SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
HĐ 2: Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục
Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng đọc, hiểu được nghĩa Của một số từ khó và chia được bố cục văn bản Phương pháp: Thuyết trình, hoạt động cặp đôi Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn đọc
- giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu.
- HS đọc, nhận xét.
Giải thích từ khó.
- HS giải thích -> lắng nghe -> hiểu nghĩa từ
2. Văn bản:
a. Xuất xứ và thể loại:
- Văn bản trích từ diễn văn “ Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngy sinh của Bác (1970)
- Thể loại: nghị luận chứng minh
Vấn đề chứng minh: Đức tính giản dị của Bác
b. Đọc, chú thích, bố cục:
Bước 2: Chia bố cục Phương pháp: Thảo luận - Phương thức thực hiện + Hoạt động cặp đôi
- Sản phẩm hoạt động: Chia bố cục văn bản trên phiếu học tập
- Tiến trình:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
Theo em bài này các em chia làm mấy phần, vì sao em lại chia như vậy?
2.Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Hoạt động cặp đôi - Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm:
Bố cục: 2 phần
- Phần 1: đầu -> tuyệt đẹp : Nhận định về đức tính giản dị của BH.
Phần 2: Tiếp -> hết: Những biểu hiện của đức tính giản dị của BH.
3. Báo cáo kết quả:
- Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả - Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu hs lên trình bày kết quả
- Học sinh nhóm khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng GV chốt:
HĐ 3
Mục tiêu: HS hiểu được sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị sôi nổi, mạnh mẽ, vĩ đại với đời sống bình thường giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ Phương pháp: Thuyết trình, hoạt động chung cả lớp
Phương pháp:
+ Hoạt động chung cả lớp
1. Chuyển giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ Trong phần mở đầu tác giả đã viết 2 câu văn với nội dung gì ?
- Câu 1: Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị và khiêm tốn của BH.
Câu 2: Giới thiệu nhận xét về đức tính của BH Văn bản này tập trung làm nỗi rõ phẩm chất nào của Bác?
- HS trả lời
-Từ “với” biểu thị quan hệ gì giữa 2 vế câu ? Tác dụng của sự đối lập đó là gì ?
- Sử dụng quan hệ từ đối lập có tác dụng bổ sung cho nhau cho ta thấy:
+ Bác là người chiến sĩ cách mạng tất cả vì dân, vì nước -> sự nghiệp chính trị lay trời chuyển đất + đời sống trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp -> vô cùng giản dị
Câu văn nêu luận điểm chính của bài cho ta hiểu gì về Bác?
- Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi thân thương với mọi người.
Câu nào là câu giải thích nhận xét chung ấy? Đức tính giản dị của Bác được tác giả nhận định bằng những từ nào?
- Rất lạ lùng... là trong 60 năm của cuộc đời đầy sóng gió... trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
-Trong các từ đó từ nào quan trọng nhất ? vì sao?
- Từ thanh bạch vì nó thâu tóm đức tính giản dị Trong khi nhận định tác giả có thái độ như thế nào?
- Tác giả tin ở nhận định của mình, ngợi ca về đức tính ấy.
Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở đoạn văn này?
- HS trả lời
Trong phần đặt vấn đề tác giả nêu ra sự tương phản nhưng thống nhất giữa đời sống chính trị và đời sống bình thường của Bác. Từ đó tg nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tính giản dị, đặt nó trong mối quan hệ giữa cuộc đời hoạt động chính trị và đời sống hàng ngày để chỉ ra sự thống nhất. Đó là một khám phá lớn qua nhiều năm sống gắn bó với Bác của P.V. Đồng
- Dự kiến sản phẩm:
- Làm nổi bật sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị sôi nổi, mạnh mẽ, vĩ đại với đời sống bình thường giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ
3. Báo cáo kết quả:
- Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả - Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu hs lên trình bày kết quả
- Học sinh nhóm khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá
Bố cục: 2 phần
- Phần 1: đầu -> tuyệt đẹp : Nhận định về đức tính giản dị của BH.
Phần 2: Tiếp -> hết: Những biểu hiện của đức tính giản dị của BH.
