Tiết 101: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

Một phần của tài liệu NGỮ văn 8 kì 2 (Trang 77 - 81)

(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Giúp học sinh thấy được ý nghĩa tuyên ngôn độc lập của dân tộc ở thế kỉ XVvà bước đầu hiểu một vài nét đặc sắc của “Bình Ngô đại cáo” qua đoạn trích đầu tiên:

Nước Đại Việt ta.

- Sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi : Lập luận chặt chẽ sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể cáo.

- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn nghị luận trung đại ở thể loại cáo.

3. Thái độ

- Qua bài hịch giáo dục học sinh lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

II. TRỌNG TÂM 1. Kiến thức

- Sơ giản về thể Cáo.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của Bình Ngô Đại Cáo - Nội dung tư tưởng của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.

- Đặc điểm văn chính luận của Bình ngô đại cáo ở một đoạn trích.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể cáo.

- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn nghị luận trung đại ở thể loại cáo.

3. Thái độ.

- Qua bài hịch giáo dục học sinh lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;

năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy:

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

- Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án, tư liệu tranh ảnh, bài giảng điện tử.

2. Trò:

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ:(3')

H: Em hiểu thế nào là thể Hịch ? Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Hịch tướng sĩ ” ?

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

* Hoạt động 1:Khởi động (1') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

GV dẫn dắt vào bài: Chúng ta từng biết đến Nguyễn Trãi như một thi nhân với tấm lòng yêu thiên nhiên sâu sắc, nặng tình với đất nước. Nhưng hôm nay, chúng ta sẽ hiểu thêm về ông với tư cách một nhà chính trị lỗi lạc và phong cách viết văn chính luận sắc bén qua văn bản “Nước Đại Việt ta”

- Nghe, định hướng vào bài

* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (35')

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát - Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

H: Nêu hiểu biết của em về tiểu sử của Nguyễn Trãi?

H: Em hiểu thế nào là thể cáo ?

H: Bài cáo này ra đời trong hoàn cảnh nào?

H: Đoạn trích thuộc phần nào của tác phẩm?

H: Văn bản chia mấy phần, nội dung từng phần?

GV: cho học sinh tìm hiểu các chú thích 1,....12.

GV: hướng dẫn đọc giọng rắn rỏi đanh thép, to, rõ.

GV đọc

- GV: gọi HS đọc tiếp - Nhận xét .

GV: Gọi HS đọc 2 câu đầu.

H : Nhân nghĩa ở đây có những nội dung nào?

H : Em hiểu thế nào là yên dân ?

H : Theo Nguyễn Trãi nhân nghĩa là gì ?

I. Đọc- chú thích 1. Chú thích a. Tác giả

- Nguyễn Trãi (1380-1442) là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

- Văn chính luận có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp thơ văn NT.

b. Tác phẩm

*Thể loại : Cáo là thể văn nghị luận cổ do vua chúa hoặc thủ lĩnh viết để trình bày chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp.

* Hoàn cảnh ra đời : Bài cáo này do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, công bố 7-12-1428.

* Vị trí đoạn trích: là phần đầu bài Bình Ngô địa cáo.

* Bố cục : 2 phần

- Nêu nguyên lí nhân nghĩa.

- Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

- Nêu luận đề chính nghĩa - Vạch rõ tội ác của kẻ thù - Kể lại quá trình k/c

- Tuyên bố chiến thắng và nêu cao chính nghĩa.

c. Từ khó.SGK/ 68

H : Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi cho ta hiểu gì về tính chất của cuộc kháng chiến chống quân Minh ? GV : Gọi HS đọc tiếp 8 câu văn.

H: Chủ quyền của dân tộc được Nguyễn Trãi xác lập bằng những yếu tố nào?

H: Em hãy phân tích nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn văn này?

(cách dùng văn biền ngẫu, tu từ, ngôn ngữ, ...?)

GV: phân tích nghệ thuật dùng từ của tác giả.

H : Em có nhận xét gì về tính chất của những lời khẳng định ấy ?

H: Có thể xem Bình Ngô đại cáo như một bản tuyên ngôn độc lạp được không? Vì sao ?

H: Để thuyết phục người nghe, tác giả đưa ra những chứng cớ nào ?

H: Trong đoạn tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? Tác dụng ?

H: Tư tưởng, tình cảm nào của người viết được bộc lộ trong đoạn ?

H: Nêu những đặc sắc trong nghệ thuật của bài cáo?

GV : Kết luận

H: Em cảm nhận được những điều sâu sắc nào từ nội dung của bài cáo?

H: Em học hỏi được điều gì về cách viết văn nghị luận qua văn bản “Nước Đại Việt”?

2.Đọc

II. Tìm hiểu văn bản 1. Tư tưởng nhân nghĩa Việc nhân nghĩa ...yên dân Quân điếu phạt...

-yên dân là làm cho dân có cuộc sống yên ổn, thái bình. Muốn yên dân phải diệt trừ thế lực bạo tàn (giặc Minh) -> Nhân nghĩa là lo cho dân, vì dân -> tư tưởng rất tiến bộ của Nguyễn Trãi.

2. Chân lí về chủ quyền dân tộc:

- ...nước Đại Việt ta

...xưng nền văn hiến đã lâu -> nền văn hiến lâu đời.

- Núi sông bờ cõi đã chia -> Có lãnh thổ riêng - Phong tục Bắc Nam...

-> Có phong tục tập quán riêng - Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần…

-> Có lịch sử riêng

NT : từ ngữ mang tính khẳng định , văn biền ngẫu đối xứng như một cách so sánh sự ngang hàng của dân tộc ta với các triều đại Trung Hoa.

-> Thể hiện ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc.

=> Lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc.

3. Chứng cớ lịch sử làm sáng tỏ nguyên lí nhân nghĩa và chân lí độc lập

- Lưu Cung...thất bại Triệu Tiết…tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô.

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

-> Câu văn biền ngẫu làm nổi bật chiến công của ta và thất bại của địch.

-> niềm tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta.

III. Tổng kết 1. Nghệ thuật:

- Ngôn ngữ khẳng định, kết hợp lí lẽ và thực tiễn.

- Sử dụng câu văn biền ngẫu tạo sự nhịp nhàng, cân đối.

- Biện pháp liệt kê, so sánh.

- Trình tự lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hào.

2- Nội dung :

- Đoạn trích là lời tuyên ngôn độc lập đầy tự hào của dân tộc Việt Nam.

* Ghi nhớ/ SGK/69.

* Hoạt động 3:Luyện tập (3')

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

H: Trong bài, em ấn tượng nhất câu nào?

Vì sao?

Trình bày

* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (1') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Tìm đọc bài viết phân tích văn bản để hiểu thêm.

- Tìm tòi qua sách vở, mạng Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

- Học bài, năm vững những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Lí giải được tại sao có thể coi văn bản “Bình ngô đại cáo” là bản tuyên ngôn độc lập lần 2 của dân tộc.

* Bài mới:

- Chuẩn bị bài mới : Hành động nói (tiếp)

- Học bài cũ, nắm vững khái niệm thế nào là hành động nói .

- Hành động nói có liên quan như thế nào đến các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học ?

V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM

...

...

.... ………

Tuần 27

Một phần của tài liệu NGỮ văn 8 kì 2 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w