Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.3. Một số vấn đề về hiệu quả kỹ thuật
Muốn đạt hiệu quả sản xuất cần quan tâm tới hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.1.3.1. Vấn đề thứ nhất
Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả mang lại và chi phí đầu tƣ. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
Theo Russell và Young (1983), phân tích về hiệu quả tập trung vào khả năng sản xuất đạt một mức sản lƣợng nhất định với chi phí thấp nhất hoặc sản xuất ở mức sản lượng tối ưu với những nguồn lực cho trước. Hiệu quả kinh tế (EE) là mức độ hoặc khả năng người nông dân có thể sản xuất một mức sản lƣợng nhất định với chi phí nhỏ nhất. Hiệu quả kinh tế bao gồm hiệu quả phân bổ (AE) và hiệu quả kỹ thuật (TE) (Farrell (1957)). AE là sự lựa chọn hợp lý trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào. Một hộ đƣợc coi là đạt hiệu quả phân bổ nếu các yếu tố đầu vào cho sản xuất được phân bổ dựa trên giá cả tương đối của chúng. TE là sự lựa chọn hợp lý về hàm sản xuất giữa các yếu tố đầu vào đƣợc sử dụng. Một hộ đƣợc coi là đạt hiệu quả kỹ thuật nếu hộ đó sản xuất mức sản lƣợng tối đa từ một lƣợng nhất định các yếu tố đầu vào, với kỹ thuật cho trước. Theo Farrell (1957), ba thành phần của hiệu quả kỹ thuật bao gồm, hiệu quả quy mô (đạt đƣợc năng suất tiềm năng do áp dụng quy mô tối ƣu của doanh nghiệp), sự quá tải (sự gia tăng một vài yếu tố đầu vào có thể làm giảm sản lƣợng) và hiệu quả kỹ thuật thuần túy.
Giả sử một hộ sử dụng hai yếu tố đầu vào là X1 và X2 để sản xuất mức sản lượng đầu ra Q trong trường hợp hiệu suất không đổi theo quy mô. Đường đẳng lượng của các hộ sản xuất hiệu quả SS1 được sử dụng để đo lường hiệu quả kỹ thuật. Nếu một hộ nào đó sử dụng các yếu tố đầu vào ở điểm A để sản xuất một đơn vị sản lƣợng thì khoảng cách AB chính là mức phi hiệu quả kỹ thuật của hộ đó. Hiệu quả kỹ thuật của một hộ đƣợc tính theo công thức:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TE = OB/ OA
Giá trị của TE nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và thể hiện mức độ hiệu quả kỹ thuật. Nếu TE=1 thì hộ đó đạt đƣợc hiệu quả kỹ thuật hoàn toàn. Ví dụ, một hộ sẽ đạt đƣợc hiệu quả sản xuất hoàn toàn tại điểm B vì B nằm trên đường đẳng lượng hiệu quả.
Hiệu quả phân bổ đƣợc tính theo công thức:
AE = OC/ OB
Sự giảm bớt chi phí sản xuất có thể xảy ra nếu sản xuất tại điểm hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật P thay vì tại điểm hiệu quả kỹ thuật mà không hiệu quả phân bổ B.
Nếu tỷ lệ đầu vào trên chi phí, thể hiện độ dốc của đường đẳng phí WW1 là biết trước thì hiệu quả kinh tế được tính theo công thức:
EE = OC/ OA
Khoảng cách AC thể hiện mức cắt giảm chi phí sản xuất nếu một hộ sản xuất tại điểm C với hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thay vì sản xuất tại điểm A.
Hình 1.1. Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ, hiệu quả kinh tế P
C
A B
S1
S X2/Q W
X1/Q O
W1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Một hộ có thể đạt đƣợc hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả phân bổ mà không đạt đƣợc hiệu quả kinh tế. Vì vậy, hiệu quả kinh tế là sự kết hợp của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Một hộ sẽ đạt đƣợc hiệu quả kinh tế nếu sử dụng các kết hợp đầu vào ít nhất để tạo ra mức sản lƣợng cao nhất (hiệu quả kỹ thuật), đồng thời đảm bảo chi phí sản xuất thấp nhất để đạt đƣợc doanh thu cao nhất (hiệu quả phân bổ). Luận văn này xem xét hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa tại huyện Lạng Giang dựa trên các khái niệm trên.
