Tiết 79: Đọc – Hiểu văn bản

Một phần của tài liệu Ngữ văn 7 soạn theo công văn 5512 bộ GD kì 2 (Trang 45 - 48)

TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

- Hồ Chí Minh -I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

- Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.

- Đọc, hiểu văn bản nghị luận xã hội.

- Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.

3. Thái độ: Tinh thần tự hào dân tộc, yêu nước, yêu đồng bào.

4. Định hướng phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: sgk, phiếu học tập, tiểu sử Hồ Chí Minh - Giao nhiệm vụ chuẩn bị bài cụ thể cho học sinh

2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài: Nghiên cứu trả lời các câu hỏi sgk III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học :

Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học A. Hoạt động khởi

động

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi B. Hoạt động hình

thành kiến thức

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Dạy học dự án

- Kĩ thuật học tập hợp tác - Kĩ thuật trình bày một phút

- Kĩ thuật khăn phủ bàn C. Hoạt động

luyện tập

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật học tập hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi D. Hoạt động vận

dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi E. Hoạt động tìm

tòi, mở rộng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi 2/ Tiến trình các hoạt động dạy – học:

A/ Hoạt động khởi động (5 phút)

1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế cho học sinh, gây hứng thú, kích thích sự tò mò muốn được khám phá kiến thức

- Kết nối kiến thức đã có với kiến thức mới 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: Hs trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu:

+ Kể tên một văn bản em đã học ở lớp 6 viết về lòng yêu nước và cho biết cảm xúc, ấn tượng sâu sắc mà văn bản đó để lại cho em?

+ Em thấy văn bản đó và văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có điểm gì giống nhau?

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe và suy nghĩ

*Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: Suy nghĩ, trả lời - Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét - Dự kiến sản phẩm:

+ Văn bản “Lòng yêu nước” của I.Ê-ren-bua -> chân lí của lòng yêu nước và lòng yêu nước luôn tồn tại trong trái tim mỗi công dân

+ Điểm giống: Cùng đề cập đến lòng yêu nước và chỉ ra nó được khơi dậy mạnh mẽ khi Tổ quốc lâm nguy....

* Báo cáo kết quả

- một số học sinh trình bày ý kiến của mình trước lớp

* Đánh giá kết quả

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Đúng như các em vừa trình bày tinh thần yêu nước là một giá trị tinh thần cao quý của mỗi dân tộc. Ở mỗi thời đại, hoàn cảnh biểu hiện của nó cũng rất đa dạng. Trong văn bản “Tinh thần

yêu nước của nhân dân ta” mà chúng ta tìm hiểu hôm nay Hồ Chí Minh đã đưa ra một nhận định xác đáng về tinh thần này dưới một văn bản nghị luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục. Vì vậy trong tiết học này chúng ta cần:

(->Giáo viên nêu mục tiêu bài học)

- Hiểu được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

- Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản.

B/ Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, văn bản

- Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch HCM cũng như hoàn cảnh ra đời, thể loại, cách đọc, bố cục văn bản

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm - Phương thức thực hiện:

+ Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm

+ Hoạt động chung cả lớp - Sản phẩm hoạt động:

+ nội dung hs trình bày miệng + phiếu học tập của nhóm - Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh tự đánh giá.

+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên đánh giá.

- Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

NV1: Nhắc lại những nét chính về tác gải Hồ Chí minh NV2: Nêu xuất xứ, thể loại, cách đọc văn bản?

-> Học sinh làm việc cá nhân

- NV3: Hoạt động nhóm nêu bố cục văn bản 2.Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

NV1: Trình bày ý kiến cá nhân NV2: Nêu cách đọc

NV3: Hoạt động nhóm và trình bày

- Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thực hiện từng NV - Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày - Dự kiến sản phẩm:

+ Vài nét về tiểu sử HCM + Xuất xứ, thể loại văn bản + Cách đọc văn bản

+ Bố cục văn bản 3. Báo cáo kết quả:

NV1+ 2:

- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình - Học sinh khác bổ sung

I. Tìm hiểu chung:

NV3: Đại diện nhóm trình bày -Nhóm khác bổ sung

Cụ thể:

Em đã được biết về tác giả HCM qua bài thơ nào? Em hãy giới thiệu 1 vài nét về tác giả HCM ?

Văn chính luận chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh.

- Dựa vào c.thích (*), em hãy nêu xuất xứ của văn bản?

=> Trong bản báo cáo Bác nêu quan điểm yêu nước là truyền thống quý báu đáng tự hào của nhân dân ta được hình thành qua trường kì lịch sử và ngày càng được bồi đắp thêm. Hiểu rõ và phát huy truyền thống đó trong hoàn cảnh kháng chiến chống kẻ thù xâm lược là một việc hết sức quan trọng.

Văn bản thuộc thể loại gì?

- HS trả lời

- Học sinh tự nêu cách đọc, GV hướng dẫn đọc: Giọng to rõ ràng mạch lạc, dứt khoát nhưng tình cảm.

- GV đọc mẫu, gọi hs đọc - Học sinh đọc -> nhật xét.

- GV nhận xét, sửa chữa.

Giải thích nghĩa từ “quyên”; “nồng nàn”?

- HS đọc các từ khó còn lại Bài văn nghị luận về vấn đề gì ? - Lòng yêu nước của nhân dân ta.

Câu văn nào giữ vai trò là câu chốt thâu tóm ND vấn đề nghị luận trong bài ?

- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Hs thảo luận nhóm: Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài ?

4. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung:

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

Một phần của tài liệu Ngữ văn 7 soạn theo công văn 5512 bộ GD kì 2 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(388 trang)
w