Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh

Một phần của tài liệu Giao an ngữ văn 10 moi đầy đủ (Trang 135 - 138)

VĂN BẢN THUYẾT MINH

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh

- Nắm được một cách khái quát những tri thức cơ bản về cội nguồn, quan hệ họ hàng của Tiếng việt và quan hệ tiếp xúc giữa Tiếng việt với một số ngôn ngữ trong khu vực.

- Nhận thức rõ quá trình phát triển của Tiếng việt gắn bó với lịch sử phát triển của dân tộc, của đất nước.

- Ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc giữ gìn và phát triển Tiếng việt.

B . Chuẩn bị:

GV: Bài soạn, tư liệu tham khảo.

HS: Đọc bài, soạn bài, làm các bài tập trong sgk Dự kiến phương pháp: Phát vấn, trao đổi kết luận C. Tiến trình dạy:

1. Kiểm tra bài cũ :

Trong bài Tựa “Trích Diễm Thi Tập” theo Hoàng Đức Lương có những nguyên nhân nào khiến cho sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau:

Đáp án: 4 nguyên nhân:

- Nguyên nhân thuộc về đặc điểm thẩm mỹ của văn thơ.

- Nguyên nhân thuộc về ý thức văn hóa và trình độ tri thức.

- Nguyên nhân thuộc về chính sách của triều đình phong kiến xưa thời xưa.

- Nguyên nhân thuộc về chiến tranh và thời gian đã làm mai một thơ ca.

2. BÀI GIẢNG MỚI:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Em hiểu như thế nào về khái niệm “Tiếng việt”.

Em hãy cho biết nguồn gốc và quan hệ họ hàng của Tiếng việt.

Em hãy cho biết có mấy phương thức Việt Hóa các yếu tố Hán?

I. Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của Tiếng việt:

1. Khái niệm Tiếng việt:

- Tiếng việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt và là ngôn ngữ Quốc gia của Việt Nam.

2. Nguồn gốc của Tiếng việt:

- Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa: Nó xuất hiện rất sớm trên lưu vực Sông Hồng và Sông Mã trong một xã hội có nền văn minh nông nghiệp.

3. Quan hệ họ hàng của Tiếng việt:

- Tiếng việt thuộc họ Nam Á. Thuộc dòng Mon – Khomer - Có quan hệ họ hàng với Tiếng Mường, Tiếng Khomer, Ba Na, Ca-tu và có quan hệ tiếp xúc với tiếng Thái, tiếng Hán.

VD: SGK

II. Quá trình phát triển của Tiếng Việt:

1. Tiếng việt trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc:

- Đầu tiên TV vay mượn các từ Hán cổ qua khẩu ngữ như:

Đầu, gan, ghế, cưỡi, gấm, ông, bà v.v…

- Sau hình thành hệ thống từ ngữ Hán Việt bằng phương thức Việt Hóa các nhân tố Hán Việt.

+ Phương thức 1: Giữ nguyên nghĩa và cấu tạo chỉ khác về cách đọc như các từ Tâm, Đức, Tài, độc lập, tự do v.v…

+ Phương thức 2: Rút gọn yếu tố hán.

VD: Thừa trần trần (trần nhà) Lạc hoa sinh lạc (củ lạc)

+ Phương thức 3: Đảo vị trí các yếu tố Hán.

Nhiệt náo náo nhiệt.

Thích phóng – phóng thích.

+ Phương thức 4: Thay đổi nghĩa.

VD: Thủ đoạn tiếng Hán không có n2 xấu.

Nhưng tiếng việt lại có n2 xấu.

2. Tiếng Việt dưới thời kỳ độc lập tự chủ.

- Tiếp tục vay mượn tiếng Hán theo hướng Việt Hóa.

- Đến thế kỷ XIII xuất hiện hệ thống chữ viết ghi lại Tiếng việt theo nguyên tắc ghi âm tiết. Đó là chữ Nôm, chữ Nôm

Trong thời kỳ Pháp thuộc Tiếng Việt ta đã phát triển như thế nào?

Tiếng Việt từ sau CM Tháng 8 đến nay có vai trò như thế nào?

Em hãy cho biết vai trò của chữ viết đối với ngôn ngữ Tiếng việt

.

Theo sự hiểu biết của mình em hãy trình bày nguồn gốc của chữ Nôm.

Lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ.

Em thấy chữ Quốc ngữ có những ưu, khuyết điểm gì.

- Lịch sử hình thành:Do các giáo sĩ người Âu (truyền đạo ở Việt

hình thành và phát triển đến thế kỷ XIX.