1.1.3.2. Vấn đề thứ hai: Đo lường hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật được đo lường trên cơ sở so sánh mức sản lượng thực tế với mức sản lƣợng chuẩn. Giả sử một hộ sản xuất mức sản lƣợng Y với tập hợp các yếu tố đầu vào X. Với hàm sản xuất f(.), hộ đó đƣợc coi là đạt hiệu quả kỹ thuật nếu Y = f(X) và phi hiệu quả kỹ thuật nếu Y < f(X). Vì vậy, hiệu quả kỹ thuật nằm trong khoảng 0 ≤ Y/f(X) ≤ 1.
Hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp giới hạn tham số hoặc giới hạn phi tham số. Phương pháp giới hạn phi tham số không bắt buộc phải có hàm sản xuất biên hoặc không có giả định về sai số. Phương pháp này sử dụng bài toán quy hoạch tuyến tính, là cách tiếp cận phi tham số phổ biến nhất được sử dụng trong phân tích bao dữ liệu (DEA). Phương pháp giới hạn tham số sử dụng hàm sản xuất và đặt ra giải thiết về số liệu. Hàm sản xuất phổ biến nhất đƣợc sử dụng là hàm sản xuất Cobb-Douglas, hàm sản xuất với độ co giãn thay thế và hàm sản xuất chuyển dạng lô-ga-rít.
Phương pháp ước lượng hiệu quả kỹ thuật cũng có thể chia thành giới hạn ngẫu nhiên và giới hạn xác định. Phương pháp giới hạn xác định giả định rằng tất cả độ lệch khỏi biên là kết quả của sự không hiệu quả trong khi phương pháp giới hạn ngẫu nhiên giả định rằng một phần độ lệch khỏi biên là do các yếu tố ngẫu nhiên và một phần là do sự không hiệu quả (Forsund và cộng sự., 1980; Battese, 1992).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phương pháp biên ngẫu nhiên, không giống như các phương pháp biên tham số khác, xem xét đến các sai số ngẫu nhiên phát sinh do các lỗi đo lường hoặc các nhiễu thống kê. Mô hình biên ngẫu nhiên phân tách sai số thành sai số ngẫu nhiên hai phía, phản ánh ảnh hưởng ngẫu nhiên ngoài tầm kiểm soát của đơn vị, và thành phần thứ hai là hiệu quả một phía. Mô hình này do Aigner và cộng sự (1977) đề xuất. Giả sử có hàm sản xuất phù hợp, khi đó hàm sản xuất biên ngẫu nhiên sẽ là:
Yi = f(xij, ) +
Trong đó, Y là kết quả đầu ra của hộ thứ i; x là giá trị đầu vào thứ j của hộ i; sai số i = vj - uj, trong đó vj là sai số hai phía, và uj là sai số một phía.
Các thành phần của sai số bị chi phối bởi các giả định khác nhau về dạng phân phối của sai số. Thành phần vj là sai số thống kê do tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên và đƣợc giả định có phân phối chuẩn (v ~ N(0, ) và độc lập với ui. Sai số ngẫu nhiên thể hiện phần biến thiên trong môi trường kinh tế do các yếu tố về may mắn, thời tiết, hỏng hóc máy móc và chất lƣợng đầu vào thay đổi; sai số đo lường; và sai số do thiếu biến trong mô hình (Aigner và cộng sự, 1977).
Phân phối của thành phần phi hiệu quả có thể có nhiều dạng, nhƣng không đối xứng. Tuy nhiên, không có dạng phân phối nào đƣợc cho là tốt hơn dạng phân phối kia, mặc dù các giả định khác nhau đƣa đến những mức độ hiệu quả khác nhau. Thành phần phi hiệu quả thể hiện những đặc trƣng phản ánh tính phi hiệu quả nhƣ: kiến thức, kỹ năng, sự quyết tâm, khả năng quản lý và nhân viên; sự ngừng việc, sự đình trệ sản xuất… (Aigner và cộng sự, 1977; Lee và Tyler, 1978). Aigner và cộng sự (1977) giả định rằng uj có phân phối nửa chuẩn.