3 - 38,5d

Đ/C 40,3 64,7 90,0 - -

LSD0,05 2,95 3,44 3,54 - 3,93

4 C. aeschynomenes

2 lần khuyến cáo 0,2% 11,3 26,7 42,3 - 53,0a khuyến cáo 0,1% 16,3 32,7 49,3 - 45,2b 1/2 khuyến cáo 0,05% 25,3 42,0 60,7 - 32,6c 1/4 khuyến cáo 0,025% 29,7 48,3 64,3 - 28,5c

Đ/C 41,3 65,3 90,0 - -

LSD0,05 2,12 4,05 3,93 - 4,37

5 C. truncatum

2 lần khuyến cáo 0,2% 18,7 31,3 45,3 56,0 37,8a khuyến cáo 0,1% 26,7 40,3 59,0 74,0 17,8b 1/2 khuyến cáo 0,05% 30,7 46,7 67,0 81,3 9,6c 1/4 khuyến cáo 0,025% 31,7 49,3 69,0 84,3 6,3c

Đ/C 29,3 49,3 71,0 90,0 -

LSD0,05 3,70 4,54 4,15 2,98 5,53

Chú thích: * Hiệu lực ức chế các mẫu nấm được tính khi tản nấm đối chứng mọc kín đĩa môi trường PDA (đường kính 90 mm). Các giá trị trong cùng một cột có những chữ cái khác nhau

thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Chú thích: a - C. gloeosporioides s.s (C44), b - C. siamense (C4), c - C. fructicola (C14), d - C. aeschynomenes (C29), e - C. truncatum (C30)

Hình 4.17. Khảnăng sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum trên môi trường dinh dưỡng chứa thuốc Azony 25SC ở các nồng độ khác nhau b. Ảnh hưởng của thuốc Azony 25SC đến khả năng nảy mầm bào tử của các loài nấm Colletotrichum

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của thuốc Azony 25SC đến khả năng nảy mầm bào tử các loài nấm Colletotrichum thu được tại bảng 4.28 cho thấy.

Bảng 4.28. Ảnh hưởng của thuốc Azony 25SC đến khả năng nảy mầm bào tử của các loài nấm Colletotrichum TT Loài nấm Nồng độ

Tỷ lệ bào tử nảy mầm (%)

Hiệu lực ức chế (%) giờ 12 24

giờ 48

giờ 12

giờ 24

giờ 48 giờ

1 C.

gloeosporioides s.s

2 lần khuyến cáo 0,2% 0,0 0,0 6,1 - 100,0a 72,3a khuyến cáo 0,1% 0,0 4,6 10,4 - 71,4b 52,8b 1/2 khuyến cáo 0,05% 0,0 8,2 13,1 - 48,0c 40,4c 1/4 khuyến cáo 0,025% 0,0 11,1 16,9 - 29,0d 22,6d

Đ/C 0,0 15,8 21,9 - - -

LSD0,05 0,00 1,81 2,43 - 8,33 9,67

2

C. siamense

2 lần khuyến cáo 0,2% 0,0 5,7 8,3 - 63,7a 56,5a khuyến cáo 0,1% 0,0 7,7 10,5 - 51,5b 45,2b 1/2 khuyến cáo 0,05% 0,0 10,2 13,0 - 35,9c 32,5c 1/4 khuyến cáo 0,025% 0,0 13,0 16,9 - 18,3d 12,2d

Đ/C 0,0 15,9 19,3 - - -

LSD0,05 0,00 1,56 1,58 - 6,40 11,99

3 C. fructicola

2 lần khuyến cáo 0,2% 0,0 0,0 3,7 100,0a 100,0a 82,2a khuyến cáo 0,1% 0,0 0,0 6,8 100,0a 100,0a 68,2b 1/2 khuyến cáo 0,05% 0,0 4,1 10,8 100,0a 56,1b 49,3c 1/4 khuyến cáo 0,025% 0,0 6,3 15,6 100,0a 33,8c 27,1d

