HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của TP cũng như tình nghĩa“Vườn đào” cao đẹp của ba anh em kết nghĩa – một biểu hiện riêng đặc biệt của lòng trung nghĩa.
- Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng.
B . Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, tư liệu tham khảo.
HS: Đọc bài, soạn bài, tìm tư liệu tham khảo
Dự kiến phương pháp: Đọc- tìm hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
C. Tiến trình dạy:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt?
3. BÀI GIẢNG MỚI :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Nguyễn Thị Vân Yến 155
Học sinh đọc đoạn đầu mục tiểu dẫn SGK, trang 74 nắm những nét chính về tác giả.
Những đoạn còn lại nói về TP (căn cứ, giá trị nội dung, nghệ thuật)
GV củng cố, bổ sung.
Tính cách của TP đựoc thể hiện qua những chi tiết nào?
(ngôn ngữ, cử chỉ, hành động)?
Phi nói với QC bằng lời lẽ ra sao?
Thái độ cử chỉ TP đối với QC như thế là vì sao?
Tìm ví dụ để minh họa cho cá tính nóng của TP:
Trói Đốc Bưu vì đòi đút lót vừa đánh vừa chửi, đánh gảy 10 cành liễu mới thôi (hồi 2)
Khổng minh ngũ ngày, lưu bị kiên nhẫn đứng chờ, phi đòi “Để tôi ra nhà sau châm mồi lửa xem hắn có dậy không”? (hồi 37)
So sánh tính cách QC với TP Ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng TP và QC?
Nguyên nhân nào dẫn đến ><
giữa 2 anh em.
I. Tìm hiểu chung: (SGK) 1. Tác giả:
2. Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”
a) Nguồn gốc và quá trình hình thành của tác phẩm.
La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, các truyện kể dân gian, kịch dân gian để sáng tạo nên bộ tiểu thuyết, Tam quốc diễn nghĩa.
b) Tóm tắt Tác phẩm.
c) Giá trị.
- Nội dung.
- Nghệ thuật.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Hình tượng nhân vật Trương Phi:
- Ngôn ngữ:
+ xưng hô với QC là “mày tao”
không tôn trọng QC, xem QC là kẻ hội nghĩa, đáng khinh ghét.
+ Với 2 chị: Xưng hô thân mật, “Giữ lễ”: “em … chị” coi trọng tình anh em kết nghĩa.
- Thái độ cử chỉ hành động.
+ Đối với Quan Công khi chưa rõ sự việc “Phi nghe xong … vác xà mâu .. mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò hét như sấm .. chạy lại đâm Quan Công”.
=> Sự cáu giận tột độ, tính cách nóng nảy thiếu kìm chế
=> Xuất phát từ lòng cương trực coi trọng chữ tín nghĩa;
không chấp nhận sự phản bội (dù là hiểu nhầm).
+ Khi biết rõ sự thật: “TP rõ nước mắt khóc thụp xuống lạy Vân Trường”.
Con người biết phục thiện, nhận ra những sai lầm thiếu sót.
=> TP là người “Thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi” không chấp nhận sự quanh co, lắt léo, đen trắng rõ ràng. Với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm giao; nói là làm nên nhiều lúc dễ dẫn đến lỗ mãng và thô bạo.
2. Tính cách nhân vật Quan Công:
- Xưng hô với TP là: Hiền đệ, em ta sự nhún nhường, bình tĩnh, giữ hòa khí để khuyên giải sự việc.
+ QC tỏ ra độ lượng và từ tốn, vì hiểu tính nóng nảy của TP vì biết TP đang hiểu nhầm.
- Hành động “Chém đầu Sái Dương” muốn nhanh chóng xua tan mối nghi ngờ, để minh oan cho mình không muốn người khác hiểu nhầm về mình nhất là về cốt lõi của đạo lý làm người.
=> Là 1 đại tướng vừa tài tình vừa trọng nghĩa, có cá tính vừa khác mà vừa giống với TP.
* Tác giả xây dựng các hình tượng nhân vật với những đức tính như thế để khẳng định 1 điều “Dù xã hội có đảo điên đến đâu thì con người vẫn giữ được lòng thủy chung”
- Biểu hiện đạo đức chân chính của ndân vẫn trường tồn, bất biến” => Ca ngợi tình nghĩa vườn đào giữa 3 anh em kết nghĩa.
3. Mâu thuẩn giữa 2 anh em và ý nghĩa của Hồi trống cổ thành:
Nguyễn Thị Vân Yến 156
Vì sao nói “nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt mất hết ý vị Tam Quốc?
Nêu kết luận chung về nội dung và nghệ thuật?
- Nguyên nhân mâu thuẩn:
Sự hiểu nhầm giữa lòng trọng nghĩa – kẻ bội nghĩa.
- Diễn biến: Mâu thuẩn chưa giải quyết được thì sự xuất hiện của Quân Tào làm phát triển mâu thuẩn đến mức gay gắt hơn.
một màn kịch đầy sinh động.
- Cách giải quyết: không bằng lời nói mà bằng hành động chém đầu sát Dương mùi vị chiến trận của “Tam Quốc”
* Ý nghĩa Hồi trống cổ thành”
- Cuộc hội ngộ gắn liền với hồi trống gấp gáp, thử thách lòng trung nghĩa Hồi trống ca ngợi cuộc đoàn tụ giữa các anh hùng.
III. Kết luận:
Đoạn trích “Hồi trống cổ thành” tiêu biểu cho tính chất chiến trận và khí phách anh hùng của “Tam quốc”: Lời văn giàu kịch tích, lối kể chuyện giản dị, tất cả dừng cho tiếng trống – một hồi trống ra quân, cũng là hồi trống thu quân, giải oan, đoàn tụ.
