VĂN BẢN THUYẾT MINH
II. Luyện tập tại lớp
- Muốn giới thiệu một danh nhân, một tác giả, tác phẩm tiêu biểu phải.
+ Xác định đề tài.
. Một danh nhân văn hóa.
. Một người tìm hiểu kĩ và yêu thích . Nguyễn Du, Nguyễn Trãi
+ Xây dựng dàn ý.
* Mở bài: Giới thiệu một cách tự nhiên danh nhân văn hóa ấy.
Lời giới thiệu phải thực sự thu hút mọi người về đề tài lựa chọn.
* Thân bài: Cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào?
Những tri thức ấy có chuẩn xác, có độ tin cậy hay không.
+ Sắp xếp các ý theo hệ thống nào thời gian, không gian trật tự logic.
* Kết bài:
+ Nhìn lại những nét chính đã thuyết minh về danh nhân.
+ Lưu giữ cảm xúc lâu bền trong độc giả.
C . CỦNG CỐ : Cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh . D . DẶN DÒ : Tham khảo phần Ghi nhớ trong SGK.
Chuẩn bị bài Phú Sông Bạch Đằng E . RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn:08/01/08 Tiết : 53
Đọc văn: THƠ HAI – KƯ CỦA BA – SÔ
( Bài 1,2,3,6)
A .Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh . Về kiến thức:
- Hiểu được thơ Hai – Kư và đặc điểm của nó . - Hiểu được ý nghĩa và vẻ đẹp của thơ Hai – Kư.
Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng cảm nhận thơ.
* Trọng tâm :
- Đặc điểm của thơ Hai – Kư và ý nghĩa của thơ Hai – Kư B . Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, tư liệu tham khảo.
HS: Đọc bài, soạn bài, tìm tư liệu tham khảo
Dự kiến phương pháp: Đọc- tìm hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- Cho học sinh đọc phần tiểu dẫn .
Đối chiếu với phần yêu cầu , em thử cho biết trong phần tiểu dẫn nội dung nào là trọng tâm . Cho học sinh tiếp cận các văn bản thơ Hai – Kư của Ba – Sô . Học sinh cảm nhận .
- Giáo viên gợi ý hướng dẫn học sinh rút ra nội dung , ý nghĩa từng bài thơ qua việc tiếp cận văn bản .
I . Tiểu dẫn :
1 . Đặc điểm thơ Hai – Kư . + Thơ Hai – Kư rất ngắn
+ Thơ Hai – Kư thường phản ánh trạng thái tâm hồn người Nhật : Tâm hồn ưa thích hòa nhập với thiên nhiên dể tìm ra vẻ đẹp thuần khiết .
+ Thơ Hai – Kư đậm chất thiền có sự cô liêu , tỉnh lặng , trầm lắng .
2 .Tác giả Ba – Sô : SGK II . Đọc hiểu văn bản : Bài 1:
Đất khách mười mùa sương Về thăm quê ngoảnh lại Ê đô là cố hương
C . CỦNG CỐ : - Đặc điểm thơ Hai – Kư của Ba – Sô . - Cách cảm nhận mỗi bài thơ .
Tư liệu tham khảo
THƠ HAI-KU VÀ NHÀ THƠ BA-SÔ
Gặp gỡ và chia tay là chuyện thường tình trong cuộc đời. Nhưng vẫn có những cuộc gặp gỡ tình cờ lại mở ra cho con người những bước ngoặc mới. Tôi gọi đó là duyên, là định mệnh.
Vốn không phải là người đam mê thơ văn, nhưng tình cờ đọc những bài thơ sau, tâm hồn tôi bỗng thay đổi hẳn:
Đỉnh Yoshino Nuốt vào mây trắng Thở ra hoa đào ( Buson )
Hay: Tên trộm đi rồi Bỏ quên nơi của sổ Một vầng trăng soi.
( Ryôkan)
Đó là những bài thơ haiku đầy sức sống góp phần làm nên linh hồn thơ ca Nhật Bản.
