THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)

Một phần của tài liệu NGỮ văn 8 kì 2 (Trang 23 - 31)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức, kĩ năng.

Sau khi học xong bài này, HS:

a. Kiến thức:

- Biết được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

- Hiểu được đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.

- Vận dụng vào tạo lập văn bản.

b. Kĩ năng:

- Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp (cách làm).

- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: khiviết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp...

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;

năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ.

1. Thầy:

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Thảo luận nhóm.

- Đồ dùng:

+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.

2. Trò:

-Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Hoạt động khởi động. (2’) - Phương pháp: nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : động não, tia chớp.

GV dẫn dắt vào bài: Các em đã được tìm hiểu cách thuyết minh về một thứ đồ dùng, một thể loại văn học, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thuyết minh về một phương pháp (cách làm).

B. Hoạt động hình thành kiến thức. (15’)

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY CHUẨN KTKN

CẦN ĐẠT

- Gọi HS đọc bài (a)

H: Bài có những mục nào?

- Gọi HS đọc bài (b)

H: Bài có những mục nào?

H: Cả 2 bài a, b đều có những mục chung? Vì sao?

H: Qua 2 bài trên cho biết muốn thuyết minh về một cách làm, người viết phải làm gì?

H: Khi thuyết minh phải tuân theo trình tự nào?

H: Nhận xét lời văn trong 2 VD trên?

H : Qua 2 VD trên em có nhận xét gì về thuyết minh về một phương pháp ?

I. Giới thiệu một ph ương pháp (cách làm)

*Ví dụ: văn bản

a. Cách làm đồ chơi trẻ em...

b. Cách nấu canh rau ngót...

* Nhận xét

- Văn bản gồm các mục : + Nguyên vật liệu

+ Cách làm

+ Yêu cầu thành phẩm

-> Khi giới thiệu một phương pháp, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp đó.

- Trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo 1 thứ tự nhất định thì mới có kết quả mong muốn.

- Lời văn gọn, rõ ràng.

* Ghi nhớ C. Hoạt động luyện tập. (15’)

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY CHUẨN KTKN

CẦN ĐẠT

H: Đọc yêu cầu BT1 - GV gợi ý cách làm bài

H: Bài viết gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần ?

GV: nhận xét khái quát, sửa chữa.

Gọi Hs đọc bài phương pháp đọc nhanh.

Cho HS thảo luận, tả lời câu hỏi.

II. Luyện tập

Bài 1: Thuyết minh 1 trò chơi thông dụng của trẻ em.

A. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát trò chơi B. Thân bài

1. Điều kiện trò chơi

- Số người chơi, dụng cụ chơi - Địa điểm, thời gian

2. Cách chơi (luật chơi) - Thế nào thì thắng - Thế nào thì thua - Thế nào là phạm luật 3. Yêu cầu đối với trò chơi C. Kết bài.

- ý nghĩa của trò chơi.

Bài 2:

- Cách đặt vấn đề: đưa ra những thông tin, số liệu, nêu nguyên nhân, vai trò của

phương pháp đọc nhanh.

- Các cách đọc:

+Đọc thành tiếng.

+Đọc thầm:

Đọc theo dòng Đọc ý (đọc nhanh).

- Hiệu quả của phương pháp đọc nhanh:

thu nhận thông tin nhiều, tốn ít thời gian, cơ mắt ít mỏi.

- Các số liệu trong bài có vai trò như các chứng cứ để thuyết phục người nghe.

D. Hoạt động vận dụng. (10’) - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật: động não.

Viết mở bài và kết bài cho đề văn: Thuyết minh về cách làm một món ăn mà em thích.

E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng. (2’)

- Sưu tầm những bài thuyết minh về phương pháp khác.

* Bài cũ:

- Học bài nắm vững những yêu cầu về cách thuyết minh về một phơng pháp, một cách làm.

- Hoàn thành tất cả các bài tập

* Bài mới:

- Chuẩn bị bài mới : Tức cảnh Pác Bó.

IV. PHỤ LỤC Ngày soạn

15/01/2019 Dạy

Ngày 22/01/2019 22/01/2019

Tiết 2 3

Lớp 8A 8B

Tiết 81:

Văn bản:TỨC CẢNH PÁC BÓ

- Thơ Hồ Chủ Tịch- I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức, kĩ năng.

Sau khi học xong bài này, HS:

a. Kiến thức:

- Biết đặc điểm thơ của Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng.

- Hiểu cuộc sống vật chất tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày cách mạng chưa thành công.

- Vận dụng vào cảm thụ văn học.

b. Kĩ năng:- Đọc- hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

- Yêu quê hương, đất nước.

b. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;

năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ.

1. Thầy:

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Thảo luận nhóm.

- Đồ dùng:

+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.