Đ/C 4,1 9,7 21,5 - - -

LSD0,05 0,84 1,59 2,34 0,00 11,08 9,92

4 C.

aeschynomenes

2 lần khuyến cáo 0,2% 0,0 0,0 6,0 100,0a 100,0a 73,2a khuyến cáo 0,1% 0,0 3,9 9,8 100,0a 75,2b 56,6b 1/2 khuyến cáo 0,05% 0,0 7,9 13,4 100,0a 51,1c 41,5c 1/4 khuyến cáo 0,025% 0,0 11,4 17,9 100,0a 28,9d 21,7d

Đ/C 6,1 16,1 22,9 - - -

LSD0,05 1,37 1,82 3,73 0,00 7,73 12,09

5 C. truncatum

2 lần khuyến cáo 0,2% 0,0 6,4 12,7 100,0a 71,5a 66,3a khuyến cáo 0,1% 0,0 7,7 15,7 100,0a 65,6a 57,8a 1/2 khuyến cáo 0,05% 0,0 11,2 22,9 100,0a 50,2b 39,7b 1/4 khuyến cáo 0,025% 0,0 15,1 31,0 100,0a 33,3c 18,7c

Đ/C 11,5 22,7 38,2 - - -

LSD0,05 1,66 3,29 6,05 0,00 11,53 11,47

Chú thích: Hiệu lực ức chế với mỗi loài nấm thu được tại mỗi cột mang chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Sau 12 giờ theo dõi chỉ xuất hiện bào tử nấm nảy mầm tại công thức đối chứng của ba loài nấm C. fructicola, C. aeschynomenesC. truncatum. Hiệu lực của thuốc đạt 100% trên cả 3 loài ở tất cả các nồng độ thuốc thí nghiệm. Trên 2 loài còn lại là C. siamense C. gloeosporioides s.s không ghi nhận bào tử nảy mầm ở tất cả các công thức thí nghiệm và đối chứng (bảng 4.28).

Sau 24 giờ, bào tử tất cả các loài nấm đều nảy mầm. Tỷ lệ này tăng dần ở thời điểm sau 48 giờ và có sự khác giữa các nồng độ thuốc sử dụng và loài nấm.

Trên tất các loài nấm, hiệu lực của thuốc Azony 25SC đều đạt cao nhất ở nồng độ 0,2%, đạt 56,5 - 82,2%. Tiếp đến là nồng độ 0,1%, đạt 45,2 - 68,2%, hiệu lực của thuốc giảm dần ở nồng độ 0,05% và thấp nhất ở nồng độ 0,025%, chỉ đạt 12,2 - 27,1% (bảng 4.28).

Khả năng ức chế bào tử nảy mầm của thuốc Azony 25SC có sự khác nhau giữa các loài nấm. Trong 5 loài nấm, hiệu lực của thuốc đạt cao nhất trên loài C. fructicola, tiếp đến là các loài C. gloeosporioides s.s và C. aeschynomenes, loài C. truncatum và thấp nhất trên loài C. siamense. Cụ thể, ở nồng độ tăng 2 lần khuyến cáo, hiệu lực của thuốc trên loài C. fructicola đạt 82,2%, trên loài C. gloeosporioides s.s C. aeschynomenes đạt 72,3 - 73,2%, loài C. truncatum đạt 66,3% và loài C. siamense chỉ đạt 56,5%. Tại nồng độ khuyến cáo, hiệu lực của thuốc trên loài C. fructicola đạt 68,2%, trên loài C. gloeosporioides s.s, C. aeschynomenesC. truncatum 52,8 - 57,8% và loài C. siamense chỉ đạt 45,2%. Ở nồng độ tăng 1/2 khuyến cáo, hiệu lực của thuốc trên loài C. fructicola đạt 49,3%, trên loài C. gloeosporioides s.s, C. aeschynomenesC. truncatum 39,7 - 41,5% và loài C. siamense chỉ đạt 32,5%. Tương tự, nồng độ 1/4 khuyến cáo, hiệu lực của thuốc trên loài C. fructicola đạt 27,1%, trên loài C.

gloeosporioides s.s, C. aeschynomenesC. truncatum 18,7 - 22,6% và loài C.

siamense chỉ đạt 12,2% (bảng 4.28).