Haiku là thể thơ ngắn nhất thế giới và nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Nó được hình thành vào khoảng thế kỷ XVI, có nguồn gốc ban đầu từ thơ Tanka ( Đoản ca ) - thể thơ 5 dòng, gồm 31 âm tiết , chia làm 2 phần : thượng cú (3 dòng đầu ) và hạ cú (2 dòng cuối ) . Người Nhật thấy như thế còn dài nên cắt bỏ 2 dòng sau, chỉ lấy 3 dòng đầu với 17 âm tiết tạo thành thơ tam tuyệt haiku. ( khái niệm Haiku được xuất hiện vào năm 1890, theo sự đề xướng của nhà thơ Shiki (1867 - 1902) để chỉ bài thơ ngắn nhất )
Mỗi bài thơ haiku đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một sự vật, một khung cảnh cụ thể trong một thời điểm nhất định để từ đó khơi gợi một cảm xúc, một suy tư nào đó. Thời điểm trong thơ được xác định theo mùa và gọi là quý ngữ. Những từ chỉ mùa thường gặp:
Xuân: Oanh, én, bướm, ếch, đào, mơ, liễu...
Hạ: Chim cu, đôm đốm, ve, chuồn chuồn, sen...
Thu: ngân hà, trăng, nhạn, quạ, lá phong, cúc...
Đông: sương mù, tuyết, cánh đồng héo úa...
Thơ haiku tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông nói chung. Cảm thức thẩm mỹ của haiku có những nét rất riêng, rất cao và rất tinh tế, như: cảm thức Sabi (tịch ) nghĩa là linh hồn của tịch liêu và xã xưa, chỉ có trong kinh nghiệm thiền quán; cảm thức Wabi ( đà) là những cái đơn sơ, bình dị nhất...; cảm thức Karumi ( khinh) là niềm khinh thanh, dịu nhẹ, là phong thái tự do, ung dung trước cuộc đời...
Khi mới hình thành, thơ haiku thiên về trào lộng, nhằm mục đích giải trí đơn thuần. Nói chung, khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII thể thơ này đang thiếu một sức sống mới, một linh hồn mới. Đến nửa cuối thế kỷ XVII, Bashô đã kết hợp giữa chất trào lộng hiện đại và chất cao nhã tâm linh của truyền thống tạo nên một linh hồn mới, một sức sống mới cho thơ haiku. Vai trò của Basho với thơ haiku là rất lớn. Sự xuất hiện của Basho được Noguchi xem là “ biến cố vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Nhật bản”. Basho là linh hồn của thơ haiku và thơ haiku là linh hồn của thơ ca Nhật Bản.
Basho sinh ra trong một gia đình võ sĩ cấp thấp, cuộc sống tương đối an nhàn và tự tại. Thế nhưng, năm 40 tuổi ( 1684 ), ông đã từ bỏ cuộc sống ấy để làm một cuộc hành trình của “ lữ nhân phù thế” - một cuộc hành trình đi tìm bản ngã vĩnh cửu đó là thơ ca. Chính 10 năm cuối đời ấy đã làm nên một danh từ ghép Haiku - Basho, làm nên niềm tự hào cho thơ ca Nhật Bản.
Con người ta ai cũng vậy, họ luôn nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ quên được quê hương nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Thế nhưng rồi lúc xa quê thì thời gian sẽ là con thuyền đưa tình cảm ấy dần dần rời xã con tìm của mỗi người, rồi bị lãng quên ở một nơi mà họ sẽ bắt đầu một quê hương mới, và Bashô cũng vậy. Sinh ra và lớn lên trên đất I - ga. Song đây không phải là quê hương duy nhất của Bashô. Ông đã trải qua mười mùa sương nơi đất khách xa lạ mà giờ đây chính nơi ấy còn trở nên thân thiết hơn cả quê hương mình.
Đất khách mười mùa sương Về thăm quê ngoảnh lại Ê đô là cố hương
Mười năm là khoảng thời gian đủ để dội vào lòng tác giả sự lạnh giá khi nhớ về quê hương.
