Theo Ngô Bích Hảo (1991, 1992, 1993), nguyên nhân gây bệnh thối quả ớt là do 2 loài nấm thán thư C. nigrum và C. capsici. Hai loài nấm trên thường song song phá hại làm quả ớt bị thối nhanh chóng. Đĩa cành của nấm C. nigrum đường kớnh từ 120 - 280 àm cú nhiều lụng gai đen nhọn ở đỉnh, kớch thước 55 - 190 ì 6,5 - 65 àm bào tử phõn sinh hỡnh bầu dục hoặc hỡnh trụ hai đầu trũn, khụng màu, đơn bào, kớch thước 18 - 25 ì 3 àm. Cành bào từ phõn sinh ngắn hỡnh gậy kớch thước 20 - 50 ì 25 àm. Ở loài nấm Colletotrichum capsici, đĩa cành cú đường kớnh 70 - 100 àm cú lụng gai mầu nõu sẫm, đỉnh cú màu hơi nhạt cú nhiều ngăn ngang và dài tới 150 àm. Bào tử phõn sinh khụng màu, đơn bào, hơi cong hỡnh lưỡi liềm, kớch thước 17 - 28 ì 3 - 4 àm cú giọt dầu bờn trong.
Bệnh thán thư thường xuất hiện và gây hại nặng vào giai đoạn đang thu hoạch quả, nhiệt độ trung bình là 28 - 30oC, độ ẩm 85 - 90%, mưa nhiều. Bệnh hại nặng vào tháng 4, 5, 6 (TLB 80% - Huế), tháng 6, 7, 8 (TLB 20% - Hà Nội).
Vào thời điểm nhiệt độ 20oC bào tử nấm nảy mầm với tốc độ nhanh. Khả năng nhiễm bệnh của C. nigrum trên giống Chìa vôi Huế là rất mạnh. Các Isolate nấm ở các vùng sinh thái khác nhau có khả năng nhiễm bệnh khác nhau. Sự phân bố và mức độ gây hại của hai loài nấm C. nigrum và C. capsici có sự khác nhau. Ở vùng trồng ớt tỉnh Thừa Thiên Huế và Hà Nội, loài C. nigrum là phổ biến, ngược lại ở Hải Dương, Hưng Yên, Hà Bắc loài C. capsici phổ biến hơn. Tuy nhiên cả hai loài cùng phá hại mạnh vào cuối giai đoạn sinh trưởng của ớt ở khắp các vùng trồng. Cây ớt đặc biệt mẫn cảm với bệnh giai đoạn quả già và chín. Quả càng già tỷ lệ nhiễm bệnh càng cao. Ở quả xanh tỷ lệ nhiễm bệnh 8,64%, quả ương 23,9% và quả chín là 44,47%. Hai loài nấm phát triển tốt, khả năng hình
thành bào tử lớn nhất trên môi trường ớt bán tổng hợp so với hai loại môi trường kia là môi trường Mactin và môi trường khoai tây. Ở mức nhiệt độ 30 - 35oC bào tử nảy mầm với tỷ lệ cao nhất với cả hai loài nấm. Tuy nhiên ở mức nhiệt độ 18 - 20oC sau 48 giờ trên 50% số bào tử đã nảy mầm, đây chính là thời điểm cần phòng trừ để ngăn chặn khả năng xâm nhiễm và truyền lan của bệnh trên đồng ruộng. Bệnh gây hại nặng vào thời kỳ mưa nhiều và nhiệt độ cao nên biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học ít có hiệu quả, cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh này. Theo tác giả, nấm C. nigrum và C. capsici gây bệnh thán thư ớt có khả năng tồn tại trên hạt giống sau 16 tháng bảo quản. Xử lý hạt giống bằng KMnO4 hoặc nước nóng 52oC có thể hạn chế được bệnh và làm tăng sức sống của cây con.
Theo Trần Tú Ngà & cs. (1993), bệnh thán thư hại ớt là một loại bệnh nguy hiểm và khó phòng trừ, do đó hướng chọn tạo giống ớt chống chịu bệnh là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Nghiên cứu này được triển khai từ đầu năm 1990. 73 giống được thu thập từ những giống gieo trồng trong sản xuất và cả những giống dại. Sau khi khảo sát, các tác giả đã chọn được giống Chìa vôi là giống đang sử dụng rộng rãi trong sản xuất ở các tỉnh miền Trung có năng suất cao, phẩm chất ngon; các giống Chỉ thiên Huế nhỏ (dạng hoang dại) của Việt Nam và Ấn Độ có khả năng chống chịu tốt các loại bệnh, trong đó có bệnh thán thư. Tiến hành xử lý trên hạt giống Chìa vôi Huế các tác nhân đột biến hoá học Natriazit (NaN3) và vật lý tia γ, kết quả đã thu được một số cá thể đột biến từ giống này không bị lây nhiễm bệnh trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo (trong khi giống gốc bị lây nhiễm nặng). Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy giống CP-4 nhiễm nhẹ, giống Chìa vôi nhiễm nặng ở mọi thời kỳ kiểm tra.