4.4.4.2. Ảnh hưởng của thuốc Antracol 70WP đến sinh trưởng, phát triển của các loài nấm Colletotrichum

Antracol 70WP là thuốc trừ nấm thuộc nhóm thuốc Dithiocarbamate có hoạt chất chính là propineb. Hoạt chất này là hỗn hợp giữa các hợp chất kẽm với dithiocarbamate. Nhóm thuốc này đã có từ lâu, phổ tác động rộng, được sử dụng để phòng trừ nhiều đối tượng nấm bệnh hại cây trồng như: nấm Spongospora subterranea gây bệnh vảy phấn trên khoai tây, Glomerella bệnh đốm lá táo…

(Kowata et al., 2010). Riêng với bệnh thán thư, propineb đã được sử dụng để phòng trừ bệnh trên các loại cây ớt, đậu ván, lựu, óc chó … (Rajamanickam et al., 2012; Pandey & Gupta, 2016; Hassan et al., 2017).

a. Ảnh hưởng của thuốc Antracol 70WP đến khả năng sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum trên môi trường PDA

Kết quả nghiên cứu của Arunakumara & Satyanarayana (2016) cho thấy, hiệu lực ức chế sinh trưởng của propineb đối với sự phát triển tản nấm trên môi trường PDA của loài C. capsici gây bệnh thán thư ớt ở nồng độ 0,2% là 77,94%.

Trên loài C. capsici gây bệnh thán thư ở cây nghệ, hiệu lực ức chế sinh trưởng của propineb đối với sự phát triển tản nấm trên môi trường PDA đạt 65,55%, 70,55% và 85,18% tương ứng với các nồng độ 500 ppm, 1.000 ppm và 1.500 ppm (Jagtap et al., 2013). Đối với loài C. gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây lựu, hiệu lực ức chế sinh trưởng của propineb đối với với sự phát triển tản nấm trên môi trường PDA ở các nồng độ 0,1%, 0,2% và 0,3% lần lượt là 14,83%, 20,22% và 38,29% (Rajamanickam et al., 2012).

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc Antracol 70WP đến khả năng sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum thu được tại bảng 4.29 và hình 4.18 cho thấy.

Thuốc Antracol 70WP đạt hiệu lực cao nhất trên 2 loài nấm C. fructicola C. aeschynomenes. Hiệu lực của thuốc đạt 100% ở nồng độ 0,6%, tiếp đến nồng độ 0,3% đạt 59,6 - 65,9%, nồng độ 0,15% đạt 51,8 - 54,1% và thấp nhất nồng độ 0,075%, hiệu lực chỉ đạt 36,3 - 43,3%. Giữa hai loài nấm, ở các nồng độ 0,3% và 0,15% hiệu lực của thuốc Antracol 70WP thu được trên loài C. aeschynomenes cao hơn trên loài C. fructicola. Tuy nhiên ở nồng độ 0,075%

kết quả thu được lại hoàn toàn ngược lại, hiệu lực ức chế đạt 36,3% trên loài C. aeschynomenes và 43,3% trên loài C. fructicola (bảng 4.29 và hình 4.18).

Trên loài nấm C. gloeosporioides s.s, hiệu lực của thuốc Antracol 70WP đạt 97,4% ở nồng độ 0,6%, tiếp đến là nồng độ 0,3% đạt 78,5%, nồng độ 0,15% đạt 67,0% và thấp nhất ở nồng độ 0,075%, chỉ đạt 37,4%. Kết quả thu được về hiệu lực của thuốc Antracol 70WP trên loài C. gloeosporioides cao hơn rõ rệt so với công bố của Jayalakshmi et al. (2012). Theo chúng tôi, sở dĩ có sự sai khác này là do chủng nấm thu thập trên 2 đối tượng cây trồng và sinh thái khác nhau. Hơn nữa, loài C. gloeosporioides dùng trong thí nghiệm này đã được xác định là C. gloeosporioides s.s, trong khi loài C. gloeosporioides sử dụng trong thí nghiệm của Jayalakshmi không được trình bày cụ thể. Có thể mẫu nấm thí nghiệm thuộc phức hợp loài C. gloeosporioides s.l (bảng 4.29 và hình 4.18).