II.Tìm hiểu văn bản:
1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ:
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng GV chốt:
HĐ 3:
Mục tiêu: Học sinh nắm được những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ:
Phương pháp: thảo luận nhóm - Phương thức thực hiện:
+ Hoạt động nhóm - Sản phẩm hoạt động:
+ phiếu học tập của nhóm có nội dung theo yêu cầu - Phương án kiểm tra, đánh giá
+ Học sinh tự đánh giá.
+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên đánh giá.
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1:Tìm hiểu đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện trong lối sống
Để làm rõ nếp sinh hoạt giản dị của Bác tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào? Nhận xét của em về các dẫn chứng trên?
Nhóm 2: Đức tính giản dị của Bác Hồ Thể hiện trong quan hệ với mọi người
Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể nào?
Những dẫn chứng nêu ra ở đây có ý nghĩa gì?
Nhóm 3,4: Đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện trong lời nói bài viết
- Để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn những câu nói nào của Bác ?
Vì sao tác giả lại dẫn những câu nói này ? Khi nói và viết cho quần chúng nhân dân, Bác đã dùng những câu rất giản dị, vì sao ? Vì sao tác giả lại dẫn những câu nói này ? - Giáo viên yêu cầu:- Học sinh các nhóm tiếp nhận:
Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện 2.Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:thảo luận nhóm
- Giáo viên: Quan sát, đến từng nhóm có thể gợi mở và lắng nghe các nhóm trao đổi, thảo luận
- Dự kiến sản phẩm:
* Giản dị trong tác phong sinh hoạt và giản dị trong sinh hoạt với mọi người
- Làm nổi bật sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị sôi nổi, mạnh mẽ, vĩ đại với đời sống bình thường giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ
-> nêu vấn đề nghị luận ngắn gọn
- Bữa cơm của Bác: Chỉ vài ba món...tươm tất.
- Cái nhà nơi Bác ở: Cái nhà sàn...của hoa vườn.
Bác viết thư cho một đồng chí cán bộ.
Bác nói chuyện với các cháu thiếu nhi miền Nam.
Đi thăm nhà tập thể của công nhân.
Thăm nơi làm việc, phòng ngủ, nhà ăn của công nhân.
Việc gì tự làm được Bác không cần người giúp việc.
Đặt tên cho những người phục vụ quanh Bác với những cái tên mang nhiều ý nghĩa.
*Giản dị trong lời nói và cách viết.
- Câu nói của Bác, những câu nói nổi tiếng:
Không có gì quý hơn độc lập tự do.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.
Bác nói về những điều lớn lao bằng cách nói giản dị. -> Đây là những câu nói nổi tiếng của Bác, mọi người dân đều biết.
Khi nói và viết cho quần chúng nhân dân, Bác đã dùng những câu rất giản dị, vì sao ?
- Để mọi người dễ hiểu
- Vì muốn cho quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được.
Vì sao tác giả lại dẫn những câu nói này ? - Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người.
- Mỗi lời nói câu viết của Bác đã trở thành chân lí giản dị mà sâu sắc
“ Tôi nói… không?”. Em hiểu ý nghĩa của lời bình luận này là gì ? Lời bình luận có ý nghĩa: Đề cao sức mạnh phi thường của lối sống giản dị và sâu sắc của Bác. Đó là sức mạnh khơi dậy, lòng yêu nước . -> Từ đó khẳng định tài năng có thể viết thật giản dị về những điều lớn lao của Bác.
.3. Báo cáo kết quả:
- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình
-Mời các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của 2 nhóm.
4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá
2. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ:
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hs tự ghi vở
- GV bổ sung, nhấn mạnh và chốt kt
? Em có nhận xét gì về cách nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm?
? Theo em, tác giả có thái độ như thế nào về đức tính giản dị của Bác Hồ?
->Tác giả cảm phục, ca ngợi chân thành, nồng nhiệt
GV bình: Bằng sự hiểu biết của Mình, tác giả trân trọng và ca ngợi đức tính giản dị của Bác, đó cũng là phẩm chất cao đẹp của Người. Tác giả nói về những điều cao đẹp, vĩ đại bằng những ngôn từ giản dị và dễ hiểu đúng như những điều tác giả học được trong những năm tháng được sống cùng Bác.