MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ :
- Câu hỏi : ý nghĩa của tiếng cười trong hai câu truyện đã học?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Học sinh đọc tiểu dẫn - Phần tiểu dẫn cho ta biết những thông tin gì ?
I . Giới thiệu chung :
1 . Khái niệm : Ca dao là một thể thơ dân gian .
Thường diễn tả đời sống tâm hồn , tư tưởng tình cảm của nhân dân trong nhiều mối quan hệ như : Tình cảm lứa đôi , gia đình quê hương đất nước . . .
2 . Phân loại : Có 2 loại .
a . Ca dao trữ tình : Là những tiếng hát than thân yêu thương , tình nghĩa , cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa , cay đắng nhưng đằm thắm ân nghĩa của người bình dân .
b . Ca dao hài hước : Thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động .
3 . Đặc điểm nghệ thuật ca dao . . Lời ngắn gọn .
. Viết bằng thể lục bát và lục bát biến thể . . Giàu hình ảnh so sánh , ẩn dụ .
. Biểu tượng mang tính truyền thống .
- Gọi học sinh đọc bài ca dao 1,2 - Bài ca dao 1 , 2 có những nét nghệ thuật đặc trưng nào ? - Đặc điểm đó giúp ta cảm nhận được điều gì ?
- Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau lại mang sắc thái riêng được diễn tả riêng bằng những hình ảnh khác . Đó là hình ảnh nào ? Em cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh ?
- Trong nỗi đau ,trong chua xót ta vẫn thấy được nét đẹp của người phụ nữ ? Đó là những nét đẹp gì ?
-Mở đầu bài ca dao này có gì khác với 2 bài trên ?
- Em hiểu gì về từ “ai” trong câu : “Ai làm chua xót lòng này khế ơi”
- Mặt dù duyên tình lỡ làng nhưng tình nghĩa con người như thế nào ? Tình nghĩa đó đó được tác giả dân gian miêu tả qua những thể thức nghệ thuật nào ?
(Sao Vượt là tên gọi cổ của Sao Hôm .
. Hình thức lặp lại , đối đáp mang đậm sắc thái dân gian II . Đọc hiểu .
1 . Bài ca dao số 1,2 : Tiếng hát than thân . a . Nghệ thuật đặc trưng :
+ Mô thức mở đầu . “Thân em . . .” giúp ta xác định : - Đây là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- (Lời than thân ngậm ngùi ,xót xa , có tác dụng nhấn mạnh gây sự chú ý đối với người nghe , người đọc -> tạo sự sẽ chia đồng cảm sâu sắc .)
=> Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ : bé nhỏ đắng cay , tội nghiệp .
+ Dùng hình ảnh so sánh ẩn dụ : . Người phụ nữ -> tấm lụa đào . . Người phụ nữ -> củ ấu gai .
-“Tấm lụa đào” : Gợi vẻ đẹp duyên dáng , tha thướt -> quí báu .
- “Củ ấu gai” : Vẻ đẹp chủ yếu là ở bên trong nój núp dưới một hình thức xấu xí (vỏ đen)
=> Vẻ đẹp riêng của người phụ nữ .
. Phất phơ giữa chợ : Không nơi bấu víu -> phụ thuộc . . Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi .
-> Lời mời mọc da diết đáng thương . (giá trị của người phụ nữ không được ai biết đến)
-> Sự ngậm ngùi chua xót cho thân phận .
=> Phẩm chất cao quí tốt đẹp của người phụ nữ . * Tổng kết :
Những bài ca dao trên không chỉ nói lên thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị và phẩm chất của họ .
- Giá trị nhân văn cùng tiếng nói tố cáo đã làm nên chiều sâu và vẻ đẹp của lời than .
2 .Bài ca dao số 3,4,5,6 tiếng hát yêu thương , tình nghĩa . a . Bài ca dao số 3 .
- Mở đầu theo lối đưa đẩy , gợi cảm hứng . “Trèo lên cây khế nửa ngày . . .”
(Trèo lên cây bưởi hái hoa Trèo lên cây gạo cao cao . . . )
-> Hình thức này gợi nỗi chua xót vì duyên tình lỡ làng ở các chàng trai .
- “Ai” là đại từ phiếm chỉ bao hàm ý nghĩa xác định ; chỉ xã hội phong kiến đã làm ngăn cách , làm tan nát bao mối tình của đôi lứa yêu nhau .
- Nghệ thuật chơi chữ : Khế chua – chua xót lòng này -> Hỏi khế để bộc lộ nỗi lòng – cách hỏi của chàng trai khiến lời than thêm da diết , thấm thía .
- dùng hệ thống so sánh – ẩn dụ :
. Sự xa cách duyên tình của con người được so sánh với sự xa cách của mặt Trăng và mặt Trời , của Sao Hôm và Sao Mai . Lấy hình ảnh thiên nhiên vũ trụ để so sánh vì thiên nhiên , vũ trụ là cái to lớn , cái vĩnh hằng , không thể đổi khác đi được để khẳng định lòng bền vững thuỷ chung .
Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời .
* Tóm lại : Bài ca dao đã thể hiện được vẻ đẹp của lòng chung thuỷ , của sức mạnh tình yêu thương được đặt trong thử thách mới có sức mạnh như vậy . Đây chính là tình yêu đích thực,
Hình ảnh Sao Vượt vẫn chờ trăng giữa trời . Có cái mỏi mòn của sự chờ đợi , có cái cô đơn của sự ngóng trông , có nỗi đau của người lỡ duyên , thất tình nhưng tất cả chỉ là để nói lên vẻ đẹp của tình nghĩa con người trước sau mãi mãi vĩnh hằng .)
- Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung , nhất là thương nhớ trong tình yêu . Vậy mà ở bài ca dao này lại diễn tả một cách thật cụ thể , tinh tế và gợi cảm . Đó là nhờ cách nói riêng mang tính nghệ thuật của ca dao . Cách nói đó như thế nào
? Tác giả dân gian đã dùng thủ pháp gì và thủ pháp đó đạt hiệu quả nghệ thuật ra sao ?
- Bài ca dao số 5 có nét nghệ thuật nào đặc sắc ?
- Em hãy phân tích để thấy cái hay , cái độc đáo của việc sử dụng nghệ thuật “cái cầu dải yếm” trong bài ca dao này ? - Vì sao khi nói về tình nghĩa con người ca dao thường hay dùng hình ảnh muối , gừng ?
- Phân tích ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm của hình ảnh này trong bài ca dao số 6 ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm bập 1,2 – trang 85 SGK .
tình yêu mảnh liệt . b . Bài ca dao số 4 .
- Nghệ thuật nhân hoá : Khăn , đèn . - Nghệ thuật hoán dụ : mắt
=> Để nói về nhân vật trữ tình .
Cô gái hỏi khăn , hỏi mắt , hỏi đèn chính là cô tự hỏi lòng mình . Và chắc hẳn phải là nhớ thương , phải bồn chồn lắm thì cô mới hỏi dồn dập đến vậy
Khăn , đèn , mắt đã trở thành biểu tượng cho nỗi niềm thương nhớ của người con gái đang yêu . (Hình ảnh chiếc khăn nhiều lần rơi xuống rồi được nhặt lên – chính là hình ảnh của cô gái – Nỗi nhớ đã làm cho cô không yên chút nào) .
- Nghệ thuật dùng cấu trúc câu theo lối vắt dòng láy lại.
+ Sáu lần láy lại từ “khăn” và ba lần láy lại cụm từ “khăn thương nhớ ai”
=> tạo cho câu thơ như một điệp khúc làm cho nỗi nhớ càng triền miên , da diết .
- Nghệ thuật đảo thanh và cách sử dụng hình ảnh vận động trái chiều ở các từ : Xuống , lên ,rơi , vắt . Như khắc hoạ cho ta thấy hình ảnh của một con người với một tâm trạng ngỗn ngang niềm thương nỗi nhớ . Và hình ảnh đó được trải ra trên nhiều chiều của không gian . (rơi xuống đất , vắt lên vai , chùi nước mắt) .
=> Nỗi nhớ thiết tha , quay quắt .
- Nghệ thuật sử dụng triệt để thanh bằng trong thơ . (6 câu 24 chữ – có 16 chữ là thanh bằng)
-> Gợi nỗi nhớ thương da diết , đậm màu sắc nữ tính của người con gái .
*
Hai câu cuối :
+ “Một nỗi “ – “Một bề” : mà nhiều điều vấn vương thao thức .
. Cô gái lo cho chàng trai .
. Cô gái lo cho mình vì sợ chàng trai không còn yêu thương mình nữa .
=> Đây là tâm trạng của người phụ nữ đang yêu.
c . Bài ca dao số 5 .
- Không có con sông rộng một gang . - Không có chiếc cầu dải yếm.
Nhưng cái hay của bài ca dao này lại ở vào tình huống phi lý không có thực đó là ở chổ tình ý mà nó gợi lên .
+ Họ muốn có con sông một gang để họ gần gũi nhau hơn . + Cô gái bắc chiếc cầu đón chàng trai bằng dải yếm mềm mại , mang hơi ấm , nhịp đập của trái tim một phần cơ thể thiêng liêng của mình . Ước muốn thật táo bạo nhưng đằm thắm mang nét riêng của nữ tính .
-> Tình yêu của cô gái thật mãnh liệt . d . Bài ca dao số 6 .
- Nói tới tình nghĩa con người , ca dao dùng hình ảnh muối – gừng vì : muối mặn , gừng cay . Với thuộc tính ấy tác giả dân gian dùng gừng , muối để diễn tả tình cảm con người có trải qua mặn mà cay đắng mới sâu đậm , mới nặng nghĩa nặng tình .
- Với hình ảnh muối , gừng được sử dụng làm cho bài ca có ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm sâu sắc .
. Muối mặn (3 năm) . Gừng cay (9 tháng)
=> Có giới hạn .
. Tình nặng , nghĩa dày . Ba vạn sáu nghìn ngày
=> Vô hạn -> gắn bó cả một đời, một kiếp .
=> Khẳng định tình nghĩa vững bền . III . Luyện tập .
C . CỦNG CỐ : Tình nghĩa của người bình dân thể hiện qua các bài ca dao . D . DẶN DÒ : Học thuộc lòng các bài ca dao 3,4,5 và các bài ca dao đã học . Hoàn chỉnh bài tập tr. 85 - SGK .
Chuẩn bị bài “Đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết”
E . RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn:16 /11/2011 Tiết : 26
Đọc văn : CA DAO HÀI HƯỚC
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh.
Về kiến thức:
- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng, thông minh,hóm hỉnh của người bình dân, dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan.
- Trân trọng tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao.
Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân tích ca dao Về thái độ :
- Giáo dục tinh thần lạc quan trong cuộc sống * Trọng tâm: Bài ca dao số 1 và 2 B. Chuẩn bị:
- HS: Đọc bài, soạn bài, tìm đọc thêm tư liệu.
- GV : Bài soạn+ SGV +Tài liệu tham khảo
Dự kiến phương pháp : Đọc – tìm hiểu và thảo luận .
- Kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo , gợi tìm , kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận , trả lời câu hỏi .