Các hình thức tổ chức quản lý dự án

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại ban quản lý đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHOA HỌC VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

2.3 Các hình thức và mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư

2.3.1 Các hình thức tổ chức quản lý dự án

2.3.1.1 Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Đây là hình thức mà trong đó chủ đầu tư tổ chức tuyển chọn và trực tiếp ký hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, thiết kế công trình, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Sau khi chủ đầu tư ký hợp đồng với nhà thầu xây lắp, nhiệm vụ giám sát quản lý quá trình thi công đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình vẫn do tổ chức tư vấn đã lựa chọn đảm nhận.

Hình thức này được áp dụng đối với các dự án quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, gần với chuyên môn của chủ đầu tư và các chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn để quản lý thực hiện dự án.

Trong trường hợp chủ đầu tư có đủ kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, thì chủ đầu tư được sử dụng bộ máy có đủ năng lực chuyên môn của mình và cử người phụ trách để quản lý thực hiện dự án mà không cần lập Ban quan lý dự án. Thường được áp dụng cho các dự án dưới 5 tỷ theo quy định trong Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

Trong trường hợp bộ máy của chủ đầu tư không đủ điều kiện để kiêm nhiệm việc quản lý thực hiện dự án thì chủ đầu tư lập Ban quản lý dự án trực thuộc mình, có đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ để quản lý thực hiện dự án. Ban quản lý dự án trong trường hợp này là đơn vị trực thuộc Chủ đầu tư, thực hiện các nhiệm vụ do Chủ đầu tư quyết định. Sau khi dự án đã hoàn thành thì Ban quản lý dự án phải được giải thể. Ban quản lý dự án phải thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên với Chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải thực hiện việc kiểm tra hoạt động của Ban quản lý dự án và có trách nhiệm xử lý kịp thời những vấn đề vượt thẩm quyền của Ban quản lý dự án để đảm bảo tiến độ và yêu cầu của dự án. Ban QLDA sẽ được phân thành hai nhóm:

- Ban QLDA Nhóm I: Là Ban quản lý dự án đầu tư do chủ đầu tư quyết định thành lập để quản lý một hoặc một số dự án của chủ đầu tư.

- Ban QLDA Nhóm II: Là Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng chuyên nghiệp do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng các cơ quan

48

khác ở trung ương, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Giám đốc các Sở, ngành cấp tỉnh quyết định thành lập để quản lý nhiều dự án của chủ đầu tư, theo địa bàn hoặc lĩnh vực và có đủ các điều kiện sau:

a) Có tư cách pháp nhân độc lập; có tổ chức bộ máy chặt chẽ và tổ chức kế toán theo quy định của Luật kế toán;

b) Có đủ điều kiện về năng lực quản lý dự án, năng lực tư vấn trong hoạt động đầu tư và xây dựng; được cấp quyết định thành lập cho phép cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư khác theo quy định của pháp luật về quản lý dựn án đầu tư xây dựng công trình;

c) Tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động của đơn vị từ nguồn chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn hoạt động đầu tư xây dựng của các dự án được giao quản lý;

nguồn thu từ các hợp đồng tư vấn quản lý dự án, hợp đồng tư vấn hoạt động đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư khác và các nguồn thu hợp pháp khác;

d) Tự nguyện xây dựng đề án, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

49

Ban QLDA có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban QLDA không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.

Hình 2.3 Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 2.3.1.2 Hình thức chìa khóa trao tay

Hình thức chìa khóa trao tay được áo dụng khi Chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công trình đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước thì hình thức này chỉ áp dụng đối với dự án nhóm C, các trường hợp khác phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Chủ đầu tư có trách nhiệm: Lựa chọn tư vấn để thực hiện công việc chuẩn bị đầu tư cho đến khi dự án được phê duyệt và tổ chức đấu thầu; Thực hiện hợp đồng đã ký với nhà thầu; Đảm bảo vốn để thanh toán theo kế hoạch và hợp đồng kinh tế; Tổ chức việc giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cho nhà thầu. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác của Chủ đầu tư theo quy định của pháp luật.

Nhà thầu có trách nhiệm: Thực hiện hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư, chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng, khối lượng công trình, dự án và các quy định khác trong hợp đồng; Trường hợp có giao thầu lại cho các nhà thầu phụ thì phải

CHỦ ĐẦU TƯ

Tự thực hiện dự án

Ban QLDA CHỦ ĐẦU TƯ

Tổ chức thực hiện dự

án 3 Tổ chức

thực hiện dự

án 1

Tổ chức thực hiện dự

án 2

50

thực hiện đúng cam kết trong hồ sơ dự thầu và hợp đồng; Chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng công trình và quá trình thực hiện dự án cho đến khi bàn giao cho Chủ đầu tư khai thác, vận hành dự án; Thực hiện bảo hành công trình và các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức quản lý của hình thức này có dạng:

Hình 2.4 Hình thức chìa khóa trao tay 2.3.1.3 Hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án

Mô hình này áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện để trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì phải giao cho Ban quản lý dự án chuyên ngành làm Chủ nhiệm điều hành dự án hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn phù hợp để quản lý điều hành dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân độc lập, có năng lực và có đăng ký hoạt động xây dựng.

Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án áp dụng đối với các dự án quy mô lớn có tính chất phức tạp.

Hình 2.5 Hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án Tổng thầu thực hiện toàn bộ dự án

Thầu phụ A CHỦ ĐẦU

CHỦ ĐẦU TƯ

Thầu phụ C CHỦ ĐẦU Thầu phụ B

CHỦ ĐẦU

CHỦ ĐẦU TƯ

Chủ nhiệm điều hành dự án

Lập dự toán

Chủ nhiệm điều hành dự án Chủ nhiệm điều hành dự án

Khảo sát

Thiết

kế ….. Xây

lắp

51 2.3.1.4 Hình thức tự thực hiện dự án

Chủ đầu tư có đủ khả năng hoạt động sản xuất xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án thì được áp dụng hình thức tự thực hiện dự án. Hình thức tự thực hiện dự án chỉ áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn hợp pháp của chính chủ đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn huy động từ các nguồn khác). Khi thực hiện hình thức tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng), chủ đầu tư phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình xây dựng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại ban quản lý đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)