Mẹ của Bashô đã qua đời trước khi ông về quê và di vật còn lại là mớ tóc bạc. Đó là sự mất mát quá lớn đối với ông, đối với người con đã sau một thời gian dài không được gặp mẹ. Ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ đối với ông quá lớn lao. Bỗng những giọt nước mắt lan tràn trên má ông nóng hổi. Những giọt nước của sự thương tiếc, xót xa ấy như nói lên tình cảm thiêng liêng cao cả nhất của Bashô dành cho mẹ khi mẹ không còn nữa.
Lệ trào nóng hổi Tan trên tay tóc mẹ Làn sương thu.
Như đồng cảm với Bashô, không gian trở nên ảm đạm đầy u buồn được ẩn chứa dưới làn sương thu mở ảo ấy. Như Nguyễn Du đã nói "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Qủa vậy "làn sương thu" gợi vào lòng người đọc một nỗi buồn sâu thẳm và đó cũng chính là nỗi buồn của nhà thơ.
Thời gian qua đi, dường như mái tóc của người mẹ ấy đã nhuốm màu sương, nhuộm màu của tháng năm mỏi mòn chờ con. Bao trùm cả bài thơ là tình mẫu tử thiêng liêng ấm áp của mẹ và Bashô.
Tô ki ô là nơi nhà thơ gắn bó thời trẻ và sau hai mươi năm Bashô trở lại, tình cờ nghe chim đỗ quyên hót thì những ký ức về một thời quá khứ lại trở về trong ông, làm ông càng khao khát trở về với quá khứ thời trẻ ấy.
Niềm khao khát càng lớn đã trở thành nỗi nhớ trong ông.
Chim Đỗ quyên hót Ở kinh đô
Mà nhớ kinh đô.
Dường như chứa đựng trong tiếng chim là cả một dòng sông chở đầy những ký ức ngày xưa của Bashô. Bài thơ gợi lên sự hoài cảm về quá khứ và như cất lên nỗii lòng của Bashô. Đó là tình cảm gắn bó sâu sắc của ông đối với miền đất mà ông đã từng một thời trải qua những kỷ niệm đẹp đầy thơ mộng.
Trong xào xạc tiếng gió của mùa thu năm ấy, vượn nào hú mà sao nghe não nề được lồng trong tiếng than khóc của lũ trẻ bị bỏ rơi, nghe thật xót xa, xót xa đến đau đớn. Bài thơ gợi vào lòng người đọc cái gì đó rưng rưng tội nghiệp thay. Tiếng vượn hú đã não nề và buồn thảm nhưng tiêng trẻ con than khóc và bị bỏ rơi còn não nề và thảm thiết hơn. Nỗi buồn đó được Bashô nâng lên tột cùng đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo, của lòng thương người, của sự khao khát mong ước tìm hạnh phúc và một mái ấm cho lũ trẻ bị bỏ rơi trong rừng. Chính sự đói kém đã mang chúng vào rừng. Và ta cũng hiểu được rằng : cha mẹ chúng sẽ chẳng bao giờ muốn như vậy nhưng biết làm sao được khi cái nghèo cứ mãi đeo đuổi. Trong cơn gió thu se lạnh ấy, tác giả như nghe những nỗi đau ấy hoà vào nhau hệt như cung đàn cất lên sự bi thương.
Tiếng vượn hú não nề
Hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc
Gío mùa thu tê tái.
Cảm hứng nhân đạo là mạch lớn chảy suốt chiều dài thơ Basho. Là một thiền sư, với cái tâm từ bi và tấm lòng quảng đại ông luôn cúi xuống những nỗi đau khổ, những cảnh đời bất hạnh. Nhà thơ cảm nhận được tiếng trẻ con khóc bị bỏ trong rừng tới mức buốt cả tâm can, cảm nhận cái rét như cắt vào da thịt của những chú khỉ con giữa mùa đông tê tái.
Mưa đông giăng đầy trời Chú khỉ con thầm ước Có một chiếc áo tơi.
Một chiếc áo tơi thôi cũng đủ lắm cho bao nhiêu số phận cơ hàn. Kiếp người tật tội nghiệp, đáng thương.
Basho không tố cáo mà chỉ đánh thức tâm khảm của con người - cái dễ run rẩy nhất đã nhiều phen bị cách sống lạnh lùng vùi dập đến mức chai sạn.
