Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa tại huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 42 - 46)

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Số liệu theo chuỗi thời gian đƣợc điều tra và sử dụng để phân tích, hộ điều tra đƣợc lặp lại trong năm 2012 đến vụ mùa tháng 6 năm 2013 là hộ nông dân ở huyện Lạng Giang,thuộc tỉnh Bắc Giang.

Lập tổng thể mẫu và chọn hộ điều tra: Các đặc điểm chính của hộ đƣợc phân cấp dựa trên lãnh đạo các xã và các thôn điều tra. Các hộ nông dân trồng lúa đƣợc chọn ngẫu nhiên làm hộ điều tra, để tránh các sai số chọn mẫu và có tính chất đại diện cho tổng thể tiến trình chọn mẫu ngẫu nhiên đƣợc áp dụng.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Số liệu thứ cấp: Số liệu về đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện đƣợc thu thập từ các nguồn sau:

- Phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Giang - Trang thông tin điện tử huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang - Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện.

- Trạm Khuyến nông huyện.

- Phòng Lao động - Thương binh xã hội huyện.

- Phòng Kinh tế - Hạ tầng.

- Phòng Thống kê huyện.

- Tài liệu Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị giai đoạn 2011-2015 của Ban chấp hành đảng bộ huyện Lạng Giang (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 28- NQ/HU ngày 25/02/2011của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XX )

2.3.2.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp trong nghiên cứu là số liệu dạng bảng, đƣợc thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi cấu trúc. Dự kiến tổng số hộ điều tra là 150

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hộ trồng lúa thuộc huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là huyện mang các đặc điểm kinh tế, xã hội, khí hậu điển hình cho tỉnh Bắc Giang trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Các đặc điểm chính của của hộ đƣợc phân cấp dựa trên lãnh đạo các xã và các thôn điều tra. Các hộ nông dân trồng lúa đƣợc chọn làm các hộ điều tra. 150 hộ nông dân trồng lúa sẽ đƣợc chọn ngẫu nhiên, để tránh các sai số chọn mẫu và có tính chất đại diện cho tổng thể tiến trình chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ đƣợc áp dụng.

Số liệu điều tra bằng bảng hỏi bao gồm các thông tin đặc điểm nhân khẩu học, dặc điểm kinh tế, xã hội, tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào nhƣ giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động… và yếu tố đầu ra nhƣ năng suất, sản lƣợng lúa.

2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu 2.3.3.1. Tính hiệu quả kỹ thuật

Đề tài thiết lập phương trình hồi quy để tìm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của sản xuất lúa, chọn ra những nhân tố có ý nghĩa, từ đó tìm được nhân tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố ảnh hưởng xấu.

Mục tiêu phân tích mô hình: nhằm giải thích biến phụ thuộc (Y: biến được giải thích) bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập Xi (Xi: còn được gọi là biến giải thích). Mục đích của phương pháp hồi qui tương quan là ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích), hoặc ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân). Phương pháp này được ứng dụng trong kinh doanh và kinh tế để phân tích mối liên hệ giữa hai hay nhiều biến ngẫu nhiên.

Phương trình hồi qui có dạng:

Y = + Trong đó

Y: là biến phụ thuộc (biến đƣợc giải thích)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

: là hệ số tự do, nó cho biết giá trị trung bình của biến Y khi các biến X1, X2, X3... Xk bằng 0.

X1, X2, X3... Xk: là các biến độc lập (biến đƣợc giải thích)

β1, β2, β3… βk cho biết khi biến X1, X2, X3... Xk tăng (hay giảm) 1 đơn vị thì trung bình của Y sẽ thay đổi (tức là tăng hay giảm) bao nhiêu đơn vị, với điều kiện các biến khác không đổi.

Hệ số tương quan bội R: (Multiple Correlation Coefficient) nói lên tính chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và biến độc lập (Xk).

Kiểm định phương trình hồi qui:

Đặt giả thuyết:

H0: βk= 0, tức là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc H1: βk ≠ 0, tức là có ít nhất một biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý nghĩa α = 1 - 0,95 = 0,5 = 5%)

Bác bỏ giả thuyết H0 khi: Sig.F < α Chấp nhận giả thuyết H0 khi: Sig.F ≥ α

Kiểm định các nhân tố trong phương trình hồi qui:

Từng nhân tố trong phương trình hồi qui ảnh hưởng đến phương trình với những mức độ và độ tin cậy cũng khác nhau. Vì vậy, ta kiểm định từng nhân tố trong phương trình giống như trên để xem xét mức độ ảnh hưởng và độ tin cậy của từng nhân tố đến phương trình.