Bảng 4.29. Ảnh hưởng của thuốc Antracol 70WP đến khả năng sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum trên môi trường PDA

TT Loài nấm Nồng độ

Đường kính tản nấm (mm)

Hiệu lực ức

chế* (%) 3

ngày 5 ngày

7 ngày

9 ngày

1

C.

gloeosporioides s.s

2 lần khuyến cáo 0,6% 0,0 0,0 2,3 - 97,4a khuyến cáo 0,3% 4,3 10,7 19,3 - 78,5b 1/2 khuyến cáo 0,15% 9,0 16,3 29,7 - 67,0c 1/4 khuyến cáo 0,075% 20,3 38,0 56,3 - 37,4d

Đ/C 31,3 57,3 90,0 - -

LSD0,05 2,79 3,65 2,71 3,01

2

C. siamense

2 lần khuyến cáo 0,6% 7,3 18,7 30,3 - 66,3a khuyến cáo 0,3% 13,3 29,0 48,3 - 46,3b 1/2 khuyến cáo 0,15% 17,3 35,7 56,0 - 37,8c 1/4 khuyến cáo 0,075% 27,7 46,7 66,7 - 25,9d

Đ/C 37,3 56,7 90,0 - -

LSD0,05 3,70 4,32 3,46 - 3,85

3 C. fructicola

2 lần khuyến cáo 0,6% 0,0 0,0 0,0 - 100,0a khuyến cáo 0,3% 13,3 23,3 36,3 - 59,6b 1/2 khuyến cáo 0,15% 19,3 30,7 43,3 - 51,8c 1/4 khuyến cáo 0,075% 23,0 35,7 51,0 - 43,3d

Đ/C 40,3 64,7 90,0 - -

LSD0,05 2,92 4,11 3,67 - 4,08

4

C.

aeschynomenes

2 lần khuyến cáo 0,6% 0,0 0,0 0,0 - 100,0a khuyến cáo 0,3% 8,3 19,0 30,7 - 65,9b 1/2 khuyến cáo 0,15% 14,7 28,3 41,3 - 54,1c 1/4 khuyến cáo 0,075% 23,7 41,7 57,3 - 36,3d

Đ/C 41,3 65,3 90,0 - -

LSD0,05 1,61 4,78 3,61 - 4,01

5 C. truncatum

2 lần khuyến cáo 0,6% 5,7 11,7 20,3 31,3 65,2a khuyến cáo 0,3% 9,7 18,0 29,7 41,7 53,7b 1/2 khuyến cáo 0,15% 16,7 28,3 43,7 59,7 33,7c 1/4 khuyến cáo 0,075% 22,7 36,7 53,7 74,7 17,0d

Đ/C 29,3 49,3 71,0 90,0 -

LSD0,05 2,16 2,84 3,58 3,91 4,35

Chú thích: * Hiệu lực ức chế các mẫu nấm được tính khi tản nấm đối chứng mọc kín đĩa môi trường PDA (đường kính 90 mm); Các giá trị trong cùng một cột có những chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa

thống kê (p<0,05).

Hiệu lực của thuốc Antracol 70WP đạt thấp nhất trên 2 loài C. siamenseC. truncatum. Ở nồng độ 0,6% hiệu lực của thuốc đạt 65,2 - 66,3%, hiệu lực giảm dần ở các nồng độ 0,3%, 0,15% và thấp nhất ở nồng độ 0,075%, chỉ đạt 17,0 - 25,9% (bảng 4.29 và hình 4.18). Kết quả thu được cho thấy, hiệu lực của thuốc Antracol 70WP trên loài C. truncatum được thu thập tại ĐBSH thấp hơn công bố của Arunakumara & Satyanarayana (2016) về hiệu lực của propineb với loài C. capsici gây hại trên cây ớt tại Ấn Độ.