* Ghi nhớ: SGK.
C. CỦNG CỐ : Ý nghĩa của hồi trống? Thách thức, minh oan, đoàn tụ, ca ngợi tình cảm thủy chung.
D. DẶN DÒ : Chuẩn bị bài “Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”.
E. RÚT KINH NGHIỆM
Đọcthêm: TÀO THÁO UỐNG RƯỢU LUẬN ANH HÙNG.
(Trích Hồi 21 – Tam quốc diễn nghĩa) I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
- Hiểu thêm về tâm trạng và tính cách của các nhân vật khác trong “Tam quốc diễn nghĩa” như: Lưu Bị, Tào Tháo.
- Nắm bắt nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của tác giả “Tam quốc diễn nghĩa” và tiểu thuyết Chương Hồi Trung Quốc thời Minh Thanh.
II. Hướng dẫn đọc thêm:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Khi buộc phải náu mình bên đất Tào, Lưu bị đã thể hiện tâm trạng và tính cách như thế nào?
Nêu các chi tiết chứng tỏ Lưu bị tìm cách giấu mình, nhẫn nhịn
I. Nội dung:
1. Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo.
- Vì nhờ Tào Tháo và chưa có cách gì thoát thân nên Lưu Bị tìm cách tự giấu mình, không để Tào Tháo nghi ngờ.
- Lưu Bị nhẫn nhịn náu mình chờ thời:
Nguyễn Thị Vân Yến 157
chờ thời.
Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và đánh giá về nhân vật anh hùng ta hiểu thêm gì về tính cách của nhân vật này?
Điểm khác nhau trong tính cách của 2 nhân vật đã đưa đến kết quả gì trong sự nghiệp cầm quân của từng nhân vật?
Nêu những nét chính trong nghệ thuật của đoạn trích.
Tìm tình tiết gay cấn của đoạn trích?
+ Gạt phắt thắc mắc của hai em.
+ Giật mình khi Tháo hỏi lơ lửng “Huyền Đức … đấy nhỉ”.
+ Tìm cách thoái thác ý đồ của Tào Tháo bằng cách đưa hết tên tuổi của các nhân vật có thể gọi là anh hùng để Tào Tháo luận bình và bác bỏ.
+ Khi Tào tháo khẳng định “Anh hùng … chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi”
Lưu Bị giật mình rơi cả đũa.
=> Sự khôn ngoan, nhẫn nhịn để làm nên chí lớn của Lưu bị ông như tấm gương sáng trong suốt soi rõ lòng dạ nham hiểm, đen tối của Tào Tháo.
2. Tính cách Tào Tháo:
Qua những lời nói lơ lửng như khi nghe lưu bị làm vườn và luận anh hùng của Tào Tháo đã thể hiện Tào Tháo là một con người vừa thông minh, cỡ trí, ngoan cường nhưng cũng hết sức đa nghi, nham hiểm, tàn bạo tạo nên một Tào Tháo “Gian hùng” trong lịch sử TQ thời bấy giờ.
3. Điểm khác nhau về tính cách giữa Lưu Bị và Tào Tháo trong đoạn trích và xuyên suốt tác phẩm đã dẫn đến một kết quả là Lưu bị đã đạt được 3 yếu tố cần có của người cầm quân là: “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Còn Tào Tháo chỉ có được “Thiên thời”. Trong con mắt người đời Tào Tháo là kẻ gian hùng” đáng căm ghét.
II. Nghệ thuật:
- Cách kể chuyện sinh động, hấp dẫn lôi cuốn người đọc.
+ Tác giả dẫn người đọc từ chỗ bất thông đến thông suốt rồi lại quay về chỗ bất thông tạo sự gay cấn hồi hộp.
+ Cách thể hiện như 1 cuộc trốn tìm: một kẻ quyết tìm còn 1 người quyết trận.
+ Tình tiết gay cấn: Khi Lưu bị suýt lộ diện vì giật mình đánh rơi cả đũa.
- Trong suốt tác phẩm, nhà văn luôn cố ý dùng ngòi bút để “Khiển trách và đùa cợt gian hùng Tào Tháo” Nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình.
C. CỦNG CỐ : Nội dung và nghệ thuật chính của đoạn trích?
D. DẶN DÒ : Chuẩn bị bài Tóm tắt văn bản thuyết minh E. RÚT KINH NGHIỆM
Nguyễn Thị Vân Yến 158
Ngày soạn:18/02/2012 Tiết : 73
Làm văn : TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
Về kiến thức:
- Hiểu được các yêu cầu cơ bản mà đề bài đặt ra: Thuyết minh về một lễ hội văn hóa mà HS đã tìm hiểu hoặc đã được tham gia.
Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng thuyết minh. Qua phần hướng cẫn sửa bài của gv hs tự đánh giá những ưu và nhược điểm trong bài làm của mình, đồng thời có những định hướng cần thiết để làm tốt hơn cho những bài sau nhưng có ự thay đổi về đối tượng thuyết minh: Viết bài văn thuyết minh về mọt tác giả hoặc một tác phẩm văn học.
B. Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, bài đã chấm của học sinh
HS: Chuẩn bị trước một số vb thuyết minh cùng đề tài để so sánh.
. Phương pháp: Hướng dẫn sửa lỗi. Rèn luyện thêm về kỹ năng kết cấu văn bản thuyết minh và phối hợp các thao tác khác trong khi thuyết minh
Kiến thức trọng tâm:
- Sửa lỗi cụ thể.
- Rút kinh nghiệm bài làm sau.