Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại ban quản lý đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHOA HỌC VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

2.1 Các cơ sở lý luận và khoa học về dự án đầu tư và quản lý dự án

2.1.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày nay, việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật để tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ, rõ ràng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng là hết sức cần thiết và cấp bách nếu như chúng ta muốn tận dụng được nguồn vốn, công nghệ hiện đại.. của các nước phát triển đồng thời tiết kiệm được nguồn vốn trong nước đang rất hạn hẹp. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế đều có những quy định cụ thể về công tác quản lý đầu tư và xây dựng, nó phản ánh cơ chế quản lý kinh tế của thời kỳ đó. Sự ra đời của những văn bản sau là sự khắc phục những khiếm khuyết, những bật cập của các văn bản trước đó, tạo ra sự hoàn thiện dần dần môi trường pháp lý cho phù hợp với quá trình thực hiện trong thực tiễn, thuận lợi cho người thực hiện và người quản lý, mang lại hiệu quả cao hơn.

Hình 2.1 Hệ thống trình tự các văn bản được ban hành.

HIẾN PHÁP

LUẬT/BỘ LUẬT

NGHỊ ĐỊNH

VĂN BẢN VĂN BẢN THÔNG TƯ

Quốc hội Ban hành

Quốc hội ban hành

Chính phủ ban hành

Liên Bộ, Bộ, cơ quan ngang Bộ

Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành

Tỉnh, TP trực thuộc Trung ương

32

Gần đây nhất, Quốc hội đã ban hành Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 (thay thế Luật Xây dựng số 16/2003/QH11): Luật xây dựng đã tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng đối với các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư và xây dựng. Khắc phục được những tồn tại của Luật Xây dựng 2003 như: Không phân định rõ phương thức quản lý đối với các nguồn vốn khác nhau; Việc giao Chủ đầu tư đối với dự án sử dụng vốn NSNN chưa đảm bảo chất lượng; Chưa coi trọng vai trò Quản lý Nhà nước đối với thẩm định thiết kế, dự toán;

Ban QLDA sử dụng vốn nhà nước không có kinh nghiệm và cạnh tranh về năng lực HĐXD chưa bình đẳng minh bạch.

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (hiệu lực từ ngày 05/8/2015 thay thế Nghị định 12/2009/NĐ-CP, 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009): Hướng dẫn thi hành Luật xây dựng về lập, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; hợp đồng trong hoạt động xây dựng; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát thiết kế, thi công xây dựng và giám sát xây dựng công trình. Nội dung của Nghị định là khá rõ ràng và chi tiết về nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của từng chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư và xây dựng, trình tự và các thủ tục cần thiết để thực hiện công việc trong quá trình tổ chức thực hện và quản lý dự án đầu tư.

Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng: hướng dẫn thi hành Luật xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công công xây; về bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng; Áp dụng với người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài, các cơ quan Quản lý Nhà nước về xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Với sự ra đời của nghị định này, các chủ thể tham gia vào hoạt động quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng phát huy được tính chủ động trong công việc của mình đảm bảo đúng trình tự, thủ tục đảm bảo chất lượng và giảm thiểu các thủ tục không cần thiết.

33

Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng: Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xác lập và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng (bao gồm cả hợp đồng xây dựng giữa nhà đầu tư thực hiện dự án BOT, BTO, BT và PPP với nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án) sau: Dự án đầu tư xây dựng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập; Dự án đầu tư xây dưng của doanh nghiệp nhà nước;…

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác.

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng; thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;…

Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Hướng dẫn chi tiết về nội dung, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công.

Luật Đấu thầu có 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013: Quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu.

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu ( hiệu lực 15/8/2014, thay thế Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 12/9/2012 và Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 09/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phú xem xét, quyết định hết hiệu lực thi hành).

34

Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bô Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp (có hiệu lực 01/7/2015, thông tư này thay thế Thông tư số 01/2010/TT-BKH ngày 06/1/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp, Thông tư số 02/2010/TT-BKH ngày 19/01/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp quy mô nhỏ): Quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu xây lắp đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 như sau: Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp số 1 (Mẫu số 01) áp dụng cho gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế trong nước với phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ;

Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp số 02 (Mẫu số 02) áp dụng cho gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thấu hạn chế trong nước với phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ.

Nhìn chung hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng đến nay tương đối hoàn chỉnh. Việc ban hành và thay thế một cách thường xuyên các Luật, Nghị định trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và việc hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị định trong lĩnh vực này thể hiện sự chuyển biến trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của nước ta, tuy nhiên điều đó lại gây khó khăn trong quá trình thực hiện của các bên tham gia vào quá trình quản lý dự án.

2.1.2 Một số tồn tại trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng công trình

Sự thay đổi thường xuyên của các văn bản: Việc điều chỉnh sửa đổi các văn bản nhiều lần trong thời gian ngắn làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của chủ đầu tư, cũng như nhà thầu, các bên tham gia vào dự án. Với đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng là có thời gian thực hiện dài, giá trị lớn trong khi tính ổn định của các văn bản hướng dẫn thực hiện thấp sẽ có ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả của các dự án đầu tư.

Do vậy, các nhà hoạch định chính sách khi ban hành các văn bản mới cần có sự phân tích, đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển một cách cụ thể chính xác để nâng cao tính ổn định và hiệu quả của các văn bản pháp luật. Ở mức độ quản lý Nhà nước, văn bản chỉ đạo điều hành nên dừng lại ở Luật, cùng lắm là Nghị định. Các văn bản ra đời

35

sau nên thay thế hẳn văn bản trước, “không sửa đổi, bổ sung một số Điều, Khoảng” tạo ra tính hệ thống, gọn gàng cho các tổ chức, đối tượng liên quan thực hiện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) - Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại ban quản lý đầu tư xây dựng tỉnh Đồng Nai (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)