Hiệu quả kỹ thuật là khả năng đạt năng suất tối đa dựa trên các yếu tố sản xuất và kỹ thuật hiện có. Để phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, đề tài sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic frontier production function) do Battese và Coelli (1995) đề xuất, đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đặng (2012). Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có dạng:

Yi = f( , xi)exp(Vi - Ui) (1)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong đó: Yi là tổng sản lƣợng hay năng suất lúa của hộ i; xij là yếu tố sản xuất đầu vào thứ j, bao gồm lao động, vốn, diện tích đất canh tác, lƣợng phân bón sử dụng, lƣợng giống sử dụng,..; là hệ số cần ƣớc lƣợng; vi là sai số thống kê do tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên và đƣợc giả định có phân phối chuẩn và độc lập với ui. Ui là phần phi hiệu quả kỹ thuật đƣợc giả định lớn hơn hoặc bằng 0 và có phân phối nửa chuẩn. Nếu u=0, hoạt động sản xuất của hộ nằm trên đường sản xuất biên (frontier), tức đạt mức năng suất hoặc sản lƣợng tối đa dựa trên các yếu tố sản xuất và kỹ thuật hiện có. Nếu u > 0, hoạt động sản xuất của hộ nằm dưới đường sản xuất biên (frontier), tức năng suất, sản lƣợng thực tế thấp hơn năng suất, sản lƣợng tối đa và hiệu số giữa sản lƣợng tối đa và và sản lƣợng thực tế là phần phi hiệu quả kỹ thuật. Hiệu số này càng lớn cho biết hiệu quả kỹ thuật càng thấp và ngƣợc lại.

Hiệu quả kỹ thuật (TE) là tỷ số giữa năng suất hoặc sản lƣợng thực tế và năng suất hoặc sản lƣợng tối đa. TE đƣợc tính nhƣ sau:

TE = Yi/Yi* = ( , xi)exp(Vi - Ui)/ ( , xi)exp(Vi) = exp(-Ui) (2) Trong đó, Yi là mức năng suất hoặc sản lƣợng thực tế của hộ i; Yi* là mức năng suất hoặc sản lƣợng tối đa của hộ i.

Dựa vào hàm sản xuất biên (1), sử dụng dạng mô hình Cobb-Douglas có thể tính toán đƣợc hiệu quả kỹ thuật cuả các nông hộ trồng lúa nhƣ sau:

lnYi= + + + (Vi - Ui) (3)

Trong đó: Yi là tổng sản lƣợng hay năng suất lúa của hộ i; xji là yếu tố sản xuất đầu vào thứ j, bao gồm lao động, vốn, diện tích đất canh tác, lƣợng phân bón sử dụng, lƣợng giống sử dụng; Dij là biến giả về chất lƣợng đất.

Ui trong công thức (3) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical inefficiency function), hàm này đƣợc sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hay ngược lại là hiệu quả kỹ thuật. Hàm phi hiệu quả kỹ thuật có dạng sau:

TIEi = + + (4)

Trong đó:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- TIEi là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ i;

- Xij là các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hoặc ngược lại là hiệu quả kỹ thuật, bao gồm:

+ Giới tính của chủ hộ: biến giả, 1=nam, 0=nữ;

+ Trình độ học vấn của chủ hộ (được đo lường bằng số năm đi học);

+ Số lao động của hộ;

+ Diện tích đất canh tác;

+ Khả năng tiếp cận vốn (đo lường bằng số tiền có thể đi vay trong trường hợp cần thiết);

+ Kinh nghiệm đồng ruộng (số năm thâm niên trồng lúa của chủ hộ);

+ Tập huấn kỹ thuật, tiếp cận với các dịch vụ khuyến nông: biến giả, 1=có tham gia tập huấn, 0=không tham gia tập huấn;

+ Chủ hộ là thành viên của hiệp hội, tổ chức ở xã, huyện: biến giả, 1=có là thành viên, 0=không phải là thành viên.

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích hồi quy bằng cách chạy số liệu qua phần mềm Stata.

2.3.3.2. Phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố cơ bản của nguồn lực con người

Có rất nhiều nhân tố cấu thành hiệu quả kỹ thuật, trong nghiên cứu này tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản (trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn trung bình của các thành viên trong hộ, kinh nghiệm đồng ruộng của chủ hộ và mức tiếp cận với công tác khuyến nông) với hiệu quả kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa tại huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)