CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.2 Thực trạng công tác quản lý dự án trong nước và trên thế giới
1.2.1 Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở một số nước phát triển
Với tư cách là một ngành khoa học, quản lý dự án phát triển từ những ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như xây dựng, kỹ thuật và quốc phòng. Ở Hoa Kỳ, hai ông tổ của quản lý dự án là Henry Gantt, được gọi là cha đẻ của kỹ thuật lập kế hoạch và kiểm soát, người đã cống hiến hiểu biết tuyệt vời của mình bằng việc sủ dụng biểu đồ Gantt như là một công cụ quản lý dự án và Henry Fayol, người tìm ra 5 chức năng của quản lý, là cơ sở cho những kiến thức cốt lõi liên quan đến quản lý dự án và quản lý chương trình.
Cả hai ông Gantt và Fayol đều được biết đến như là những học trò, theo trường phái lý thuyết quản lý theo khoa học, của Frederick Winslow Taylor. Thuyết Taylor là nguyên mẫu đầu tiên cho các công cụ quản lý dự án hiện đại, bao gồm cả cấu trúc phân chia công việc (WBS) và phân bố nguồn lực.
Những năm 1950, đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên quản lý dự án hiện đại. QLDA đã được chính thức công nhận là một ngành khoa học phát sinh từ ngành khoa học từ ngành khoa học quản lý. Một lần nữa tại Hoa Kỳ, trước những năm 1950, các dự án đã được quản lý trên một nền tảng đặc biệt bằng cách sử dụng chủ yếu là biểu đồ Gantt Charts, cùng các kỹ thuật và các công cụ phi chính thức, tại thời điểm đó, hai mô hình toán học để lập tiến độ của dự án đã được phát triển. Tại thời điểm đó, hai mô hình toán học để lập tiến độ của dự án đã được phát triển. “Phương pháp đường găng’’
(CPM) phát triển liên doanh giữa công ty Dupont và công ty Remington Rand để quản lý các dự án bảo vệ thực vật và dầu hóa. Và “Kỹ thuật đánh giá và xem xét chương trình dự án’’ (PERT) được phát triển bởi hãng Booz-Allen & Hamilton thuộc thành phần của Hải quân Hoa Kỳ trong chương trình chế tạo tên lửa Polaris trang bị cho tàu
24
ngầm. Năm 1969, viện Quản lý Dự án (PMI) đã được thành lập để phục vụ cho lợi ích của kỹ nghệ quản lý dự án. Những tiền đề của viện Quản lý Dự án là những công cụ và kỹ thuật quản lý dự án được chia sẻ bằng nhau giữa các ứng dụng phổ biến trong những dự án từ ngành nông nghiệp phần mềm cho tới ngành công nghiệp xây dựng.
Trong năm 1981, ban giám đốc viện Quản lý dự án (PMI) đã cho phép phát triển hệ lý thuyết, tạo thành cuốn sách Hướng dẫn về những kiến thức cốt lõi trong Quản lý dự án (PMBOK Guide). Cuốn sách này chứa các tiêu chuẩn và nguyên tắc chỉ đạo về thực hành được sử dụng rộng rãi trong toàn bộ giới quản lý dự án chuyên nghiệp.
1.2.1.1 Mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Liên bang Nga
Ở Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay, Ủy ban Nhà nước về xây dựng thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng, giúp Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Nhà Nước về xây dựng; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình là Tổng Cục quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
Trong công cuộc đổi mới, Ủy ban nhà nước về xây dựng đã xây dựng một mô hình hoạt động với sự tham gia của các doanh nghiệp tư vấn giám sát, quản lý xây dựng chuyên nghiệp. Đã xây dựng chương trình đào tạo kỹ sư tư vấn giám sát thống nhất cho toàn Liên bang và cho phép 18 trường đại học, viện nghiên cứu được tổ chức đào tạo. Ủy ban cũng ủy quyền cho các nước cộng hòa xét giấy phép hành nghề, đăng ký kinh doanh cho các kỹ sư tư vấn giám sát và các doanh nghiệp tư vấn xây dựng. Liên bang Nga coi việc xây dựng một đội ngũ kỹ sư tư vấn giám sát chuyên nghiệp cao là yếu tố quyết định của quá trình đổi mới công nghệ quản lý chất lượng công trình xây dựng. Vì vậy, họ rất chặt chẽ trong việc đào tạo. Các kỹ sư xây dựng tham gia hành nghề tư vấn giám sát phải qua một khóa học với một chương trình bắt buộc, nếu thi đạt mới được cấp thẻ có giá trị trong 3 năm, hết thời gian nếu tiếp tục làm việc lại phải sát hạch lại, kỳ thi thực hiện rất nghiêm túc và khó.
