Tiết 113,114 – Văn bản: ĐI BỘ NGAO DU

Một phần của tài liệu NGỮ văn 8 kì 2 (Trang 114 - 118)

TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Tuần 30 Tiết 113,114 – Văn bản: ĐI BỘ NGAO DU

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Cho học sinh tiếp xúc vơí văn bản, nắm được những nét cơ bản về tác giả. Từ đó, đặt đoạn trích vào tác phẩm để hiểu được xuất xứ cũng như ý nghĩa của văn bản.

- Nắm được bố cục ba phần của đoạn trích, đó là ba luận điểm của văn bản.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích và cảm thụ một văn bản nghị luận 3. Thái độ

- Qua văn bản đem lại tri thức sức khoẻ, cảm giác thoải mái khi đi bộ ngao du.

II. TRỌNG TÂM 1. Kiến thức

- Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.

- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động tự nhiên của nhà văn.

- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.

- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn cụ thể.

3. Thái độ.

- Qua văn bản đem lại tri thức sức khoẻ, cảm giác thoải mái khi đi bộ ngao du.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp;

năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt - Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy:

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình, dạy học dự án.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

- Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án, chân dung nhà văn, bài giảng điện tử.

2. Trò:

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ:(3')

H: Hãy phân tích nghệ thuật trào phúng đặc sắc được thể hiện trong văn bản “Thuế máu” ?

Gợi ý : Hình ảnh: nhiều hình ảnh mang tính mỉa mai.

Ngôn từ: dùng nhiều từ nhại: dùng từ ngữ của bọn thực dân để châm biếm chúng.

Giọng điệu: giễu cợt, châm biếm.

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

* Hoạt động 1:Khởi động (1') - Phương pháp: nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

GV dẫn dắt vào bài: Giáo dục luôn là mối quan tâm hàng đầu của con người.

Nhà văn Ru – xô cũng đã bàn về giáo dục bằng một tác phẩm nổi tiếng: “Ê- min hay về giáo dục”. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu tác phẩm này qua đoạn trích

“Đi bộ ngao du”

- Nghe, định hướng vào bài

* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (75')

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, dạy học dự án.

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HS trình bày sản phẩm chuẩn bị ở nhà bằng sơ đồ tư duy về tác giả, tác phẩm.

H: Phương thức biểu đạt của tác phẩm?

H: Nêu những luận điểm chính của văn bản.

GV: Hướng dẫn cách đọc: cần thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng

GV: Gọi HS đọc bài.

H: Để thuyết phục mọi người về việc đi bộ ngao du thì tác giả đã sử dụng những luận điểm nào?

GV nhận xét.

H: GV treo bảng phụ ba luận điểm của văn bản.

H: Hãy tìm những luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ cho các luận điểm trên?

GV chia lớp thành 6 nhóm để thảo luận câu hỏi, 2 nhóm thảo luận một luận điểm.

GV nhận xét, bổ sung.

H: Em có nhận xét gì về trình tự lập luận của tác giả? (việc sắp xếp có hợp lí không? Ta có thể thay đổi trật tự các luận điểm trên được không? Vì sao? Trật tự sắp xếp ấy phản ánh được điều gì về tác giả).

GV: Cách lập luận ấy cho thấy niềm khao khát tự do của tác giả khi từ nhỏ ông phải chịu cảnh chửi mắng, đánh đập của các ông chủ, sau đó ông mới thể hiện khoa khát trau dồi tri thức và cách học từ thực tiến cuộc sống .

H: Trong văn bản, tác giả sử dụng mấy đại từ nhân xưng? Sử dụng trong trường hợp nào ?

H: Việc kết hợp hai đại từ nhân xưng như thế trong văn bản mang lại tác dụng gì ?

I. Đọc, chú thích 1.Chú thích a.Tác giả:

- Ru- xô:( 1712 – 1778)

- Là nhà văn , nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp.

- Ông sớm mồ côi mẹ, ít đi học, làm đủ mọi nghề để sinh sống, ông rất thèm tự do.

b.Tác phẩm:

- Trích trong quyển V của tác phẩm

“Êmin hay về giáo dục”

- Văn bản viết bằng phương thức nghị luận vì tác giả dùng lí lẽ để thuyết phục về việc: muốn ngao du thì nên đi bộ.

