Hệ thống kiến thức về ca dao

Một phần của tài liệu Ngữ văn 7 soạn theo công văn 5512 bộ GD kì 2 (Trang 360 - 363)

SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT

HĐ 1: Hệ thống kiến thức về ca dao

+Thuộc những bài ca dao mà các em đã học

I. Đọc- hiểu văn bản:

- Những bài ca dao về quê hương đất nước: câu 1-8

+ Nắm được những giá trị tư tưởng,tình cảm thể hiện trong các bài ca dao đã được học

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm

- Phương thức thực hiện:

+ Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm

+ Hoạt động chung cả lớp - Sản phẩm hoạt động:

+ nội dung hs trình bày + phiếu học tập của nhóm - Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh tự đánh giá.

+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên đánh giá.

- Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu:

? Phân loại những bài ca dao trên theo các chủ đề quê hương đất nước, con người, đặc sản, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi?

? Chỉ ra những nét tiêu biểu của mỗi miền đất Hà Nam qua các bài ca dao 1,2,3,4,5,6,7,8.

? Qua đó người bình dân Hà Nam đã thể hiện những tình cảm gì với quê hương đất nước mình?

? Vẻ đẹp của người con gái Hà Nam được thể hiện như thế nào qua bài ca dao số 9?

? Trong bài ca dao số 10, thái độ của người bình dân Hà Nam đối với bọn phong kiến tay sai được bộc lộ ra sao?

? Bài ca dao số 11, 12 đề cập đến những đặc sản nào của quê hương Hà Nam? Hãy kể ra những đặc sản nơi làng xã em đang sống?

? Tình yêu lứa đôi được thể hiện như thế nào qua các bài ca dao 13, 14, 15?

? Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của các bài ca dao trên?

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện

2.Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: nhớ lại kiến thức đã học và trình bày - Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày

- Dự kiến sản phẩm:

Những bài ca dao về quê hương đất nước: câu 1-8

- Những bài ca dao về con người:

9,10

- Những bài ca dao về đặc sản:

11,12

- Những bài ca dao về tình cảm gia đình: 13

- Những bài ca dao về tình yêu lứa đôi: 14,15

- Bài 1: Huyện Kim Bảng tình Hà Nam có tới hàng trăm làng xã, nhưng ít có làng xã nào đẹp, hữu tình như làng Quyển Sơn. Ở đây có điệu hát Dậm nổi tiếng.

- Bài 2: xã Yên Đổ huyện Bình Lục là xã lớn, quê hương nhà thơ Nguyễn Khuyến.

- Bài 3: Đền thờ bà Áo The- nữ tướng của Hai Bà Trưng thuộc vùng Liễu Đôi- Thanh Liêm.

- Bài 4: Vùng đất Liễu Đôi- Thanh Liêm nổi tiếng là đất võ vật.

- Bài 5: Làng Trần Thương thuộc xã Hưng Đạo, huyện Lý Nhân có đền thừo Trần Hưng Đạo. Hàng năm mở hội từ 15-08 đến 21-08 âm lịch.

- Bài 6: Bình Lục là vùng trũng nhất vùng đồng chiêm Hà Nam.

Đời sống nhân dân khổ cực thiếu thốn.

- Bài 7: Núi Đọi xã Đọi Sơn huyện Duy Tiên là một thắng cảnh của Hà Nam. Ngã ba sông Lệnh, Giẽ Guột tức cầu Giẽ, cầu Guột, Bến sông Thọ Cầu (Câu Tử) ở Bình Lục Hà Nam.

- Bài 8; chùa Bà Đanh thờ nữ thần Pháp Phong trên địa phận làng Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, chỗ này xưa kia rất quạnh vắng.

=> Qua các bài ca dao, người bình dân Hà Nam thể hiện tình yêu, sự gắn bó và tự hào đối với quê hương mình.

- Những bài ca dao về con người: 9,10 - Những bài ca dao về đặc sản: 11,12

- Những bài ca dao về tình cảm gia đình: 13 - Những bài ca dao về tình yêu lứa đôi: 14,15 3. Báo cáo kết quả:

- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình - Học sinh khác bổ sung

4. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hs tự ghi vở

- GV bổ sung, nhấn mạnh nd tư tưởng các bài ca dao.

- Người con gái Hà Nam trước hết là người phụ nữ đảm đang, giỏi giang, thạo việc và chăm chỉ, không những vậy họ còn là những người phụ nữ yêu đời hay hát hay, múa giỏi...

- Đó là thái độ phê phán tố cáo đối với bọn phong kiến tay sai.

- Bài 11, 12 đề cập đến những đặc sản là cá Đầm Chiềng ở Đinh Xá- Bình Lục và Bánh Ngãi Chiền- Thanh Hà, Thanh Liêm.

- Tình yêu lứa đôi gắn với tình yêu quê hương đất nước, gắn với những vất vả nhọc nhằn trong cuộc sống, là sự xẻ chia những vất vả khó khăn trong cuộc sống.

- Người bình dân Hà Nam xưa đã mượn những công thức truuyền thống, cách nói cường điệu,... của ca dao để diễn tả tâm tư tình cảm của mình.

.C/ Hoạt động Luyện tập

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã ôn tập ở phần bài học.

- Phương thức thực hiện: hđ cá nhân, hđ nhóm

- Sản phẩm hoạt động:Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện hệ thống hóa các VB đã học.

- Tiến trình:

1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu:

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện hệ thống hóa các VB đã học.

2.Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: Làm việc cá nhân -> Thảo luận nhóm -> thống nhất ý kiến - Giáo viên: Quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh khi cần thiết

3. Báo cáo kết quả:

- Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả

- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 1 hoặc 2 nhóm lên trình bày kết quả - Học sinh nhóm khác bổ sung

4. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức D/ Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: hs vận dụng kt đã học vận dụng vào thực tế cuộc sống để học tập và phát huy

- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân

- Sản phẩm hoạt động: Viết ra giấy rồi trình bày bằng miệng của học sinh - Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá học sinh - Gv đánh giá học sinh

- Tiến trình hoạt động

+Gv nêu nhiệm vụ, HS tiếp nhận nv

Gv yêu cầu Hs sưu tầm các bài ca dao theo các chủ đề:

- Châm biếm thói hư tật xấu của con người.

- Làng nghề.

- Tình cảm gia đình.

+Hs trình bày – hs khác bổ sung +Gv bổ sung thêm

E/ Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu:khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá

- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân ở nhà

- Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày trên giấy của học sinh - Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Học sinh đánh giá học sinh - Gv đánh giá học sinh - Tiến trình hoạt động Gv nêu nhiệm vụ:

HS tiếp nhận nhiệm vụ về nhà thực hiện IV. Rút kinh nghiệm:

………

………..

………

………..………

kí duyệt .../4/

Ngày soạn: 13 / 4 /

Ngày dạy 7B: / 05 / ; 7C: / 05 /

Một phần của tài liệu Ngữ văn 7 soạn theo công văn 5512 bộ GD kì 2 (Trang 360 - 363)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(388 trang)
w