25
1.2.1.2 Mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Mỹ
Trong các dự án xây dựng tại Mỹ, luôn luôn có 3 bên tham gia vào hoạt động quản lý dự án: Nghiệp chủ (chủ đầu tư), Tư vấn, Nhà thầu. Trong đó, bên tư vấn thường là các công ty tư vấn xây dựng, được chủ đầu tư thuê để tư vấn cho chủ đầu tư trong việc thực hiện dự án cũng như trong việc thực hiện dự án cũng như trong việc xây dựng công trình. Ngành tư vấn xây dựng của Mỹ đã có từ đầu thế kỷ XX đến nay đã hình thành một ngành tư vấn xây dựng độc lập có trình độ phát triển cao.
1.2.1.3 Mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Trung Quốc
Ngày 01/11/1997, Luật xây dựng Trung Quốc đã được Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thông qua và Chủ tịch nước đã ký lệnh ban hành ngày 03/11/1997, sau 13 năm nghiên cứu và soạn thảo.
Ở Trung Quốc, ngành xây dựng phát triển rất nhanh, đã tạo ra rất nhiều công trình xây dựng làm thay đổi diện mạo các thành phố, nhưng đồng thời cũng bộc lộ những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp xây dựng có tư tưởng coi thường quản lý, chỉ nặng chạy theo khối lượng để lấy thành tích, ép tiến độ, chia nhỏ công trình để giao thầu, chỉ định thầu, những hành vi này đã làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình, thậm chí nhiều công trình còn gây ra sự cố hư hỏng, gây thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, Luật xây dựng đã soạn thảo rất chặt chẽ các điều mục, để có thể quản lý các hoạt động xây dựng bằng pháp luật. Trung Quốc đã cử hàng trăm kỹ sư sang Mỹ và Canada để học về quản lý dự án và kỹ sư tư vấn giám sát xây dựng. Vì vậy, chỉ sau một thời gian, Trung Quốc đã có một đội ngũ đông đảo các kỹ sư Quản lý dự án và kỹ sư Tư vấn giám sát, nhiều Công ty tư vấn chuyên nghiệp đủ sức quản lý các dự án lớn, nhanh chóng hội nhập với yêu cầu quốc tế.
1.2.1.4 Mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Singapore
Ở Singapore, nhà nước quản lý rất chặt chẽ việc thực hiện các dự án xây dựng. Ngay từ khi lập dự án phải đảm bảo các yêu cầu về quy hoạch tổng thể, an toàn… thì mới được các cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt. Trước khi triển khai thi công, các bản vẽ kỹ thuật thi công phải được các kỹ sư của đơn vị tư vấn giám sát thẩm tra và
26
xác nhận là thiết kế đúng, đảm bảo chất lượng. Một công trình chỉ được nhà nước cho phép khởi công nếu có đủ ba điều kiện sau:
- Dự án phải được cấp có thẩm quyển phê duyệt;
- Bản vẽ thi công đã được Cục kiểm soát phê chuẩn;
- Chủ đầu tư đã chọn được kỹ sư tư vấn giám sát hiện trường và phải được Cục kiểm soát chấp nhận.
Trong quá trình thi công, chính quyến không kiểm tra hiện trường mà kiểm tra tình hình thông qua báo cáo của chủ đầu tư. Cục giám sát có quyền kiểm tra nhà thầu và kỹ sư tư vấn giám sát hiện trường. Sau khi công trường xây dựng xong, Cục kiểm soát xây dựng sẽ kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu quy định của pháp luật như: Công trình đã được nghiệm thu; Các yêu cầu về an toàn đã được phê chuẩn… khi đó Cục kiểm soát sẽ cấp giấy phép cho sử dụng công trình. Chính quyến sẽ quản lý công trình trong suốt quá trình khai thác sử dụng và kiểm tra định kỳ công tác đảm bảo chất lượng của chủ sở hữu. Đối với các công trình thường thời gian kiểm tra định kỳ là 5 năm một lần.
1.2.1.5 Đánh giá chung về các mô hình quản lý dự án trên thế giới
Qua các đánh giá, phân tích tổng quan như trên có thể thấy rằng, hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển, có kỹ thuật xây dựng tiên tiến hiện vẫn áp dụng mô hình quản lý theo hình thức thuê tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp. Mô hình này được các nước áp dụng nhiều, đặc biệt là các nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Bởi lẽ, dễ dàng nhận thấy rằng đối với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thì rất cần có một sự minh bạch, độc lập trong vấn đề sử dụng nguồn vốn. Hơn nữa, khi thực hiện theo hình thức thuê tư vấn quản lý dự án chuyên nghiệp sẽ làm giảm chi phí phải nuôi một bộ máy cồng kềnh trong các BQL, trong khi lại mang hiệu quả cao hơn nhiều. Vậy có thể nhận thấy, xu hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực xây dựng sẽ là xu hướng tất yếu của tương lai.
27