- 3 luận điểm: (3 đoạn)

+ Đi bộ ngao du thì được tự do, tùy thích, không lệ thuộc vào ai.

+ Đi bộ ngao du thì có tác dụng để trau dồi tri thức.

+ Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khỏe và tinh thần.

c. Từ khó.SGK/ 100, 101 2. Đọc

II. Tìm hiểu văn bản

1. Đi bộ ngao du thì được tự do, tùy thích, không lệ thuộc vào ai

+ Ưa đi lúc nào thì đi, hoạt động ít nhiều thì tùy ý

+ Quan sát khắp nơi: dòng sông, khu rừng, hốc cây

+ Chẳng phụ thuộc vào con ngựa hay gã phu trạm

2. Đi bộ ngao du thì có tác dịp để trao dồi tri thức.

+ Hiểu biết trong nông nghiệp: biết được sản vật đặc trưng của các vùng khí hậu, biết cách trồng trọt của các sản vật đó.

+ Trong lĩnh vực tự nhiên học: sưu tầm mẫu vật, hoa lá, hóa thạch làm thành phòng sưu tập

3. Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khỏe và tinh thần

H: Trong bài viết, tác giả đã thể hiện những trải nghiệm nào của mình về cuộc sống?

H: Qua văn bản, em hiểu gì thêm về tác giả?

GV: tác phẩm là những dòng tự thuật của tác giả về cuộc đời về suy nghĩ của chính bản thân mình

H: Những nét nghệ thuật nào làm cho văn bản hấp dẫn đựơc người đọc?

GV nhận xét.

H: Văn bản đã giúp em cảm nhận được những nội dung gì sâu sắc?

GV tổng hợp.

+ Sức khỏe: ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn

+ Tinh thần: vui vẻ, khoan khoái, hân hoan.

-> Niềm khát khao tự do và kiến thức của tác giả.

* Nghệ thuật lập luận sinh động :

- Xen kẽ hai đại từ nhân xưng “tôi” và

“ta”

Xưng “ta” khi bàn về những lí lẽ mang tính triết lí chung

Xưng “tôi” khi bàn về những vấn đề thuộc cảm quan về cuộc sống qua những kinh nghiệm từng trải của mình.

-> Làm cho cách kể chuyện cụ thể hơn bởi vì lí luận trừu tượng đã được kiểm chứng bằng những kinh nghiệm sống thực tế của tác giả, nên các luận điểm thuyết phục hơn.

-> Cách kể chuyện sinh động , dễ hiểu và gần gũi hơn .

* Hình bóng của tác giả

- Tác giả là một người giản dị, yêu tự do, yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên .

III. Tổng kết 1. Nghệ thuật

- Lí lẽ được kiểm chứng bởi những trải nghiệm cuộc sống.

- Giọng điệu vui tươi.

- Câu văn phóng khoáng, tự do.

2. Nội dung

- Đi bộ ngao du đem lại cảm hứng tự do tuyệt đối; bồi dưỡng nhận thức, làm giàu hiểu biết và rèn luyện sức khoẻ, tinh thần của con người.

* Ghi nhớ/ SGK/102.

* Hoạt động 3:Luyện tập (5')

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

- Theo em, trong các tác dụng của việc đi bộ ngao du được trình bày trong văn bản thì tác dụng nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

- Trình bày

* Hoạt động 4:Vận dụng (3')

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Theo em việc đi bộ của nhiều người hiện nay có giống việc đi bộ mà nhà văn đề cập hay không?

- Thảo luận, trình bày

* Hoạt động 5:Tìm tòi, mở rộng (1')

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm - Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

- Tìm đọc tác phẩm “Ê-min hay về giáo dục”

- Trao đổi với người thân về vai trò của đi bộ qua văn bản này.

- Thực hiện ở nhà.

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

- Học bài, nắm vững cách lập luận của đoạn trích, từ đó, nêu nhận xét về cách nêu trình tự các luận điểm của tác giả?

- Phân tích làm rõ nghệ thuật lập luận của tác giả

* Bài mới:

Chuẩn bị bài: Hội thoại (tt)

+Ôn lại khái niệm về vai xã hội + Thế nào là lượt lời

Trong hội thoại, lượt lời có ý nghĩa gì ? V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

********************

Ngày soạn: 173/20 Ngày dạy: 30/3/20

Tuần 30

Một phần của tài liệu NGỮ văn 8 kì 2 (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(192 trang)
w