Mục tiêu bài học : Giúp học sinh

Một phần của tài liệu Giao an ngữ văn 10 moi đầy đủ (Trang 130 - 135)

VĂN BẢN THUYẾT MINH

A. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh

- Nắm được tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia có quan hệ sống còn với sự thịnh suy của đất nước.

- Thấy được chính sách trọng nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông từ đó rút ra bài học lịch sử quý báu.

B. Chuẩn bị:

- HS: Đọc bài, soạn bài

- GV: Bài soạn, tư liệu tham khảo C. Tiến trình dạy:

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Giáo viên cho học sinh đọc kĩ văn bản.

Hướng dẫn học sinh rút ra nội dung và ý nghĩa chính của bài kí thông qua việc trả lời những câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

I. Nội dung chính:

1. Bài kí khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia:

+ Mệnh đề mang tính chất khẳng định:

- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

 Người tài cao, học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.

- Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đất nước.

+ Nhà nước đã từng trọng đãi hiền tài làm đến mức cao nhất để khích lệ nhân tài, nhằm đề cao danh tiếng phong chức tước, cấp bậc, ghi tên bảng vàng, ban yến tiệc.

- Những việc đã làm chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài, vì vậy cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách.

2. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ:

- Khuyến khích nhân tài:

- Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác.

Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ kết cấu bài văn bia.

- Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu đồng thời để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa củng cố mệnh mạch cho Nhà nước.

3. Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ:

- Phải biết quý trọng nhân tài.

- Phải biết rằng hiền tài luôn có mối quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước.

- Phải thấm nhuần quan điểm của Nhà nước ta đó là:

“Giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài” quan điểm của HCM “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

4.

Vai trò quan trọng của hiền tài Khuyến khích hiền tài

Việc đã làm Việc tiếp tục làm: Khắc bia tiến sĩ Ý nghĩa tác dụng của việc khắc bia C. CỦNG CỐ :

- Tầm quan trọng của người hiền tài đối với sự hưng thịnh của đất nước D. DẶN DÒ

- Đọc lại bài- Tham khảo thêm một số văn bản trung đại ở bài đọc thêm - Soạn bài: Đọc thêm Tựa trích diễm thi tập, Hưng đạo Đại vương ....

E . RÚT KINH NGHIỆM :

Ngày soạn: 2/02/2012 Tiết : 66

Đọc thêm : TỰA “TRÍCH DIỄM THI TẬP”

(Hoàng Đức Lương) A. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh:

- Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Long trong việc bảo tồn di sản văn hóa của tiền nhân.

- Có thái độ trân trọng và yêu quý di sản văn hóa của dân tộc.

B.Chuẩn bị:

PP: Đọc - gợi tìm – trả lời câu hỏi

Phương tiện : SGK + SGV + Tài liệu tham khảo.

C. Tiến trình dạy:

1. Kiểm tra bài cũ:

1. Vì sao văn bản thuyết minh đòi hỏi phải có tính chuẩn xác và hấp dẫn . Để đạt tính chuẩn xác và hấp dẫn người tạo văn bản thuyết minh cần thực hiện những yêu cầu gì ?

2. BÀI GIẢNG MỚI:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Giáo viên cho HS đọc SGK để rút ra vài nét chính trong cuộc

I. Tiểu dẫn:

- Tác giả( SGK)

đời của Hoàng Đức Lương và về tựa trích Diễm thi tập.

.GV: Hãy cho biết, theo Hoàng Đức Lương, có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau”

Học sinh trả lời  GV củng cố, bổ sung:

Em có nhận xét gì về những lý do Hoàng Đức Lương đưa ra và ngoài những lý do ấy, còn lý do nào nữa không?

Các lý do này thuộc về đặc điểm thẩm mỹ của thơ ca, về ý thức văn hóa và trình độ của tri thức thời xưa, thuộc về chính sách của các trình đình phong kiến xưa.

Ngoài ra, HĐL còn nhắc đến lý do chiến tranh, đến thời gian đã làm mai một, hủy hoại nhiều văn bản thi c .Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân?

Điều gì thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này? Em có cảm nghĩ gì về công việc sưu tầm, biên soạn thơ văn do ông tiến hành?

? Có điểm gì chung giữa bài thơ này với Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.

GV hướng dẫn HS tìm các câu văn có khái niệm “văn hiến”

trong bài “tựa” để liên hệ so sánh với “Bình Ngô Đại Cáo”.

- Trích diễm thi tập (Tuyển tập những bài thơ hay) (Diễm: đẹp, thi: thơ)

- Tựa: (tự) – bài viết đặt ở đầu sách do tác giả hoặc người khác được tác giả mời viết.

Nội dung của bài tựa thường nêu lên những quan điểm của người viết về nhiều vấn đề liên quan đến cuốn sách như lý do và phương pháp làm sách, đặc điểm của sách.

II. Đọc – hiểu văn bản:

1 . Những nguyên nhân khiến sáng tác thơ văn không được lưu truyền đầy đủ .