2. Trò:

-Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Hoạt động khởi động. (2’) - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, tia chớp

GV dẫn dắt vào bài:Chúng ta đã được học nhiều bài thơ của Hồ Chí Minh, mỗi bài thơ ta đều bắt gặp hình ảnh một thi sĩ, một chiến sĩ cách mạng tự tin lạc quan đầy chất thép. Bài học hôm nay chúng ta lại được gặp hình ảnh của Bác ở rừng Pác Bó....

B. Hoạt động hình thành kiến thức. (32’) - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát.

- Kĩ thuật: động não, tia chớp.

HĐ của Giáo Viên Nội dung

- Qua tìm hiểu chú thích *, cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm?

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm.

1. Tác giả:

Hồ Chí Minh (1890-1969), quê Nam Đàn – Nghệ An….

2. Tác phẩm: Viết tháng 2/1941 tại Pác Bó thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng khi người sống và làm việc tại đó.

- HD h/s đọc, đọc mẫu.

- Gọi h/s đọc – nhận xét.

- Bài thơ thuộc thể thơ gì?

- Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này? Nxét giọng thơ?

II Đọc và tìm hiểu chung.

1. Đọc – hiểu chú thích, thể thơ.

a. Đọc – hiểu chú thích.

b. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

- Giọng thơ tự nhiên, vui thích, sảng khoái.

Câu thơ mở đầu có gì đặc biệt?

- Phép đối này có tác dụng gì?

III Tìm hiểu nội dung văn bản.

a. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó.

Câu1: Dùng phép đối, nhịp 4/3.

+ Đối: thời gian : sáng –tối.

Không gian: suối -hang.

Hoạt động: ra – vào.

-> Diễn tả hoạt động đề đặn, nhịp nhàng

- Em hiểu về hành động “ra suối, vào hang” ntn?

- Qua đó, em hiểu gì về c/s của Bác khi ở Pác Bó?

- Em hiểu thế nào là “Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng” ?

- Qua đó, em thấy cuộc sống vật chất ntn?

- Trong câu 3 đối thanh, ý ntn?

- Em hiểu câu thơ này ntn?

- Qua 3 câu thơ trên em thấy điều kiện sống và làm việc của Bác ở Pác Bó ra sao?

- Gv hệ thống lại nd phần a.

- Sống và làm việc trong hoàn cảnh ấy sao Bác lại đánh giá

“ Cuộc đời….sang” ?

- Yêu cầu h/s đọc câu hỏi 3.

- Y/C h/s trả lời.

của con người và MQH gắn bó hoà hợp giữa con người với thiên nhiên.

- Sáng ra bờ suối làm việc.

- Tối vào hang nghỉ ngơi.

-> Nhịp nhàng, nề nếp.

=> Cuộc sống hài hoà, thư thái, làm chủ hoàn cảnh.

Câu 2:

- Thức ăn thường là cháo, ngô và măng rừng

-> lương thực, thực phẩm đầy đủ, dư thừa…đùa vui.

- Bữa ăn đạm bạc, đơn sơ nhưng con người vẫn thư thái, ung dung, lạc quan CM.

Câu 3:

- Đối ý:

bàn đá chông chênh >< dịch sử Đảng ( tạm bợ ) ( q.trọng ) - Đối thanh:

Chông chênh – dịch sử Đảng.

=> Điều kiện làm việc thiếu thốn, tạm bợ nhưng Người vẫn miệt mài làm việc CM ( Câu thơ khoẻ khoắn, gân guốc, mạnh mẽ)

b. Cảm nghĩ của Bác.

- Cuộc đời hoạt động CM không giàu có vật chất nhưng lại rất giàu có về tinh thần, lấy lí tưởng CM, con đường cứu nước là lẽ sống. Không hề bị khó khăn gian khố, thiếu thốn khuất phục.

- Bác vui giữa thiên nhiên, thích chốn lâm tuyền nhưng vẫn giữ tinh thần người chiến sĩ. Khác với người xưa thường vui thú lâm tuyền khi bất lực với xã hội.

- Qua nội dung bài học,em nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật của văn bản - Y/c h/s đọc ghi nhớ.

IV Tổng kết.

1 Nội dung:{ghi nhớ sgk.

2 Nghệ thuật:

* Ghi nhớ (sgk- 7) C. Hoạt động luyện tập. (5’)

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT

H: Đọc diễn cảm bài thơ?

H: Đọc thuộc bài thươ?

IV. Luyện tập D. Hoạt động vận dụng.(5’)

- Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật: động não.

H: H.ả nào trong bài thơ mà em thích nhất? Vì sao?

E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng.( 2’)

- Đọc tham khảo bài văn phân tích, bình giảng bài thơ.

* Bài cũ:

- Học thuộc bài thơ.

- Hoàn thiện bài tập trong VBT.

* Bài mới:

- Chuẩn bị tiết 82: soạn bài Câu cầu khiến.

IV. PHỤ

LỤC....

...

...

...

Ngày soạn

15/01/2019 Dạy

Ngày 22/01/2019 24/01/2019

Tiết 3 3

Lớp 8A 8B

Tiết 82:

CÂU CẦU KHIẾN

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức, kĩ năng.