Theo Trần Nguyễn Hà & cs. (2005), Colletotrichum là một trong nhiều chi gây bệnh thán thư. Bệnh đặc trưng bởi các vết lõm màu nâu đen ở các bộ phận trên mặt đất. Colletotrichum tạo ra bào tử phân sinh đơn bào đứng trong đĩa cành.
Khối bào tử màu hồng hay màu da cam và đĩa cành đôi khi nhầm lẫn với ổ bào tử của Fusarium. Đĩa cành thường có lông gai màu sẫm rõ rệt hoặc có các sợi nằm rải rác trong đĩa cành.
Theo Trần Thanh Tùng (2002), bệnh thán thư do Colletotrichum spp. gây nên cần có biện pháp phòng trừ tổng hợp. Trồng giống chống chịu như F1-20, H28, SG 1.2 với mật độ khoảng 30.000 cây/ha và bón phân 200 kg N, 150kg K2O/
ha. Bệnh sẽ giảm nếu mặt ruộng được che phủ nilon và loại bỏ những quả bị
bệnh ra khỏi ruộng. Phun các sản phẩm sinh học như Agrostim, EM và thuốc trừ nấm như Score -1,5/ 1.000, Metalaxyl -3/ 1.000 cho ruộng bị bệnh tấn công.
Theo Trần Thị Thu Thủy & cs. (2010), axit salicylic có khả năng giúp hạn chế bệnh thán thư trên cây ớt thông qua việc làm giảm sự mọc mầm của bào tử nấm gây bệnh, ức chế sự hình thành đĩa cành, kích thước đĩa cành, cho phản ứng tế bào thể hiện sớm và gia tăng sự tích tụ polyphenol và callose.
Kết quả phân lập 341 mẫu vi khuẩn thu trên ruộng ớt tại Cần Thơ, Đồng Tháp và Tiền Giang đã xác định được 6 dòng vi khuẩn CT6, CT10, CT15, CT17, CT21 (thuộc chi Bacillus) có khả năng đối kháng cao với nấm Colletotrichum sp.
gây bệnh thán thư ớt. Trong 6 dòng vi khuẩn trên, dòng CT10 được định danh là loài Bacillus amyloliquefaciens có khả năng đối kháng cao nhất. Hiệu lực ức chế với nấm Colletotrichum sp. trong điều kiện in vitro đạt 53,8% (Nguyễn Thị Liên
& cs., 2016).
Trần Ngọc Hùng & Nguyễn Thị Liên Thương (2016) đã thu thập 16 chủng Trichoderma tại Bình Dương và xác định được 3 chủng T2.2, T4, T5.1 (cùng là loài Trichoderma koningii) có hiệu lực ức chế cao với nấm Colletotrichum spp.
gây bệnh thán thư ớt. Trong điều kiện in vitro, hiệu lực đối kháng của 3 chủng Trichoderma với 5 mẫu nấm Colletotrichum thu thập trên cây ớt đạt 60,1 - 100%.
Kết quả thử nghiệm trên ruộng sản xuất cho thấy, các chủng Trichoderma này đã làm giảm 54,8% tỷ lệ cây ớt bị bệnh thán thư.
Chế phẩm oligochitosan - nano silica có khả năng ức chế khả năng sinh trưởng của nấm C. gloeosporioides gây bệnh thán thư trên cây ớt. Hiệu lực ức chế sự phát triển của tản nấm trên môi trường PDA ở các nồng độ 60 và 80 ppm đạt lần lượt là 60,4% và 67,2% (Phạm Đình Dũng & cs., 2017).
Tóm lại: Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gây là đối tượng có ý nghĩa kinh tế quan trọng nhất trên cây ớt ở tất cả các nước. Đến thời điểm hiện tại trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu chi tiết về thành phần loài, tính gây bệnh và biện pháp phòng trừ cụ thể cho từng loài nấm. Tuy nhiên, đến nay ở nước ta chưa có những nghiên cứu mang tính hệ thống về các lĩnh vực trên đối với bệnh thán thư hại ớt. Chính vì vậy, việc triển khai nghiên cứu các vấn đề trên là hết sức cần thiết.