3. Tiếng Việt trong thời kỳ pháp thuộc:

- Chữ Quốc Ngữ được phổ cập rộng rãi – chữ Hán mất nhưng tiếng Pháp lại chèn ép Tiếng việt.

- Do ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ văn hóa phương Tây văn xuôi TV hiện đại thực sự hình thành và phát triển.

- Nhiều từ ngữ, thuật ngữ mới được sử dụng tuy chủ yếu vẫn là từ Hán việt (như: chính đảng, giai cấp, kinh tế, hiện thực, lãng mạn…, bán kính, ẩn số …) hoặc từ gốc Pháp như (săm, lốp, axit, bazơ, oxi…)

- Trong lĩnh vực KH-KT- Tự nhiên và công nghệ, TV cũng tỏ rõ khả năng thích ứng cao.

4. Tiếng Việt từ sau Cách mạng tháng 8:

- Công cuộc chuẩn hóa Tiếng việt nói chung và công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ KH nói riêng đã được tiến hành một cách mạnh mẽ.

Các ngành KH-KT hiện đại đều đã biên soạn được những tập sách thuật ngữ chuyên dùng chủ yếu dựa trên 3 cách thức sau:

+ Phiên âm thuật ngữ KH của Phương Tây:

VD: acide axit, amibe amin

+ Vay mượn thuật ngữ KH-KT qua tiếng Trung Quốc.

VD: Sinh Quyền – môi sinh.

+ Đặt thuật ngữ thuần việt (dịch ý hoặc sao phỏng) VD: Vùng trời thay cho không phận. Thiếu máu thay cho bần huyết.

- Với bản tuyên ngôn độc lập - HCT thì TV đã giành lại được vị trí xứng đáng.

- Chức năng XH của TV được mở rộng thay cho Tiếng Pháp.

- Tiếng việt giữ vai trò là Nhà nước quốc gia trở thành ngôn ngữ đa chức năng không thể thiếu được trong sự nghiệp xây dựng một đất nước Việt Nam XHCN.

II. Chữ viết Tiếng việt:

1. Vai trò của chữ viết:

Chữ viết (hay văn tự) là hệ thống ký hiệu chữ viết bằng đường nét dùng để ghi lại ngôn ngữ của dân tộc.

a) Chữ Nôm:

- Nguồn gốc: Do ông cha ta sáng chế.

Hình thành vào khoảng thế kỷ XIII, IX và bước đầu sử dụng vào khoảng từ thế kỷ X hết thế kỷ XIX.

- Chữ Nôm là một hệ thống chữ viết ghi âm dùng chữ hán hoặc bộ phận chữ Hán được cấu tạo lại để ghi Tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết, trên cơ sở cách đọc chữ Hán của người Việt.

- Cấu tạo: Có 2 cách chính:

+ Mượn nguyên chữ Hán làm chữ Nôm.

+ Mượn nhân tố Hán có sẵn đem lắp ghép.

- Nhược điểm cơ bản: Chữ Nôm không thể đánh vần được – học chữ nào biết chữ ấy.

Nam) sáng lập có sự công tác của người Việt. Nhưng vai trò của giáo sĩ người Âu A-dơ-rốt rất đáng lưu ý. Ông là người tổng kết và hoàn thiện thêm một bước trong việc xây dựng chữ quốc ngữ, bằng việc soạn thảo và cho xuất bản cuốn kinh Rama năm 1651.

=> Đây là 2 bộ sách quốc ngữ đầu tiên

. Giáo viên hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 1, 2, 3 SGK .

b) Chữ Quốc ngữ:

- Ưu điểm: 1 chữ cái – 1 âm : đơn giản, tiện lợi có tính khoa học dễ đọc, dễ nhớ.

- Khuyết điểm: Còn chịu ảnh hưởng của cách ghi âm tiếng nước ngoài.

=> Chữ quốc ngữ có vai trò to lớn nó được dùng như một phương tiện để mở mang dân trí. Đảng ta rất chú ý đến việc phổ cập chữ quốc ngữ.Từ CMT8/1945 chữ quốc ngữ giành được vị trí xứng đáng trong mọi lĩnh vực hđộng của đất nước.

III. Luyện tập Bài tập 1, 2, 3

C. CỦNG CỐ : Lịch sử phát triển của TV

D. DẶN DÒ : Làm bài tập SGK , chuẩn bị bài đọc văn Hưng Đạo Đại Vương....

E. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn: 22/01/2010 Tiết : 66 - 67

Bài đọc văn: HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG

Một phần của tài liệu Giao an ngữ văn 10 moi đầy đủ (Trang 135 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w