Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
3.1. Đặc điểm địa bàn
3.1.2. Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Lạng Giang
Những năm gần đây kinh tế huyện liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế chủ yếu bình quân giai đoạn 2000-2010 đạt 11,5%; đến năm 2012 đạt 16,3%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.2.1. Kinh tế nông nghiệp
Với tổng diện tích tự nhiên 245,7km2, dân số hơn 20 vạn người gồm 10 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm trên 45%. Kinh tế chủ yếu của huyện dựa trên hoạt động sản xuất nông nghiệp: Sản phẩm chính là trồng lúa, một phần sản xuất các sản phẩm khác nhƣ sắn, lạc, ngô,… ngoài ra một loại hoa quả trong vùng đƣợc trồng khá nhiều tại các vườn đồi đó là vải thiều, sản phẩm này cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.
Trong năm năm gần đây, với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, sản xuất nông nghiệp của huyện có bước tiến mạnh mẽ, từng bước vƣợt qua tình trạng sản xuất manh mún, tự cung, tự cấp. Toàn huyện có 24 nghìn 680 ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích cấy lúa có 14 nghìn 900 ha/vụ. Nhận thức đầy đủ xu thế phát triển kinh tế của địa phương, những năm qua, Lạng Giang đã chỉ đạo chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tiếp thu ứng dụng đƣa cây con có năng suất, chất lƣợng cao vào canh tác. Lúa là cây trồng chính đƣợc huyện đầu tƣ cải tạo, đƣa bộ giống mới, giống lai vào canh tác. Hệ thống thủy lợi từng đƣợc kiên cố cứng hóa. Hệ thống khuyến nông đến từng thôn bản, góp phần quan trọng nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật cho nông dân. Hằng năm, huyện mở hàng trăm lớp tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức, ứng dụng quy trình sản xuất tiên tiến cho nông dân. Nhờ ứng dụng kỹ thuật, đƣa các giống lúa có năng suất, chất lƣợng cao vào sản xuất, năng suất lúa của huyện không ngừng nâng lên.
Năm 2005, năng suất lúa bình quân toàn huyện đạt 53 tạ/ha, đến vụ xuân 2012, năng suất đã đạt 57 tạ/ha. Ðặc biệt, 12% diện tích lúa ở vùng quy hoạch trọng điểm cấy bằng giống lúa lai như Sin 6, Q. ưu 1, Thục Hương đã đạt năng suất 69-70 tạ/ha. Ðể mở rộng diện tích vụ đông, Lạng Giang đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. Diện tích xuân muộn chiếm 85% diện tích; mùa sớm chiếm 86% diện tích để làm vụ đông.
Trước đây, Lạng Giang có truyền thống trồng đậu tương hè trên chân lúa hai vụ. Qua thực tế những năm gần đây cho thấy, làm đậu tương hè - cấy lúa mùa muộn năng suất giảm, ảnh hưởng tới gieo trồng cây vụ đông. Huyện chỉ đạo bỏ đậu tương hè, quy hoạch vùng lúa mùa sớm sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày vụ đông. với diện tích hơn 1.500 ha, bao gồm 1.100 ha lạc, 430 ha cây thuốc lá. Huyện còn quy hoạch vùng rau chế biến xuất khẩu diện tích 350 ha ở các xã Quang Thịnh, Tân Thanh, Tân Hƣng, Ðào Mỹ, Thái Ðào.
Theo số liệu thống kê của phòng nông nghiệp huyện, thu nhập trên một ha cây công nghiệp ngắn ngày và cây rau chế biến xuất khẩu đạt từ 60 đến 100 triệu đồng/ha. Ðến nay, giá trị sản xuất một ha canh tác trên địa bàn huyện bình quân đạt 50 triệu đồng/năm. Toàn huyện có hơn 4.000 hộ nông dân có thu nhập hơn 50 triệu đồng/năm. Giá trị sản xuất hàng hóa nông nghiệp đã chiếm hơn 60% tổng sản phẩm do huyện sản xuất ra. Phát huy thế mạnh của vùng đồi trung du, những năm qua, huyện đã vận động nông dân cải tạo lại 4.300 ha vườn tạp, đưa các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế vào trồng. Hằng năm, sản lƣợng cây ăn quả trên địa bàn huyện đã đạt 20 nghìn tấn, đem lại thu nhập cho nông dân trong huyện 55 tỷ đồng/năm. Toàn huyện đã công nhận 230 trang trại, thu nhập của các trang trại trên địa bàn đạt hơn 20 tỷ đồng/năm, các trang trại còn giải quyết việc làm cho từ 450 đến 500 lao động.
Trong những năm qua, Lạng Giang còn thành công trong việc chuyển 1.140 ha ruộng trũng cấy một vụ không chắc ăn sang nuôi trồng thủy sản.