Quán bên đường Các du nữ ngủ Trăng và đinh hương.
Một cuộc đời tạm bợ, nhưng thiết nghĩ kiếp người cũng chỉ tạm bợ mà thôi. Chỉ có cái đẹp là an nhiên và vĩnh hằng. Hình ảnh các du nữ bỗng dưng toả sáng vẻ đẹp bình dị cùng ánh trăng và đinh hương. Đó là điều không phải thi nhân nào cũng nhìn thấy. Những đoá đinh hương trong thơ Basho luôn chứa đựng một cái gì đó thật kì diệu. Nó vượt lên trên cả cuộc đời trần tục, thị phi, chấp trước, đưa con người về với bản thể uyên nguyên.
Người Nhật luôn xem thiên nhiên là người bạn. Họ chủ trương sống hoà hợ cùng thiên nhiên. Vì thế, thiên nhiên xuất hiện trong thơ cũng là điều dẽ hiểu. Riêng trong thơ Basho, những cảm thức về thiên nhiên là giao cảm với chân không, quên đi tự kỉ, tức là phủ nhận cái ta nhỏ bé đi. Con đường đến với thiên nhiên cũng là con đường tìm đến tâm thức của Basho. Ông là người luôn kêu gọi mọi người “ hãy vượt qua man rợ, đón nhận thiên nhiên và quay về với thiên nhiên.” Trở về với thiên nhiên là trở về với cõi nguyên sơ trong tâm thức con người. Trăng - Hoa - Tuyết là 3 hình ảnh biểu trưng của thiên nhiên thường thấy trong thơ Basho. Trăng gợi lên vũ trụ rộng lớn bao la và sự vĩnh cửu. Trăng là hiện hữu của mọi chứng ngộ của thi nhân trên bước đường lữ thứ.
Vầng trăng non dại Theo tôi từ độ ấy Có ai ngờ đêm nay.
Vầng trăng như một người bạn của thi nhân trên đường phiêu du. Đó là vầng trăng non gắn với một thời tuổi trẻ và đồng hành suốt cuộc hành trình làm người và mạc khải cái chân lý giản đơn về kiếp phù sinh.
Hoa xuất hiện trong thơ Basho vừa đóng vai trò của một quý ngữ, vừa biểu trưng cho cái đẹp thiên nhiên.
Từ bốn phương trời xa Cánh hoa đào lả tả Gợn sóng hồ Bioa
Như Krisnamurti đã nói “ Sáng nay hoa là vĩnh cửu, vượt thời gian và tư tưởng, bao dung tình yêu và niềm vui... hoa sẽ chết đi chiều nay, nhưng ẩn tàng sự sống “. Hoa anh đào là biểu trưng của xứ đảo quốc phù tang. Hình ảnh hoa anh đào rơi gợn sóng hồ Bioa là một hình ảnh độc đáo. Cánh hoa rơi vào vĩnh cửu. Bởi vì cái chết cũng là một cái tên khác của vĩnh cửu. Bởi vì cái chết cũng là cái tên khác của đời sống.
Thi pháp chân không là một trong những nét đặc sắc của thơ haiku và ở đó có sự tương giao mầu nhiệm của tạo vật và con người. Thử lắng hồn mình để cảm nhận hai bài thơ sau:
Vắng lặng u trầm Thấm sâu vào đá Tiếng ve ngâm Và
Trên cành khô Cánh quạ đậu Chiều thu
Phải thật tĩnh lặng từ không gian đến tâm hồn mới lắng được tiếng ve thấm sâu vào đá. Âm thanh tuyệt diệu ấy của thiên nhiên nơi nào chẳng có, nó hiện hữu khắp các mạch sống. Thế nhưng những ai tin vào các giác quan của mình, thì cố chấp đâu cảm nhận được. Tiếng ve của Basho đã mở ra một cái nhìn mới về thiên nhiên và con người.
Thơ haiku đã lớn lên cùng với Basho. Sinh khí mà Basho truyền vào nó có đủ sức để thể thơ này trường tồn.
