Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.2. Một số thực tiễn về hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
* Vai trò của sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế
Nông nghiệp là ngành sản xuất và cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người, như lương thực, thực phẩm... Đây là những vật phẩm tiêu dùng không thể thay thế được đối với đời sống con người và không thể thay thế để tái sản xuất bản thân nông nghiệp (nhƣ giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, gia cầm);
đồng thời nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp phát triển nhƣ: công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và cả một số ngành công nghiệp nặng.
Nông nghiệp là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho các ngành kinh tế phát triển. Nông nghiệp còn là thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của công nghiệp và các ngành khác, góp phần quan trọng thúc đẩy các ngành phát triển.
Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển kinh tế đất nước và tốc độ tăng trưởng GDP, đặc biệt là đối với những nước đang phát triển và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp như nước ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phát triển nông nghiệp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường thiên nhiên. Với đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi gắn liền với đất đai, phát triển nông nghiệp tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh, đảm sự phát triển cân bằng giữa các vùng, góp phần vào việc bảo vệ môi sinh.
1.2.2. Thực tiễn về hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ở nước ngoài Cho đến này đã có khá nhiều nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đƣợc tiến hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào tác động của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và đặc điểm của hộ đối với hiệu quả kỹ thuật.
Khi đánh giá hiệu quả kỹ thuật của nông dân trồng lúa Philipin cho năm khu vực, Rola và Alejandrino (1993) kết luận rằng tình trạng thuê mướn, và trình độ học vấn rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất lúa. Hàm năng suất tối đa đƣợc Aigner và cộng sự (1977) áp dụng cho ngành nông nghiệp của Hoa Kỳ; Kalirajan và Flinn (1981) áp dụng cho các hộ nông dân sản xuất lúa ở Philipin. Kết quả của các nghiên cứu này đã cho ra mức hiệu quả kỹ thuật bình quân. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đã không tách đƣợc phần sai số ra làm hai phần là phần không hiệu quả và phần sai số thống kê. Do đó, các nghiên cứu này mới chỉ tính đƣợc tỷ lệ hiệu quả kỹ thuật bình quân trong đó bao gồm các sai số thống kê. Kalirajan và Flinn (1986) đã giải quyết đƣợc vấn đề này khi sử dụng hàm năng suất tối đa để tính hiệu quả kỹ thuật cho nông dân trồng lúa ở Bicol, Philipin. Theo đó, sai số (εj) đã đƣợc tách thành hai phần (εj = uj + vj). Phần một uj là phần sai số do hiệu quả kỹ thuật, phần hai vj là sai số do mẫu điều tra thống kê. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật của nông dân trồng lúa dao động rất rộng từ 40% đến 90%.
Ogundari và Ojo (2005) đã sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để xác định sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông sản tại Nigeria.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật của nông dân đạt mức 82%. Độ tuổi và kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả kỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thuật. Obwona (2000) sử dụng hàm sản xuất chuyển dạng lô ga rit để xác định sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật giữa các hộ sản xuất thuốc lá quy mô nhỏ và quy mô lớn tại Uganda. Nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ tiếp cận tín dụng, tiếp cận dịch vụ và tài sản của hộ tác động tích cực tới hiệu quả kỹ thuật. Khan và cộng sự (2010) sử dụng hàm sản xuất Cobb- Douglas để xem xét hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng lúa tại Bangladesh. Kết quả nghiên cứu khẳng định trình độ học vấn của người trồng lúa có vai trò quan trọng đối với hiệu quả kỹ thuật. Rahman và Rahman (2009) phân tích tác động của đất đai và sự sở hữu các nguồn lực nhƣ lao động, gia súc đối với hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất lúa tại Bangladesh. Mức hiệu quả kỹ thuật bình quân đạt 91% và sự khác biệt về hiệu quả phần lớn bắt nguồn từ các yếu tố về đất đai và sử hữu nguồn lực của các hộ. Sharif và Dar (1996) đánh giá tác động của trình độ học vấn, kinh nghiệm và quy mô hộ đối với hiệu quả kỹ thuật trong trồng lúa Boro.
Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn có tác động tích cực đối với hiệu quả kỹ thuật trồng giống lúa này. Zaibet và cộng sự (1999) tìm hiểu về hiệu quả của sự hỗ trợ của chính phủ đối với nghề làm vườn tại Oman bằng cả hai phương pháp là phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên và phương pháp bao dữ liệu. Mức hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp hàm sản xuất ngẫu nhiên là 17%, trong khi mức hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp bao dữ liệu là 46%. Do hai phương pháp đem lại các kết quả khác nhau nên nghiên cứu không chỉ ra đƣợc kết luận cuối cùng.
1.2.3. Thực tiễn về hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ở trong nước Tại Việt Nam, cho đến nay đã có một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Đỗ Quang Giám (2006) sử dụng phương pháp phân tích vỏ bọc dữ liệu để tìm hiểu hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất vải thiều ở tỉnh Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu khẳng định hiệu quả kỹ thuật đạt được tương đối cao, trung bình đạt 85,5%. Nguyễn Văn Song (2006) sử dụng hàm năng suất tối đa để đánh giá hiệu quả kỹ thuật trong trồng lúa của các hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nông dân ngoại thành Hà Nội. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật bình quân của các hộ nông dân trồng lúa mới đạt đƣợc 86% so với năng suất tối đa, hầu hết các hộ đạt đƣợc mức hiệu quả kỹ thuật từ 71 % trở lên. Trong các yếu tố đầu vào của sản xuất lúa thì lao động và phân đạm ảnh hưởng lớn nhất tới việc tăng năng suất lúa (lần lƣợt là 0,10757 đối với lao động và 0,10457 đối với phân đạm). Thuốc bảo vệ thực vật có hệ số âm, cho thấy quá trình dự báo trong khâu bảo vệ thực vật còn yếu kém, không phòng và phun thuốc kịp thời.
Năng lực, trình độ hiểu biết (trình độ học vấn, trình độ tiếp cận khuyến nông) của chủ hộ, người ra quyết định sản xuất là hai nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa. Trình độ học vấn của các thành viên trong hộ (người không ra quyết định sản xuất) và kinh nghiệm đồng ruộng của chủ hộ không ảnh hưởng nhiều tới mức hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân. Nguyễn Hữu Đặng (2012) sử dụng dữ liệu bảng từ 155 hộ trồng lúa ở 4 tỉnh ĐBSCL, bao gồm An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh và Sóc Trăng. Hàm sản xuất biên Cobb - Douglas kết hợp với hàm hiệu quả phi kỹ thuật đƣợc sử dụng để phân tích hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng lúa tại địa bàn Đồng bằng song Cửu Long trong giai đoạn 2008-2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật là 88,96%. Nhƣ vậy, sản lƣợng của hộ trồng lúa còn có khả năng tăng thêm 11,04%. Nghiên cứu cũng chỉ ra xu hướng giảm xuống của hiệu quả kỹ thuật từ 89,2% vào năm 2008 còn 88,7% vào năm 2011. Các yếu tố nhƣ thâm niên kinh nghiệm của chủ hộ, tỷ lệ đất thuê là các yếu tốgóp phần làm tăng hiệu quả kỹ thuật. Ngƣợc lại, các yếu tố nhƣ đất đai, lao động,loại giống và việc điều chỉnh giảm lƣợng phân đạm, tăng phân lân có tác động tích cực vào tăng trưởng sản lượng của hộ. Tập huấn kỹ thuật,tham gia hiệp hội, tín dụng nông nghiệp đã đóng góp phần tích cực vào cải thiện hiệu quả kỹ thuật của hộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đã chỉ ra sự chênh lệch giữa sản lƣợng tiềm năng và sản lƣợng thực tế bởi vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ giống, điều kiện khí hậu, đất đai, dinh dƣỡng, biện pháp kỹ thuật, lao động… Để nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất thì mỗi giống, mỗi vùng sinh thái cần nghiên cứu, tìm ra các biện pháp canh tác thích hợp.
Tại Việt Nam, cây lúa là một trong những cây nông nghiệp chính đem lại thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu liên quan tới hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa còn hạn chế. Đặc biệt, chƣa có nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới sản xuất lúa tại riêng huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.