CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TỈNH ĐỒNG NAI
3.2 Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai
3.2.5 Thực trạng về quản lý công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng
Đấu thầu là một phương pháp vừa có tính khoa học vừa có tính pháp quy, khách quan mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự canh tranh lành mạnh và hợp pháp trên thị trường xây dựng, đảm bảo sự thành công cho chủ đầu tư thông qua tính tích cực, hiệu quả mang lại là hạ giá thành công trình, tiết kiệm kinh phí đầu tư, sản phẩm xây dựng được đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng, hạn chế tiêu cực…mang lại hiệu quả cho dự án.
Trong thời gian qua công tác QLCL các CTXD đã được thực hiện tương đối tốt. Trong đó, công tác lựa chọn nhà thầu thực hiện các hạng mục tuân thủ quy định về pháp luật đấu thầu như: Khảo sát, thiết kế, thi công, kiểm định chất lượng và chứng nhận sự phù hợp của công trình tuân thủ các quy định về Hợp đồng xây dựng.
Công tác đấu thầu tại Ban vẫn còn tồn tại những bất cập đó là: thực hiện công tác đấu thầu của Chủ đầu tư còn mang nặng tính hình thức, lựa chọn nhà thầu mang tính chủ quan, việc soạn thảo HSMT và sơ tuyển nhà thầu còn chưa tốt. HSMT còn chung chung không rõ ràng, nhất là phần chỉ dẫn điều kiện riêng của gói thầu. Nhiều gói thầu khi xét về năng lực nhà thầu đã bị loại gần hết ở bước một, điều này cho thấy khâu sơ tuyển nhà thầu còn nhiều khuyết điểm hoặc làm theo hình thức. Chủ đầu tư phần lớn không kiểm lại gói thầu mà sử dụng luôn dự toán thiết kế làm giá gói thầu, tính cạnh tranh trong đấu thầu không cao.
93
Một số gói thầu có nội dung HSMT nêu chung chung, tiêu chí đánh giá HSDT chưa rõ ràng nên công tác xét thầu mất nhiều thời gian do cần phải xác minh, làm rõ HSDT, một số gói thầu có ít hơn 3 nhà thầu tham dự thầu, ảnh hưởng đến tiến độ tổ chức đấu thầu. như: (dự án sữa chữa trường THPT Nguyễn Trãi, dự án Trạm y tế xã Trà Cổ…).
Một số gói thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu tuân thủ quy định nhưng kết quả lựa chọn được nhà thầu không như mong đợi, năng lực thực tế của nhà thầu yếu hơn sơ với thực tế nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ dự án.
3.2.6 Thực trạng về quản lý giải phóng mặt bằng, công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư
Tại các báo cáo giám sát, đánh giá ĐTXD của Ban QLDA, cho thấy phần lớn các dự án do Ban QLDA quản lý thực hiện đều liên quan đến công tác GPMB. Công tác giải phóng bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công phần lớn đảm bảo tiến độ yêu cầu.
Công tác GPMB hiện nay là một vấn đề hết sức nan giải đối với công tác QLDA đầu tư xây dựng nói chung ở nước ta và đối với công tác QLDA ở Ban QLDA tỉnh Đồng Nai. Theo đánh giá của các chuyên gia QLDA trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, tiến độ chung của toàn dự án chịu ảnh hưởng đến 70% từ tiến độ GPMB, 25% từ tiến độ của các nhà thầu và 5% từ phía chủ đầu tư. Tại Ban QLDA hiện nay có rất nhiều công trình vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư làm cho tiến độ dự án bị chậm như Dự án nâng cấp, mở rộng đường 25B; Dự án nạo vét kênh thoát nước cuối đường số 2 huyện Nhơn Trạch; Dự án Đoạn 3 đường liên huyện Vĩnh Cửu – Trảng Bom; Dự án tuyến thoát nước từ KCN 1 ra rạch Bà Ký, huyện Nhơn Trạch…
Công tác GPMB nhiều dự án của Ban cũng gặp rất nhiều khó khăn, kéo dài gây thiệt hại không nhỏ về tiến độ thực hiện cũng như kinh tế. Tình trạng này là hậu quả của một loạt các nguyên nhân sau:
- Các chính sách về đền bù và GPMB, các văn bản, điều khoản hướng dẫn còn chưa đầy đủ không đồng bộ gây ra khó khăn trong việc xác định và phân loại mức đền bù, giá đền bù đất có những khu vực còn chưa hợp lý.