Tổng sản lƣợng thủy sản của huyện năm 2009 đã đạt 6.000 tấn, tăng 84% so năm 2005. Chăn nuôi gia súc, gia cầm đều tăng. Giá trị ngành chăn nuôi hiện nay đã chiếm 46% tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Đặc biệt, huyện Lạng Giang đã chú trọng hướng dẫn nông dân áp dụng các quy trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
canh tác tiên tiến nhƣ: "3 giảm, 3 tăng", quy trình quản lý sâu bệnh tổng hợp (IBM), kỹ thuật gieo dàn mạ kéo tay giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, sản phẩm làm ra bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm nông nghiệp của huyện phát triển toàn diện, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,45%, cao nhất tỉnh Bắc Giang.
Lãnh đạo phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Huyện đã dành sự đầu tƣ đúng mức cho nông nghiệp, mỗi vụ huyện chi hai tỷ đồng hỗ trợ nông dân đƣa giống lúa mới có năng suất, chất lƣợng cao vào sản xuất. Ðối với những vùng cây đặc sản có giá trị xuất khẩu huyện hỗ trợ 108 nghìn đồng/sào. Ngoài ra huyện còn hỗ trợ Ban điều hành quản lý gieo trồng cây rau màu xuất khẩu của thôn 100 nghìn đồng/ha. Những hộ trồng rau chế biến xuất khẩu hai vụ/năm ở Lạng Giang cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha.
Nhìn chung, ngành nông nghiệp huyện Lạng Giang phát triển, đạt hiệu quả kinh tế cao đã góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống cho nông dân. Ðến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 6,35% (hộ nghèo của tỉnh năm 2009 là 13%). Ðời sống nông dân đƣợc cải thiện, bộ mặt nông thôn ở Lạng Giang thay đổi. Hệ thống đường liên thôn, liên xã đều được bê- tông hóa; 55 km kênh mương nội đồng được cứng hóa. Tổng giá trị đầu tư cho giao thông nông thôn, thủy lợi trong năm năm (2005 - 2010) của huyện là 122,8 tỷ đồng. Nhà nước hỗ trợ 20% còn lại do nhân dân đóng góp. Các thôn, bản trong huyện đều có nhà văn hóa là nơi sinh hoạt của cộng đồng. Hệ thống thông tin, truyền thanh tới từng gia đình, từng ngõ xóm. Hệ thống dạy nghề của huyện mỗi năm đào tạo nghề cho 5.000 lao động. Nhờ đó 28.300 lao động nông thôn đã có việc làm mới, hoặc có tay nghề để làm thêm lúc nông nhàn.
Dạy nghề còn giúp cho 3.617 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Lực lượng lao động ở nông thôn từng bước được cơ cấu lại theo hướng giảm lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong nông nghiệp để bổ sung lao động cho các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trên địa bàn.
Nhƣ lời đồng chí Bí thƣ Huyện ủy khẳng định: "Nông nghiệp phát triển không chỉ bảo đảm an sinh xã hội mà còn góp phần tích cực cho thu hút đầu tƣ, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Nông dân Lạng Giang đã có công lớn trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Họ đóng góp thành tích xứng đáng vào danh hiệu Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân của huyện. Trong sự nghiệp đổi mới, một lần nữa nông dân Lạng Giang lại phát huy tinh thần lao động, sáng tạo, đƣa sản xuất nông nghiệp của huyện vươn lên mạnh mẽ, toàn diện và vững chắc".
3.1.2.2. Kinh tế công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ
Hiện tại, cơ cấu kinh tế của huyện đang được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tăng dần tỉ trọng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ; giảm dần giá trị sản xuất nông lâm nghiệp. Năm 2013 với cơ cấu ngành nông nghiệp 39,7%; công nghiệp, xây dựng 30,3%; dịch vụ 30%; tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 6,3% .
39.7%
30.3%
30.0%
Nông nghiệp
Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Lạng Giang năm 2013 Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Lạng Giang Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 13,8 triệu đồng / năm, tăng 5,2 lần so năm 2000; Năm 2013 đạt 21,5 triệu đồng/năm, đời sống vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chất của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Về tình hình an ninh lương thực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện luôn đƣợc giữ vững và tương đối ổn định.
So với các huyện và thành phố trong tỉnh, huyện Lạng Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có một số trục đường giao thông quan trọng của Quốc gia chạy qua (đường bộ, đường sắt, đường thủy). Thị trấn Vôi và thị trấn Kép cách thành phố Bắc Giang 10 và 20 km, cách thành phố Hà Nội 70 km tính theo đường ô tô, nằm trên Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Với vị trí này, hiện nay Lạng Giang là một trong 04 huyện, thành phố của tỉnh đƣợc xác định là vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội (Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, thành phố Bắc Giang). Tại đây, đã hình thành một số cụm công nghiệp nhƣ Tân Dĩnh - Phi Mô, Vôi - Yên Mỹ và Nghĩa Hòa cơ bản đã đƣợc lấp đầy; đang thu hút đầu tƣ vào một số vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông sản. Huyện cũng đƣợc đánh giá là đơn vị đi đầu trong phong trào phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đang trở thành vùng nguyên liệu quan trọng cho các nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu trong tỉnh.
