Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
3.1. Đặc điểm địa bàn
3.1.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Lạng Giang là huyện miền núi thấp, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang. Có vị trí là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Đông Bắc với thành phố Bắc Giang, phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn) và huyện Yên Thế, phía Nam giáp thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng, phía Đông giáp huyện Lục Nam và phía Tây giáp huyện Tân Yên. Hiện nay, diện tích tự nhiên là 245,7 km2 (gồm 21 xã và 02 thị trấn, trụ sở Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đặt ở thị trấn Vôi). Dân số của huyện hiện nay hơn 20 vạn người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 45%. So với các huyện, thành phố trong tỉnh, huyện Lạng Giang có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có một số trục đường giao thông quan trọng của Quốc gia chạy qua (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ). Thị trấn Vôi, thị trấn Kép cách thành phố Bắc Giang 20km và cách thủ đô Hà Nội 70km tính theo đường ô tô, nằm trên Quốc lộ 1A và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn lên cửa khẩu Quốc tế Đồng Đăng, nơi giao lưu buôn bán sầm uất hiện nay, là vị trí thuận lợi khi thực hiện chiến lƣợc 2 hành lang, 1 vành đai kinh tế của Chính phủ trong việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc đặc biệt hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động để phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Thị trấn Kép là nơi thuận lợi xây dựng cảng cạn cho các tỉnh Đông bắc bộ. Quốc lộ 31 từ thành phố Bắc Giang đi qua các xã Dĩnh Trì, Thái Đào, Đại Lâm của Lạng Giang sang các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Đình Lập (Lạng Sơn) gặp Quốc lộ 4A đi cảng Mũi Chùa, Tiên Yên và nối với cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Quốc lộ 37 từ thị trấn Kép, qua xã Hương Sơn đến huyện Lục Nam đi Hòn Suy sang thị xã Chí Linh (Hải Dương) gặp Quốc lộ 18 có thể về cảng Hải Phòng hay ra cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Tuyến đường sắt Lưu Xá - Kép - Hạ Long nối Thái Nguyên với Quảng Ninh, đi qua các xã Nghĩa Hoà, Quang Thịnh, Hương Sơn và thị trấn Kép. Đường sông có sông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thương chảy qua tàu thuyền vừa và nhỏ đi lại dễ dàng, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Là một huyện thuần nông của tỉnh Bắc Giang với 80% dân số làm nông nghiệp, Lạng Giang luôn coi nông nghiệp là nền tảng phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.
3.1.1.2. Đơn vị hành chính
Huyện Lạng Giang có 23 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 2 thị trấn và 21 xã, bao gồm: Thị trấn Vôi, Thị trấn Kép, xã Thái Đào, xã Đại Lâm, xã Tân Dĩnh, xã Xương Lâm, xã Tân Hưng, xã Hương Sơn, xã Xuân Hương, xã Mỹ Thái, xã Phi Mô, xã Tân Thanh, xã Mỹ Hà, xã Tiên Lục, xã Đào Mỹ, xã An Hà, xã Tân Thịnh, xã Hương Lạc, xã Nghĩa Hưng, xã Nghĩa Hòa, xã Quang Thịnh, xã Dương Đức, xã Yên Mỹ.
Hình 3.1. Trụ sở UBND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang 3.1.1.3. Đặc điểm lịch sử văn hóa- xã hội
Lạng Giang là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử với nhiều lễ hội. Nơi đây còn có cây Giã Hương nghìn năm tuổi, là địa điểm đến thăm quan của nhiều du khách. Từ trung tâm thành phố Bắc Giang đi theo quốc lộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1A đến thị trấn Vôi (trung tâm huyện) rẽ về phía bên trái theo con đường Vôi đi Tiên Lục khoảng 10 km là đến với Cụm di tích Tiên Lục, đây là một trong những điểm văn hóa du lịch đặc trƣng tiêu biểu của huyện Lạng Giang nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung. Cụm di tích Tiên Lục là một quần thể kiến trúc nghệ thuật đặc sắc nằm trong không gian thoáng đãng thơ mộng của vùng đất giàu truyền thống văn hoá với các hạng mục công trình đình, chùa, đền có từ thế kỷ XVIII-XIX nhƣ chùa Quang Phúc; đình Thuận Hoà; đình Viễn Sơn;
đền Thánh Cả, nơi đây hàng năm đã đón rất nhiều lƣợt khách đến thăm quan.
Có lẽ nổi bật nhất trong cụm di tích Tiên Lục là hình ảnh Cây đại cổ thụ Dã Hương nghìn năm tuổi, quanh năm xanh tốt. Đây là cây Dã hương đã nổi tiếng trong và ngoài nước, trong ngọc phả cho biết cây đã được sắc phong do vua lê Cảnh Hưng ban tặng là “Quốc chúa đô mộc Dã đại vương”. Trải qua bao năm tháng, sức sống bền bỉ cây Dã hương đã như một biểu tượng về sự trường tồn của dân tộc thách thức không gian và thời gian. Hình ảnh cây Dã hương đã chọn làm kỷ vật, quà tặng cho những du khách sau chuyến thăm quan nơi đây. Cùng với các di tích trong cụm di tích Tiên lục, cây Dã hương đã mang lại cho làng quê Tiên Lục những giá trị về lịch sử văn hoá, sinh thái, tâm linh, nghệ thuật kiến trúc…với những giá trị nổi bật đó, năm 1989 quần thể di tích Tiên Lục đã được Nhà nước xếp hạng là Cụm di tích Kiến trúc- Nghệ thuật cấp quốc gia.
Đi qua xã Tiên Lục rẽ phải khoảng 3km là đến trung tâm xã Đào Mỹ huyện Lạng Giang. Ở đây có một số di tích lịch sử văn hoá, đặc biệt trong đó có đình Phù Lão được toạ lạc trên một sườn dốc thoai thoải nằm ngay đầu thôn Phù Lão, đình có lịch sử xây dựng từ thời vua Lê Chính Hoà (thế kỷ XVII), cách ngày nay đã gần 300 năm lịch sử. Đình Phù Lão thờ hai vị thần Cao Sơn và Quý Minh, ngoài ra đình còn thờ Hậu (tức là người đã có công lao xây dựng đình). Theo truyền thuyết Cao Sơn và Quý Minh là 2 vị thần khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
sống đã có công giúp vua Hùng đánh đuổi giặc ngoại xâm, khi thác đi luôn phù hộ cho dân làng, xã tắc đƣợc no ấm, tránh khỏi thiên tai, dịch bệnh… Trải qua bao thăng trầm của thời gian trước chiến tranh, thiên tai, nhưng đến nay đình Phù Lão vẫn giữ nguyên đƣợc vẻ đẹp kiến trúc nhƣ ngày đầu khởi tạo.
Đến thăm đình Phù Lão, còn nguyên một không gian quen thuộc của làng quê vùng Kinh Bắc. Phía trước đình là con đường làng chạy ôm sát dọc theo bờ ao tạo hình cánh cung, đan xen là những hàng cây lâu năm đang nghiêng mình soi bóng dưới mặt nước, khiến cho ai tới thăm cũng sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình. Đình Phù Lão được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ đinh (J). Theo tư liệu lịch sử thì trước đây đình chỉ có phần đại đình còn phận hậu cung đƣợc nhân dân tu sửa tôn tạo thêm.