Sau khi học xong bài này, HS:

a. Kiến thức:

- Biết được chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Hiểu rõ đặc điểm của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.

- Vận dụng vào tạo lập văn bản và giao tiếp.

b. Kĩ năng:

- Đọc hiểu bản dịch tác phẩm.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;

năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ.

1. Thầy:

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Thảo luận nhóm.

- Đồ dùng:

+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.

2. Trò:

-Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Hoạt động khởi động. (4’)

* Kiểm tra bài cũ: H: Ngoài chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng nào khác? Cho VD minh hoạ?

* Vào bài:Trong giao tiếp chúng ta thường sử dụng nhiều loại câu khác nhau để diễn đạt nội dung cần thể hiện. Mỗi loại câu đều có đặc điểm, vai trò, chức năng khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu loại câu tiếp theo đó là câu cầu khiến.

B. Hoạt động hình thành kiến thức. (20’)

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát - Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY CHUẨN KTKN

CẦN ĐẠT

G: Gọi hs đọc ví dụ trên bảng phụ.

H: Trong đoạn trích trên, câu nào là câu cầu kiến?

H: Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu kiến?

H: Các câu cầu kiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?

G: Gọi HS đọc ví dụ 2.

H: Nêu chức năng của mỗi câu?

H: Câu cầu khiến trong mục 2 có gì khác câu cầu khiến trong mục 1?

H: Dấu kết thúc câu cầu khiến thường là dấu gì?

H: Qua phân tích các VD trên em hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến ?

GV: chốt lại ghi nhớ

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

*Ví dụ:

1. a, Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.

b, Đi thôi con.

* Nhận xét

- Có những từ cầu kiến: đừng, đi, thôi.

- Dùng để : + khuyên bảo (1) + yêu cầu (2, 3).

2. a, Mở cửa. -> trả lời câu hỏi (câu trần thuật).

b, Mở cửa! -> đề nghị, ra lệnh (Câu cầu khiến).

- Câu cầu khiến:

+ có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến.

+ chức năng: khuyên bảo, yêu cầu, đề nghị...

+ thường kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.

* Ghi nhớ:SGK/31 C. Hoạt động luyện tập. (15’)

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT

Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho HS thảo luận, trình bày từng yêu cầu.

HS xác định yêu cầu BT2

Cho cá nhân HS làm bài, gọi đại diện một vài em trình bày.

HS xác định yêu cầu BT3

Cho HS thảo luận nhóm bàn, trình bày.

HS xác định yêu cầu BT4 HS suy nghĩ, trình bày cá nhân.

II. Luyện tập Bài tập 1:

- Câu cầu khiến:

a, Hãy lấy gạo làm bánh...

b, Ông giáo hút trước đi.

c, Nay chúng ta đừng làm gì nữa...

- Đặc điểm hình thức: có các từ cầu khiến.

- Nhận xét về chủ ngữ:

+ Câu a vắng CN.

+ Câu b CN là ngôi thứ 2, số ít.

+Câu c CN là chúng ta, ngôi thứ nhất số nhiều.

- Có thể thay đổi, thêm bớt CN, ý nghĩa của câu sẽ thay đổi.

Bài tập 2: Xác định câu cầu khiến. Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa giữa những câu đó.

a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm...-> có từ cầu khiến đi, vắng chủ ngữ.

b, Các em đừng khóc. -> từ cầu khiến đừng, CN ngôi thứ hai số nhiều.

c, Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! -> không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến, vắng chủ ngữ.

Bài tập 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu

a, Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!

b, Thầy em hãy cố ngồi dậy...!

-> Câu a vắng CN, câu b có CN. Nhờ có CN trong câu b ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói với người nghe.

Bài tập 4:

Dế Choắt muốn Dế Mèn đào giúp một cái ngách (mục đích cầu khiến). Trong lời Dế Choắt yêu cầu Dế Mèn, Tô Hoài không dùng câu cầu khiến mà dùng câu nghi vấn có từ hay là làm cho ý cầu khiến nhẹ hơn. Cách dùng lời cầu khiến như thế rất phù hợp với tính cách của Dế Choắt và vị thế của Dế Mèn.

D. Hoạt động vận dụng. (3’) - Phương pháp: nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT

Đặt đoạn hội thoại có sử dụng câu cầu khiến.

E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng. (3’)

- Tìm những câu truyện cười có sử dụng câu cầu khiến?

* Bài cũ:

- Học thuộc bài.

- Hoàn thiện bài tập trong VBT.

* Bài mới:

- Chuẩn bị tiết 86: soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.

IV. PHỤ LỤC.

...

...

Ngày soạn

17/01/2019 Dạy

Ngày 24/01/2019 25/01/2019

Tiết 4 3

Lớp 8A 8B

Tiết 83:

Một phần của tài liệu NGỮ văn 8 kì 2 (Trang 23 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w