- Việc xác định quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất còn gặp nhiều khó khăn vì phần lớn đất đai và tài sản chưa có giấy tờ hợp lệ.
94
- Công tác quy hoạch chưa quan tâm đúng mức đến tính phức tạp của giải phóng mặt bằng nên khi thực hiện còn vướng nhiều khó khăn.
- Công tác tuyên truyền vận động về chính sách đền bù thiệt hại chưa được thực sự coi trọng và chưa đạt hiệu quả cao. Có những quan điểm chưa thống nhất, tạo kẻ hở cho một số người khiếu kiện hoặc lợi dụng cản trở công tác GPMB.
- Việc xây dựng các khu tái định cư phục vụ cho các hộ phải di dời được thực hiện chưa tốt
- Chưa có các hướng dẫn cụ thể thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo công ăn việc làm cho các hội phải di dời
- Việc đền bù, di dân và giải phóng mặt bằng không chỉ giải quyết các mối quan hệ vốn đã phức tạp và nan giải mà còn liên quan đến một vấn đề pháp lý và chính sách xã hội. Vì vậy, công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường hỗ trợ tái định cư cần phải thực hiện thận trọng, vừa đòi hỏi các giải pháp toàn diện, đồng bộ cả từ góc độ pháp lý lẫn thực tiễn
3.2.7 Thực trạng về quản lý kế hoạch tiến độ dự án
Tình hình tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban QLDA đã có nhiều tiến bộ so với những năm trước đây. Nhiều dự án đã hoàn thành vượt và đúng tiến độ yêu cầu, mang lại hiệu quả đầu tư và lợi ích cho xã hội, phục vụ nhân dân trên địa bàn, góp phần đẩy nhanh công tác đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, bên cạnh các dự án thực hiện đúng tiến độ vẫn còn rất nhiều dự án không hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khác nhau. Ngoài các dự án chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng, thì nhiều dự án chậm tiến độ do công tác điều hành, quản lý của chủ đầu tư, cụ thể:
- Về nguyên nhân khách quan: Nguồn vốn bố trí thực hiện dự án không đủ.
- Về nguyên nhân chủ quan: Công tác chỉ đạo, kiểm tra đốc thúc của Chủ đầu tư chưa kịp thời, chưa quyết liệt. Ban QLDA tổ chức quản lý thực hiện chưa sâu sát, còn lúng túng, năng lực cán bộ Phụ trách dự án còn yếu; hồ sơ thiết kế chưa đảm bảo chất
95
lượng, còn nhiều sai khác về địa hình, địa chất, giải pháp kỹ thuật một số hạng mục chưa phù hợp nên phải điều chỉnh thiết kế nhiều lần; công tác thẩm định, phê duyệt dự án còn kéo dài; công tác chọn nhà thầu còn mang tính hình thức, hiện tượng thông thầu còn diễn ra… nên năng lực một số nhà thầu được lựa chọn chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là Tư vấn thiết kế, giám sát thi công và nhà thầu xây dựng công trình.