Theo Hoàng Đức Lương có 4 nguyên nhân:

- Cái hay cái đẹp của thơ ca không dễ cảm thụ, phải có 1 học vấn, một năng khiếu cảm thụ tinh tường nào đó mới hiểu và quý trọng giá trị của thơ ca. Do đó, thơ ca bị người đời bỏ quên là điều dễ xảy ra.

- Các tri thức bận nhiều công việc thực dụng như thi cử, làm quan nên ít quan tâm đến cùng thơ ca của tiền nhân.

- Có một số người đã làm công việc sưu tầm thơ ca tiền nhân nhưng không làm đến cùng mà bỏ dỡ giữa chừng.

- Do chế độ kiểm duyệt xưa, chỉ có sách vở nào được nhà vua cho phép mới được khắc in lưu truyền. Đa phần thơ ca nhà nho chỉ được chép tay, truyền bản vì thế rất ít, không thể phổ biến rộng rãi, dễ thất lạc.

* Nghệ thuật lập luận :

+ Lập luận chặt chẽ ,lô gich (………..) + Luận cứ luận chứng rõ ràng (………) 2. Công việc sưu tầm thơ văn của Hoàng Đức Lương :

=> Tìm kiếm văn bản và hỏi han những người hiểu biết.

Trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn về tài liệu khảo cứu, ông chủ trương sưu tầm mà chưa thẩm định, đánh giá các tài liệu đó.

=> Hoàng Đức Lương trân trọng di sản văn hóa của các bậc tiền bối. Ông có ý thức về một nền quốc học đã có lịch sử ngàn năm đầy tự hào. Do vậy ông xét xa khi nghĩ đến di sản thơ ca của dân tộc mình không được lưu giữ, mỗi khi làm thơ chỉ biết dựa vào thơ Đường của người mà không có tài liệu thơ ca Lí Trần để học hỏi.

=> Thế kỉ XV là thế kỷ mà ý thức về nền văn hiến dân tộc đạt tới đỉnh cao tiếp theo Bình Ngô Đại Cáo, ta thấy “Trích diễm thi tập” được biên soạn với ý thức khẳng định tầm vóc đáng tự hào của văn hiến Việt Nam, không thua kém văn hiến Trung Hoa. Đó là, một nguồn sức mạnh tinh thần to lớn cổ vũ dân tộc ta xây dựng và bảo vệ dân tộc trong suốt trường kì lịch sử.

HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN (Trích Đại Việt Sử ký toàn thư)

(Ngô Sĩ Liên) A. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh:

- Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của 1 tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc họa chân dung nhân vật lịch sử.

- Hiểu, cảm và tự hào về tài năng, đức độ lớn của anh hùng dân tộc TQT, đồng thời hiểu được những bài học đạo lý quý báu mà ông để lại cho đời sau.

Phương pháp :

- Đọc - gợi tìm – trả lời câu hỏi B . Chuẩn bị:

GV: Bài soạn, tư liệu tham khảo.

HS: Đọc bài, soạn bài, tìm tư liệu tham khảo C. Tiến trình dạy:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV hướng dẫn HS đọc tiểu dẫn trong SGK, rút ra những nét chính về: - Đại việt sử ký toàn thư.

- Tác giả Ngô Sĩ Liên

Giáo viên thuyết giảng: Đại việt sử ký toàn thư là sách lịch sử nhưng đậm chất văn học. Mỗi nhân vật, sự kiện lịch sử được đề cập thường kèm theo những câu chuyện kí sinh động để lại những ấn tượng khó quên nơi người đọc, và do đó chân dung nhân vật lịch sử được khắc họa khá sắc nét.

Đoạn trích về TQT là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho phong cách vi ết nói trên.

Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua những chi tiết nào trong đoạn trích ?

Trong tín ngưỡng của dân gian sau khi mất, ông còn hiền linh phù trợ dân chống lại tai nạn, dịch bệnh.

Giáo viên cần giúp học sinh nắm vững:

TQT được xây dựng trong nhiều mối quan hệ và đặt trong những tình huống có thử thách (tình huống mâu thuẩn giữa trung và hiếu, tình huống giặc mạnh kéo sang, nhà vua thử lòng) càng làm nổi bật những phẩm chất cao quý của ông ở nhiều phương diện.

Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết sử của tg qua đoạn trich ?

I. Tiểu dẫn: (xem SGK) - Đại việt sử ký toàn thư - Tác giả Ngô Sĩ Liên.

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn:

+ Trung với nước (trung quân ái quốc)

 nơi TQT thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước. (ông khiêm tốn mặc dù được vua trọng đãi rất mực. Ông chủ trương “khoan thử sức dân” vì hiểu dân là gốc của nước.Hết lòng lo tính kế sách giúp vua giữ nước an dân. Ông tận tình với tướng sĩ dưới quyền, soạn sách dạy bảo, khích lệ tiến cử người tài.

