I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

Một phần của tài liệu Giao an ngữ văn 10 moi đầy đủ (Trang 168 - 171)

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

A. I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS

- Nắm rõ một số nét chính về hoàn cảnh xã hội và tiểu sử Nguyễn Du có ảnh hưởng đến sáng tác của ông.

- Nắm được một số đặc điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của Nguyễn Du.

- Nắm được một số đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều qua các đoạn trích.

B . Chuẩn bị:

GV: Bài soạn, tư liệu tham khảo.

HS: Đọc bài, soạn bài, tìm tư liệu tham khảo

Dự kiến phương pháp: Đọc- tìm hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại II. Phương pháp:

Đọc chuẩn bị – thảo luận, tranh luận  rút ra luận điểm chính.

III. Phương tiện: SGK + SGV + Tài liệu tham khảo.

IV. Kiểm tra bài cũ:

Hỏi: Em hãy cho biết những yêu cầu cơ bản khi lập dàn ý.

Đáp án: - Nắm chắc yêu cầu đề bài.

Nguyễn Thị Vân Yến 168

- Tìm hệ thống luận điểm, luận cứ.

- Sắp xếp, triển khai các luận điểm.

- Luận cứ theo thứ tự hợp lý.

B. BÀI GIẢNG MỚI : Thời

lượng Hoạt động của thầy và trò Nội dung

T hời lượng

Giáo viên cho học sinh đọc phần I SGK đặt câu hỏi để HS thảo luận.

+ Việc ND sinh trưởng trong một gia đình phong kiến quý tộc quyền quý có thể đem lại cho Nguyễn Du những điều kiện gì về học vấn và vốn sống.

Những biến cố của XH thời ND sống và những biến cố trong cuộc đời đã đem lại cho ND một tư tưởng chính trị và quan niệm thẩm mỹ như thế nào?

- Em hãy trình bày sáng tác chính của Nguyễn Du?

Đặc điểm lớn về nội dung trong sáng tác của Nguyễn Du là gì?

Trình bày đặc điểm cơ bản về NT trong sáng tác của Nguyễn Du.

I. Cuộc đời:

- Xuất thân gia đình quý tộc phong kiến.

* Thuận lợi:

+ Có nhiều điều kiện để dùi mài kinh sử.

+ Có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến.

+ Hiểu được sâu sắc về nỗi khổ của người phụ nữ trong chốn cung đình.

=> Có điều kiện để thành công về những trang viết phản ánh hiện thực xã hội phong kiến.

- Có nhiều biến cố về thời đại sống và trong cuộc đời

 Tác động lớn đến ND.

+ Đem lại cho Nguyễn Du một vốn sống thực tế phong phú  đã thôi thúc công suy ngẫm nhiều về XH, về thân phận con người, tạo tiền đề cho sự hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo văn chương.

=> Phần lớn sáng tác của Nguyễn Du mang tư tưởng nhân đạo.

- Quan niệm thẩm mỹ của ND là đề cao cảm xúc (tức là đề cao tình).

- Quê cha: Hà Tĩnh, Quê mẹ: Bắc Ninh – Quê vợ:

Thái Bình.

 Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau.

Tạo một tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của một nhà đại thi hào dân tộc.

II. Về sự nghiệp văn học:

1. Sáng tác chính:

a) Sáng tác bằng chữ Hán gồm:

Thanh Hiên Thi Tập, Nam Trung …………. Bắc hành tạp lục.

b) Sáng tác chữ Nôm gồm:

Truyện Kiều – Văn Chiêu Hồn.

2. Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác Nguyễn Du.

* Đặc điểm lớn trong sáng tác của Nguyễn Du.

- Đề cao tình:

+ Tình đối với con người.

+ Tình đối với cuộc sống.

=> Luôn trân trọng những giá trị nhân bản kể cả tình yêu nam nữ.

- Lên án, phê phán:

+ Các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người.

3. Đặc điểm nghệ thuật:

Nguyễn Thị Vân Yến 169

- Ngoài tài năng đa dạng, có thể nói đến tính dân tộc như một đóng góp đặc sắc của Nguyễn Du về cả thể loại lẫn thể thơ và ngôn ngữ.

C. Củng cố: Đặc điểm về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Du.

D. Dặn dò: Học bài cũ, ghi nhớ SGK.

Chuẩn bị bài: Trao duyên

Tiết : 81-82

Giảng văn: TRAO DUYÊN

(Trích “Truyện Kiều”) A. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp học sinh:

- Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Thuý Kiều qua đoạn thoại.

- Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

B . Chuẩn bị:

GV: Bài soạn, tư liệu tham khảo.

HS: Đọc bài, soạn bài, tìm tư liệu tham khảo

Dự kiến phương pháp: Đọc- tìm hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại II. Phương pháp, phát vấn, gợi tìm, thuyết giảng.