Chú thích: a - C. gloeosporioides s.s (C44), b - C. siamense (C4), c - C. fructicola (C14), d - C. aeschynomenes (C29), e - C. truncatum (C30)

Hình 4.18. Khảnăng sinh trưởng của các loài nấm Colletotrichum trên môi trường dinh dưỡng chứa thuốc Antracol 70WP ở các nồng độ khác nhau

b. Ảnh hưởng của thuốc Antracol 70WP đến khả năng nảy mầm bào tử của các loài nấm Colletotrichum

Kết quả theo dõi tỷ lệ nảy mầm bào tử của các loài Colletotrichum ở các nồng độ thuốc Antracol 70WP tại bảng 4.30 cho thấy.

Sau 12 giờ, hiệu lực của thuốc Antracol 70WP đạt 100% ở tất cả các nồng độ thuốc thí nghiệm trên 3 loài nấm có bào tử nảy mầm tại công thức đối chứng là C. fructicola, C. aeschynomenesC. truncatum. Sau 24 giờ, tất các loài nấm thí nghiệm đều có bào tử nảy mầm, số lượng này tăng dần sau 48 giờ, dẫn tới hiệu lực ức chế của các loại thuốc giảm. Trên tất cả các loài nấm đều ghi nhận sự khác nhau rõ rệt về hiệu lực của các nồng độ thuốc sử dụng ở thời điểm các thời điểm theo dõi. Nồng độ 0,6% có hiệu lực cao nhất, đạt 100% sau 24 giờ và 80,7 - 1 00% sau 48 giờ. Tiếp đến, nồng độ 0,3% có hiệu lực đạt 55,8 - 79,7% sau 24 giờ và 47,7 - 73,2% sau 48 giờ. Nồng độ 0,15% có hiệu lực đạt 43,8 - 65,2% sau 24 giờ và 34,6 - 57,4% sau 48 giờ. Hiệu lực của thuốc đạt thấp nhất ở nồng độ 0,075%, sau 24 giờ và 48 giờ hiệu lực của thuốc chỉ đạt 22,9 - 42,6% và 17,3 - 32,4% (bảng 4.30).

Ngoài sự khác nhau về hiệu lực ức chế giữa các nồng độ thuốc trên các loài, chúng tôi nhận thấy có sự sai khác đáng kể về hiệu lực ức chế của thuốc với từng loài nấm. Hiệu lực ức chế của thuốc Antracol 70WP trên 5 loài nấm thí nghiệm được chia thành 2 nhóm.

Nhóm 1, gồm 3 loài C. gloeosporioides s.s, C. fructicolaC.

aeschynomenes. Sau 48 giờ, bào tử nấm bị ức chế hoàn toàn sự nảy mầm ở nồng độ 0,6%. Tiếp theo, hiệu lực ức chế đạt 61,2 - 73,2% ở nồng độ 0,3%. Nồng độ 0,15%, hiệu lực đạt 47,7 - 57,4%. Hiệu lực ức chế của thuốc thấp nhất ở nồng độ 0,075%, chỉ đạt 28,2 - 32,4%. Trong 3 loài nấm chúng tôi nhận thấy, hiệu lực ức chế của thuốc trên loài C. gloeosporioides s.s cao hơn 2 loài còn lại (bảng 4.30).

Nhóm 2, gồm 2 loài C. siamense C. truncatum. Hiệu lực ức chế của thuốc với các loài nấm trong nhóm này thấp hơn các loài thuộc nhóm 1. Không có nồng độ nào của thuốc ức chế hoàn toàn bào tử nảy mầm trên 2 loài nấm. Sau 48 giờ, hiệu lực ức chế đạt 80,7 - 84,3% ở nồng độ 0,6%. Nồng độ 0,3%, hiệu lực ức chế đạt 50,4 - 57,4%, tiếp đến nồng độ 0,15% có hiệu lực ức chế đạt 34,6 - 38,7%. Hiệu lực ức chế của thuốc thấp nhất ở nồng độ 0,075%, chỉ đạt 17,3 - 17,5% (bảng 4.30).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài, tính gây bệnh và khả năng phòng chống nấm colletotrichum spp gây bệnh thán thư ớt tại đồng bằng sông hồng (Trang 132 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)