Hình ảnh con quạ xuất hiện trong bài thơ trên gây chấn động lớn trong văn học Nhật bản. Bài thơ ra đời khi
ông 37 tuổi, đánh dấu cho sự mở đầu phong cách Basho. Chiều thu, một cánh quạ đậu trên cành cây khô. Tứ thơ giản dị như tự nhiên ghi lại một khoảnh khắc như bất động của toàn thể vũ trụ. Bài thơ là một khoảng lặng bất tuyệt của chân không, một thiên nhiên đầy ắp chân không và một chân không đầy ắp thiên nhiên.
Chuyến du hành lên phương Bắc là chuyến viễn du rong chơi bất tận trong cuộc đời của Basho. Và kết quả của cuộc hành trình ấy là sự ra đời hàng loạt tác phẩm có giá trị . Mùa xuân măn 1694, Basho lại quyết định xuôi về phương Nam và đích đến là Kyushu. Nhưng đến Osaka, ông lâm trọng bệnh và trút hơi thở cuối cùng nhẹ nhàng như cánh hoa đào rơi. Bài thơ cuối cùng ông để lại cũng là khao khát của một đời phiêu bạt.
Nằm bệnh giữa cuộc lãng du Mộng hồn còn phiêu bạt Trên cánh đồng hoang vu.
Lúc sinh thời, ông đã từng nói: “Tôi sẽ chết trên đường, đó là định mệnh của tôi.” Dù cuộc hành trình dang dở, nhưng Basho đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình - đó là tìm về vĩnh cửu .
Kể từ khi Basho xuất hiện nền thi ca Nhật Bản bỗng nở bừng muôn hương sắc. Và thật không ngoa khi nói rằng: Haiku chính là linh hồn của thơ ca Nhật và Basho chính là linh hồn của thơ haiku.
Basho - người đã đánh thức dậy một khí thế thơ thật hoành tráng của xứ sở hoa anh đào. Giờ đây trên lối mòn mà Basho đã đi đã có bao bước chân người kế tiếp (không riêng Nhật Bản mà trên cả thế giới ). Đúng như cư sĩ Nhật Chiêu đã từng nói:” Con đường thơ haiku mà Basho đi tưởng như vô cùng quạnh vắng lại vô cùng đông đảo. Chiều thu cô tịch mà Basho đã hình dung lại biến thành một ngày xuân vĩnh cửu.” Thật vậy haiku chẳng bao giờ vắng vẻ dù thiếu vắng Basho. Ông như viên ngọc tự phát sáng, đồng thời là một đoá hoa lặng lẽ âm thầm giữa cõi người ta.
Haiku - Basho danh từ kép ấy mãi là niềm tự hào của người Nhật Bản và là ngưỡng mộ của những người yêu thơ trên toàn thế giới. ( sưu tầm)
Ngày soạn:10/01/08 Tiết : 54
Bài làm văn : TRẢ BÀI VIẾT SỐ 4
TRẢ BÀI THI HỌC KÌ I
Ngày soạn:10/01/08 Tiết : 55
Bài làm văn: TRÌNH BÀY MỘT VẤN ĐỀ
A. I. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh:
- Nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề.
- Mạnh dạn, bình tĩnh và tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể.
* Kiến thức trọng tâm:
- Cách trình bày một vấn đề.
II. Phương pháp : Đàm thoại – gợi tìm sáng tạo III. Phương tiện : SGK + SGV + Tài liệu tham khảo.
IV. Kiểm tra bài cũ : Không B. BÀI GIẢNG MỚI:
Thời
lượng Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- Giáo viên cho học sinh tiếp cận văn bản SGK – trả lời câu hỏi.
- Giáo viên diễn giảng, chứng minh tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề.
I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề:
+ Trình bày một vấn đề nào đó luôn là nhu cầu của cuộc sống, lao động và học tập của con người.
+ Khi trình bày vấn đề thì người khác hoặc tập thể sẽ nhận thức được những suy nghĩ và tình cảm của mình đồng thời qua đó mình cũng thuyết phục họ cảm thông và đồng tình với mình.