Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
3.2. Kết quả nghiên cứu
3.2.3. Chính sách hỗ trợ sản xuất lúa của địa phương
Trong những năm gần đây, huyện Lạng Giang cũng đã quan tâm đến việc đầu tƣ các cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông và thủy lợi để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất lúa của địa phương. Tuy nhiên, hệ thống giao thông và thủy lợi chƣa hoàn chỉnh gây khó khăn cho nông dân trong sản xuất như vận chuyển vật tư nông nghiệp, trao đổi hàng hóa, tưới tiêu. Kết quả phỏng vấn 150 hộ nông dân về thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất lúa tại địa phương được khái quát trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Đánh giá về cơ sở hạ tầng
Mức độ Số hộ Tỷ trọng (%)
Kém 47 31,3
Tạm đƣợc 73 48,7
Tốt 30 20
Rất tốt 0 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tổng số 150 100
Nguồn: Tổng hợp từ 150 hộ trồng lúa tham gia phỏng vấn Bảng 3.2 cho thấy, trong số 150 hộ tham gia phỏng vấn, có 73 hộ đánh giá cơ sở hạ tầng ở mức độ tạm đƣợc, chiếm 48,7%. Con số các hộ đánh giá cơ sở hạ tầng ở mức độ kém tương đối lớn (47 hộ, tương đương 31,3%). 25 hộ, tức là 20% các hộ đánh giá cơ sở hạ tầng ở mức độ tốt và không có hộ nào đánh giá cơ sở hạ tầng ở mức độ rất tốt. Sự khác biệt trong mức độ đánh giá của các hộ cho thấy sự đầu tƣ chƣa đồng đều cho cơ sở hạ tầng ở các vùng khác nhau trong huyện. Tại nhiều nơi trong địa bàn huyện, điều kiện thủy lợi còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Thêm vào đó, đối với nhiều hộ, giao thông đi lại khó khăn, gây ảnh hưởng tới việc tổ chức và tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật cho các hộ. Mong muốn chung của đa số hộ nông dân là cần đầu tư nhiều hơn nữa về về thủy lợi để đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho đồng lúa của mình và đường xá để đi lại cho thuận tiện hơn.
3.2.3.2. Chính sách thị trường
Yếu tố đầu vào nhƣ giống, phân bón, thuốc trừ sâu đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sản xuất lúa. Tuy nhiên, thị trường cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào này lại chƣa đáp ứng đầy đủ đƣợc nhu cầu của các hộ nông dân. Ngoài ra, khi các hộ thiếu vốn để sản xuất thì họ khó có thể mua đƣợc các yếu tố đầu vào vì phần lớn các cửa hàng, đại lý này không cho nông dân mua thiếu tiền phân bón, các loại thuốc trừ sâu, các nguồn nguyên liệu cần thiết cho sản xuất nông nghiệp. Thị trường cung cấp vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đa số là của tƣ nhân nên chƣa có sự kiểm soát, hợp tác và liên kết hỗ trợ cho nông hộ. Vì vậy giá vật tƣ nông nghiệp có sự dao động lớn gây trở ngại và rủi ro cho nông dân.
Bảng 3.3. Đánh giá về thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào
Mức độ Số hộ Tỷ trọng (%)
Dễ mua 26 17,3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bình thường 78 52
Khó mua 46 30,7
Tổng số 150 100
Nguồn: Tổng hợp từ 150 hộ trồng lúa tham gia phỏng vấn Bảng 3.3 cho thấy, trong 150 hộ tham gia phỏng vấn, có 46 hộ, tương đương 30,7% đánh giá thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào ở mức độ khó mua; 78 hộ, tương đương 52% đánh giá thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào ở mức độ bình thường; 26 hộ, tương đương 17,3% đánh giá thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào ở mức độ dễ mua. Vấn đề nông dân gặp khó khăn trong việc mua các vật tư nông nghiệp là do đường xa, giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện vận chuyển, chất lượng không ổn định, giá lại thay đổi nhiều do nông dân bị ép giá trong lúc mua và lúc bán.
Ngoài ra, mong muốn chung của nông dân là phải có chợ tiêu thụ để ổn định giá cả cho các mặt hàng nông sản để người dân an tâm đầu tư vào việc áp dụng các mô hình mới nhất là mô hình về giống mới, vì giống mới thì có rất nhiều loại, nếu không có chỗ tiêu thụ ổn định thì người dân không dám mạnh dạn gieo trồng giống mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.4. Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang tại Hội nghị trình diễn giống lúa mới trên cánh đồng mẫu lớn huyện Lạng Giang