III. Phương tiện: SGK-GV.

IV. Kiểm tra bài cũ:

1. Nêu cảm hứng chủ đạo của Truyện Kiều?

2. Trả lời: Cảm hứng bao trùm là cảm hứng nhân đạo. Truyện Kiều là tiếng kêu đau

đớn đứt ruột về số phận con người trong xã hội phong kiến, đặc biệt là phụ nữ.

B. BÀI GIẢNG MỚI : Thời

lượn

g Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Nêu vị trí đoạn trích

Học sinh đọc đoạn trích chia bố cục, nêu nội dung chính.

Em hãy phân tích tâm trạng của Kiều trong 12 câu đầu?

Thuý Kiều đã tâm sự gì và trao duyên cho em như thế nào?

+ Nhận xét giọng điệu, cách dùng từ ngữ qua 2 câu đầu?

I. Giới thiệu chung:

1. Vị trí đoạn trích: Từ câu 723 đến 756.

Đoạn thoại mở đầu cho tấn bi kịch 15 năm lưu lạc của Thuý Kiều.

2. Bố cục: 2 phần.

- Phần 1: Từ đầu………….người thác oan - Phần 2: Còn lại

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Phần 1: Thuý Kiều tâm sự và trao duyên cho em.

- Khi được Vân hỏi han Kiều liền mở lời nhờ em thay mình lấy Kim Trọng.

+ Giọng thơ tha thiết trân trọng báo hiệu một điều không bình thường.

+ Cậy(nhờ), chịu ( nhận): tin tưởng mà nhờ, thông cảm chịu thiệt thòi mà chấp nhận.

Nguyễn Thị Vân Yến 170

Thời lượn g

+ Việc Kiều nhắc đến những kỷ niệm tình yêu có ý nghĩa gì?

+ Kết quả của tình yêu đó ra sao?

Em có nhận xét gì về Thuý Kiều qua việc nàng nhờ em lấy Kim Trọng?

Kiều có gì thay đổi khi trao kỷ vật?

Tìm những từ ngữ cho thấy Thuý Kiều đã nghĩ đến cái chết.

Việc tập trung những từ ngữ có ý nghĩa gì?

Phân tích nổi đau của Kiều khi đã trao duyên lại cho em?

Kiều đã gọi ai trong nỗi đau đớn?

Kiều cảm thấy mình là người ra sao? Đức tính gì của Kiều được thể hiện?

- Nêu kết luận chung về nội dung và nghệ thuật đoạn trích?

+ Lạy, thưa: Lòng biết ơn, tạo không khí trang trọng.

* Kiều kể rõ sự tình và thiết tha nhờ vả Vân.

+ Tình yêu của họ đầy mặn nồng:

“ Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”, những kỷ niệm, kỷ vật “ Chiếc thoa, bức tờ mây”, “ đốt lò hương ấy”so tơ phím này” kể những kỹ niệm với Thúy Vân thể hiện sự sâu sắc mãnh liệt trong tình cảm của Kiều giành cho chàng Kim.

+ Tình yêu đẹp nhưng không trọn vẹn:

. Giữa đường đứt gánh.

. Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai + Chỉ còn biết nhờ em “chắp mối tơ thừa”.

Bằng sự thông minh, khéo léo Kiều đã thuyết phục được em thay mình lấy Kim Trọng với ngôn ngữ của lý trí và sự kiềm nén nổi đau.

- *Khi trao kỷ vật:

- “ Chiếc thoa (vành) với bức tờ mây”

- Duyên này thì giữ >< vật này của chung ( Lý trí) (Tình cảm)

- Quá đau đớn vì sự mất mát lớn, Kiều nghĩ đến cái chết, thể hiện qua các từ-ngữ: Chín suối, ngọn cỏ lá cây, hiu hiu gió….chị về, hồn, dạ, người thác oan.

Kiều cảm thấy cuộc đời trống trải, vô nghĩa khi không còn tình yêu nữa. Nàng nghĩ đến cái chết đầy oan nghiệt, nàng ý thức được mình là kẻ mệnh bạc

–> Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du, ông quan tâm đến những số phận bất hạnh, sự oan ức của con người.

2. Phần 2: Nỗi đau đớn cực độ của Thuý Kiều:

- Bây giờ-> hiện thực phũ phàng “ Trâm gãy bình tan” ><Quá khứ “ muôn vàn ái ân”

- Gọi Kim Trọng với giọng đầy thiết tha và tuyệt vọng “ Ôi Kim Lang! hỡi Kim Lang”.

- “ bạc như vôi”-> Xem mình là kẻ có số phận bạc bẽo và còn là người vợ đã phụ chồng “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”, mình là kẻ có lỗi . Đó là tấm lòng nhân hậu , luôn nghĩ đến người khác, sống vì người khác.

III. Kết luận:

- Đoạn thoại thể hiện sâu sắc và cảm động tâm trạng của Thuý Kiều khi tình yêu tan vỡ, thể hiện tài năng, khắc hoạ tâm lý nhân vật của Nguyễn Du

* Ghi nhớ ( SGK)

Một phần của tài liệu Giao an ngữ văn 10 moi đầy đủ (Trang 168 - 171)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w