Ông cẩn thận phòng xa trong việc hậu sự. Trong mối quan hệ giữa hiếu và trung  đặt trung lên trên hiếu, nợ nước trên tình nhà.)

+ Anh hùng, đầy tài năng, mưu lược.(thể hiện qua kế sách giữ nước mà ông tâu với vua .)

+ Đi đôi với lòng trung nghĩavà tài cầm quân dẹp giặc, TQT còn có đức độ lớn lao.

2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật lịch sử sắc nét và sống động:

- Đối với vua: hết lòng hết dạ.

- Đối với nước: sẵn sàng quên thân (Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy tính)

Đối với dân: quan tâm lo lắng (khi sống nhắc nhở vua nên

“khoan thơ sức dân”, khi chết -> hiền linh phù trợ dân).

- Đối với tướng sĩ dưới quyền: tận tâm dạy bảo, tiến cử người tài.

- Đối với con cái: nghiêm khắc giáo dục.

- Đối với bản thân: khiêm tốn, giữ đạo.

=> Một mẫu mực của vị tướng toàn tài, toàn sức. Ông không những được nhân dân ngưỡng mộ mà cả quân giặc cũng phải kính trọng.

3 .Nghệ thuật viết sử .

- Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật: Tác giả không tập trung miêu tả hành động nhưng lại xây dựng nhân vật trong nhiều mối quan hệ và đặt trong tình huống có thử thách có mâu thuẩn .

- Nghệ thuật kể chuyện : Kể chuyện không theo tình tự thời gian mà ngược dòng thời gian để theo sự kiện biến cố .

C . CỦNG CỐ : Phẩm chất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn . D. DẶN DÒ : - Học sinh học phần ghi nhớ SGK:

E . RÚT KINH NGHIỆM : Hướng dẫn HS học tập ở nhà: Đọc văn bản  hình tượng TQT.

Ngày soạn:

Tiết : 64+65

Bài làm văn: VIẾT BÀI VĂN SỐ 5

A. I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh.

- Tiếp tục củng cố những kiến thức và kĩ năng làm văn thuyết minh cũng như các kĩ năng lập dàn ý, diễn đạt….

- Vận dụng những hiểu biết đó để làm được một bài văn thuyết minh vừa rõ ràng, chuẩn xác lại vừa sinh động, hấp dẫn về một sự vật, sự việc, hiện tượng con người gần gũi, quen thuộc trong đời sống.

- Thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để bài làm văn thuyết minh đạt kết quả tốt hơn.

II. Phương tiện : Đề bài + đáp án hướng dẫn cách làm bài.

III. Kiểm tra bài cũ : Không B. BÀI GIẢNG MỚI :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Giáo viên ghi đề bài viết lên bảng

Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài. (5’)

HS tiến hành làm bài (90’)

I. Đề bài:

Đề 1:

Em hãy giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của một nhà văn mà em đã học trong trường THPT.

Đề 2:

Viết một bài văn thuyết minh về vai trò của cây cối trong việc bảo vệ môi trường sống.

II. Hướng dẫn cách làm bài:

1. Yêu cầu cơ bản:

- Học sinh tìm hiểu kĩ đề bài để xác định rõ yêu cầu về mục đích và nội dung thuyết minh.

- Chọn cách thức thuyết minh phù hợp.

- Xây dựng một bố cục thích hợp cho nội dung thuyết minh được trình bày rõ ràng, khúc chiết.

- Khắc phục những lỗi cơ bản trong diễn đạt chính tả, từ ngữ, ngữ pháp (nếu có).

III. Học sinh viết bài:

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt những nội dung cơ bản sau:

Đề 1:

- Trình bày được những nội dung cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của một nhà văn đã học ở trường PT( Con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác những tác phẩm chính và những nội dung chính của các tác

phẩm của tác giả...) Đề 2:

cần nêu được những nội dung:

Môi trường sống rất quan trọng đối với con người, môi trường được giữ gìn, bảo vệ cũng có nghĩa là cuộc sống của con người được bảo vệ.Một trong những yếu tố quan trọng bảo vệ môi trường sống của con người đó là cây xanh.

-Cây xanh làm giảm nhiệt độ nóng bức,giảm tiếng ồn.

-Cây xanh còn lọc sạch không khí làm cho không khí trong sạch.

=>Tóm lại cây xanh rất cần cho sự sống, nếu không có cây xanh trái đất sẽ trở thành hoang mạc, sự sống sẽ không thể tồn tại. chúng ta phải bảo vệ và chăm sóc cây xanh để bảo vệ cuộc sống của chính mình.

C. CỦNH CỐ : Thu và nhận xét giờ làm bài D. DẶN DÒ : Chuẩn bị bài TV.

E. RÚT KINH NGHIỆM :

Ngày soạn:5/02/2012 Tiết : 67

Một phần của tài liệu Giao an ngữ văn 10 moi đầy đủ (Trang 130 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(199 trang)
w