SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 PHÚT)
1. Mục tiêu: HS vận dụng lập ý một đề văn nghị luận cụ thể 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
HS đánh giá lãn nhau Gv đánh giá
5. Tiến trình hoạt động
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề văn chứng minh : Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
- Học sinh tiếp nhận
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh hoạt động cá nhân - Giáo viên quan sát, hỗ trợ khi cần - Dự kiến sản phẩm:
Tìm hiểu đề, tìm ý + Tìm hiểu đề:
- Vấn đề CM: Lòng biết ơn , nhớ ơn - Phạm vi: Trong đời sống XH - Tính chất: Khuyên nhủ + Tìm ý:
- Giải nghĩa một số từ khó - Quả và kẻ trồng cây - Nghĩa đen:
- Nghĩa bóng
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm vừa tìm +Xét về lí: Dùng lí lẽ
+Xét về thực tế: Dùng dẫn chứng để CM
*Báo cáo kết quả :Cá nhân HS trình bày trên phiếu học tập cá nhân
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (2 PHÚT)
1. Mục tiêu: HS biết sưu tầm những đoạn văn, bài văn biểu cảm 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập 4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
HS đánh giá lẫn nhau Gv đánh giá
5. Tiến trình hoạt động
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: Sưu tầm những đoạn văn, bài văn nghị luận mà em biết. Chép đoạn văn đó vào vở?
- Học sinh tiếp nhận
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh hoạt động cá nhân - Giáo viên quan sát, hỗ trợ khi cần - Dự kiến sản phẩm:
* Báo cá kết quả Báo cáo vào tiết học sau
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức IV. RÚT KINH NGHIỆM:
...
...
...
Ký duyệt:.../4/
Ngày soạn:... / 4 /
Ngày dạy: 7B... / 04 / ; 7C:... / 04 /
Tuần 33
Bài 31 - Tiết 129: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ( Tiếp theo) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Các phép biến đổi câu.
- Các phép tu từ cú pháp.
- Hướng dẫn học sinh cách làm bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì II.
2. Kĩ năng:
- Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp.
- Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để làm bài kiểm tra đạt hiệu quả.
3. Thái độ: Có ý thức khi lập sơ đồ.
II. CHUẨN BỊ:
- Gv: Lập kế hoạch dạy học, nghiên cứu tài liệu , soạn giáo án .Bài tập.
- Hs: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.
Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học A. Hoạt động khởi
động
- Dạy học hợp tác: thực hiện thảo luận cặp đôi
- Kĩ thuật học tập hợp tác B. Hoạt động hình
thành kiến thức
- Dạy học dự án - Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác - Kĩ thuật trình bày một phút
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật học tập hợp tác D. Hoạt động vận
dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi E. Hoạt động tìm - Dạy học nêu vấn đề và giải - Kĩ thuật đặt câu hỏi
tòi, mở rộng quyết vấn đề 2. tiến trình các hoạt động:
A/ Hoạt động khởi động (5 phút)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi - Sản phẩm hoạt động:
- Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho hsthảo luận cặp đôi: Đặt 2câu sau đó dùng cụm C-V mở rộng thành phần và cho biết mở rộng tp nào?
2. Thực hiện nhiệm vụ:
*. Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ HĐ cá nhân sau đó hđ cặp đôi
*. Giáo viên:
- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu hs trao đổi thảo luận cạp đôi 3. Báo cáo kết quả:
Đại diện một số cặp đôi báo cáo kq 4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá:
+ tinh thần, ý thức hoạt động học tập + kết quả làm việc
+ bổ sung thêm nội dung (nếu cần)
=> Vào bài và chuyển sang hđ 2
B/ Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
HĐ 1 : Các phép biến đổi câu Mục tiêu : Nắm được các phép biến đổi câu:
- Thêm, bớt thành phần câu:
+ Rút gọn câu + Mở rộng câu
- Chuyển đổi kiểu câu
Phương pháp thực hiện : Thảo luận nhóm, đàm thoại.
Yêu cầu sản phẩm : Kết quả bằng phiếu học tập.
Cách tiến hành
1. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho H :
III. Các phép biến đổi câu:
Yêu cầu Hs thảo luận nhóm Có mấy phép biến đổi câu ?Có thể biến đổi câu bằng cách nào?
Thế nào là rút gọn câu ? Rút gọn câu nhằm mục đích gì ?
Lấy ví dụ về mở rộng câu?
Cho 1 câu đơn : - Hoa xoan nở rộ.
Thêm thành phần trạng ngữ Tháng ba, hoa xoan nở rộ.
->Mở rộng câu: Bằng cụm chủ – vị
- Chuột chạy
-> Chuột chạy// làm lọ hoa/ bị vỡ.
c v C V
Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
Vd :Người ta trồng cây nhãn ở trong vườn.
-> Cây nhãn được người ta trồng ở trong vườn.
Mục đích của biến đổi câu
Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
- H đọc yêu cầu
- H hoạt động cá nhân - H thảo luận nhóm
+ Đại diện nhóm trình bày
* Tác dụng:
- Nội dung ý nghĩa của câu thêm cụ thể.
- Tạo nhiều kiểu câu, linh hoạt trong khi nói, viết, tránh lặp từ, tăng hiệu quả diễn đạt.
HS lập sơ đồ
3. Báo cáo kết quả:
Đại diện một số nhóm báo cáo kq 4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
Gv phân tích trên sơ đồ và đánh giá quá trình hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm của H.
1. Thêm bớt thành phần câu:
a. Rút gọn câu: Là lược bỏ bớt một số thành phần câu làm cho câu gọn hơn, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước, thông tin nhanh hơn, ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược CN).
- VD: - Bạn đi đâu đấy ? - Đi học!
b. Mở rộng câu: có 2 cách.
- Thêm trạng ngữ vào câu: để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Dùng cụm C-V để mở rộng câu: là dùng những cụm từ hình thức giống câu đơn có cụm C-V làm thành phần của câu hoặc làm phụ ngữ của cụm từ để mở rộng câu.
2. Chuyển đổi kiểu câu:
- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động:
- VD: Các bạn yêu mến tôi.
- Câu chủ động: là câu có CN chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hành động).
- Câu bị động: là câu có CN chỉ người, vật được hành động của người khác, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hành động).
- VD: Tôi được các bạn yêu mến.