Về giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện tương đối đa dạng bao gồm: Đường bộ, đường sắt và đường thủy; đường bộ có 20 km quốc lộ 1A, 10 km quốc lộ 31, 7km quốc lộ 37. Đường tỉnh lộ 295 và 292 có chiều dài 29 km.
- Đường huyện: Gồm 6 tuyến với tổng chiều dài là: 61,9km đã được cứng hoá 100%.
- Đường trục xã: 248 km đã cứng hoá được 107,13 km, đạt 43,2%.
- Đường trục thôn: 518,7 km đã cứng hoá được 248,94km, đạt 48%.
- Đường ngõ xóm: 592,31 km đã cứng hoá được 243,46km, đạt 41,1%.
- Đường trục chính nội đồng: 456,17 km đã cứng hoá được 6,3 km, đạt 1,38%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn và Kép- Uông Bí có tổng chiều dài là 27km và 25 km đường sông.
Tóm lại: Nhìn chung hệ thống đường giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội; từ nay đến 2015 tập trung vào cứng hoá đường trục xã, trục thôn, đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng.
Về thuỷ lợi: Huyện Lạng Giang có hệ thống thuỷ lợi và các trạm bơm tưới cơ bản phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của huyện nói chung. Hệ thống kênh tưới đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sản xuất trên địa bàn toàn huyện, hệ thống này đã đáp ứng việc tưới tự chảy phục vụ đạt trên 80% diện tích trồng cây trên địa bàn.
Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế huyện Lạng Giang giai đoạn 2007-2020
STT Chỉ tiêu phát triển ĐVT Các giai đoạn phát triển 2007-2010 2011-2015 2016-2020
1 Tốc độ tăng trưởng GTSX %/năm 15 18 20
+ Nông lâm nghiệp, thuỷ sản %/năm 6,49 5,71 5,47 + Công nghiệp - xây dựng %/năm 22,13 22,76 23,76 + Thương mại - dịch vụ %/năm 23,49 24,88 23,08 2 Thu nhập BQ/người/năm Triệu đ 9,03 22,09 49,01 3 Cơ cấu GTSX (giá TT)
+ Nông lâm nghiệp, thuỷ sản % 40 30 17
+ Công nghiệp - xây dựng % 30 36 43
+ Thương mại - dịch vụ % 30 34 40
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lạng Giang giai đoạn 2007 - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Huyện Lạng Giang chủ trương phát huy nội lực và bằng mọi giải pháp thu hút mạnh mẽ ngoại lực, nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của huyện về vị trí địa lý, tài nguyên và nguồn nhân lực, để đạt tốc độ tăng trưởng GTSX cao và bền vững, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phấn đấu cùng cả Tỉnh đến năm 2020 trở thành huyện có cơ cấu kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ. Phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cao phát triển công nghiệp - TTCN và ngành nghề nông thôn, lựa chọn tập trung phát triển một số sản phẩm chủ lực mang tính đột phá. Đẩy mạnh phát triển thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch, dịch vụ vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tài chính tín dụng, bảo hiểm, bất động sản. Phát triển kinh tế phải đi đôi giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường và giảm nghèo. Gắn phát triển kinh tế với ổn định và công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, quan tâm xây dựng và phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Để đạt đƣợc mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2020, huyện tập trung phát huy tối đa lợi thế về đất đai, khai thác mọi tiềm năng về lao động và các nguồn lực khác trong nông nghiệp để đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển nông nghiệp, chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lƣợng và đạt hiệu quả kinh tế cao. Phát triển đồng bộ các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh. Cùng với việc phát triển mạnh thị trường hàng hoá, dịch vụ và thị trường sức lao động, cần từng bước phát triển vững chắc thị trường tài chính, bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ, khuyến khích các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty bảo hiểm mở chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn, nhằm tạo ra thị trường dịch vụ tài chính “mở”; phát triển thị trường bất động sản, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất, làm cho đất đai thực sự trở thành nguồn vốn cho phát triển. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá trong việc giải quyết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
việc làm, tạo môi trường khuyến khích người lao động học tập, nâng cao trình độ và tay nghề, đẩy mạnh các hoạt động hội chợ, dịch vụ tƣ vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động; thực hiện tốt các chương trình dự án, biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng thời, quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề và tạo điều kiện vay vốn giải quyết việc làm cho nông dân.