Theo số liệu báo cáo Giám sát, đánh giá đầu tư các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên các năm qua có nhiều dự án chậm tiến độ. Theo báo cáo mới đây của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, tỉ lệ các dự án chậm tiến độ trong năm 2017 là 11,89%, năm 2018 là 9,6%. Tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai đến nay có 26 dự án chậm tiến độ (chiếm 6,02% số dự án thực hiện trong kỳ). Do công tác giải phóng mặt bằng (8 dự án), do bố trí vốn không kịp thời (9 dự án), do thủ tục đầu tư (2 dự án). Ví dụ: Dự án tuyến thoát nước từ Khu công nghiệp 1 ra Rạch Bà Ký, huyện Nhơn Trạch; Dự án Nâng cấp mở rộng đường 25B; Dự án Tuyến thoát nước từ KP4 đến suối Đá, thị trấn Trảng Bom chậm tiến độ do chậm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp khó khăn và kéo dài. Dự án Nạo vét, khơi thông chống ngập tuyến suối Chùa, suối Bà Lúa thuộc xã An Hòa và phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa; Dự án đường ĐT 765 đoạn từ Km5+500 đến Km10+000 chậm tiến độ do bố trí nguồn vốn không kịp thời.
Nguyên nhân chậm tiến độ được mô tả theo Hình 3.6
Hình 3.6 Sơ đồ hiển thị nguyên nhân dự án chậm tiến độ DỰ ÁN CHẬM TIẾN ĐỘ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Thiếu vốn
Chủ đầu tư
yếu
Năng lực Ban QLDA
yếu
Chậm Giải phóng mặt bằng
Các yếu tố khách quan khác
96
Hiện nay Ban QLDA hầu như không áp dụng bất cứ công cụ nào trong công tác Quản lý tiến độ mà chỉ phối hợp với tư vấn giám sát theo dõi tiến độ thực tế của dự án. Vì vậy Ban QLDA cần ứng dụng một số phần mềm quản lý kế hoạch tiến độ thông dụng hiện nay để quản lý kế hoạch tiến độ có hiệu quả hơn.
3.2.8 Thực trạng về quản lý hồ sơ dự án đầu tư XDCT
Để việc quản lý lưu trữ hồ sơ dự án hoàn thành tại Ban ALDA có hiệu quả giúp cho sự tương tác công việc giữa các cán bộ, đơn vị, phòng ban cũng như tự động hóa quy trình làm việc được kiểm soát chặt chẽ trên quy mô toàn diện. Bên cạnh đó, việc dữ liệu tích hợp và tập trung giúp cung cấp thông tin mọi lúc mọi nơi, hỗ trợ điều hành và ra quyết định nhanh và đặc biệt là tiết kiệm thời gian và chi phí hoạt động của đơn vị.
Thời gian qua, công tác quản lý hồ sơ các dự án hoàn thành nói chung còn xem nhẹ, chưa xây dựng quy trình, chưa ứng dụng các công nghệ thông tin, phần mềm quản trị vào công tác quản lý hồ sơ dẫn đến hồ sơ được quản lý nhiều vị trí, lộn xộn, bừa bãi các phòng quản lý hồ sơ theo ý riêng dẫn đến tình trạng lẫn lộn hồ sơ, thất lạc hồ sơ, khi cần các thông số kỹ thuật để xử lý công việc gặp nhiều khó khăn như một số sự án như: Hệ thống chứa nước Gia Măng, hệ thống chứa nước Gia Đức, Cống Rạch Cá…
làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tìm kiếm hồ sơ tương tác khi thực hiện nhiệm vụ liên quan như quy mô, thông số kỹ thuật của các công trình thủy lợi, giao thông, cầu đường; đặc biệt rất khó khăn, có thể tìm không thấy hồ sơ để cung cấp cho các cơ quan thẩm quyền xem xét khi có thanh tra, kiểm toán… Vì vậy Ban QLDA cần nhanh chóng xây dựng quy trình nâng cao chất lượng quản lý hồ sơ theo pháp luật quy định.
3.2.9 Thực trạng ứng dụng tiến bộ Khoa học – Công nghệ
Khoa học – Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng nói riêng.
Nhiều công trình Khoa học và Công nghệ được cập nhật và chuyển giao ứng dựng như: Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị tài chính, Quản trị chiến lược, Hành vi trong tổ chức, Quản lý chất lượng, Quản lý công nghệ, Cơ sở chính sách, Sở hữu trí tuệ, Quản lý tri thức, Hệ thống thông tin trong quản lý, Văn hóa trong quản lý, Xây dựng và