Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG
4.4. Một số kiến nghị
Dựa trên cơ sở phân tích hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất lúa tại Lạng Giang, đề tài xin đƣa ra một số kiến nghị sau:
4.4.1. Đối với người nông dân
- Các hộ nông dân cần tích cực tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật do địa phương tổ chức để tiếp thu kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả hơn trong sản xuất. Cần có sự vận dụng ngày càng thiết thực về khoa học kỹ thuật cũng nhƣ cần phải học hỏi những kinh nghiệm sản xuất lẫn nhau nhằm đem lại hiệu quả sản xuất cũng nhƣ hiệu quả kinh tế ngày càng tốt hơn. Vì vậy, việc trở thành thành viên của các hiệp hội, các hợp tác xã cũng đóng vai trò cần thiết là cầu nối cho các nông hộ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất.
Đồng thời không ngừng nâng cao kiến thức trong sản xuất bằng cách tìm đọc sách báo, nghe đài, xem tivi… về những mô hình khoa học kỹ thuật đƣợc ứng dụng trong sản xuất lúa.
- Nông dân nên tích cực tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, tham gia học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình khoa học kỹ thuật đƣợc nông dân khác ứng dụng có hiệu quả. Đồng thời không ngừng nâng cao kiến thức trong sản xuất bằng cách tìm đọc sách báo, nghe đài, xem tivi… về những mô hình khoa học kỹ thuật đƣợc ứng dụng trong sản xuất lúa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Khi đã quyết định theo mô hình nào thì phải cố gắng ứng dụng triệt để, nếu gặp khó khăn do chƣa nắm rõ kỹ thuật nên tìm cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp để đƣợc tƣ vấn.
- Tích cực tìm thị trường tiêu thụ và nắm bắt giá cả nông sản thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Cần tính toán chi phí, lợi nhuận sau mỗi vụ hoặc mỗi năm khi ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật.
- Nông dân nên liên kết lại để sản xuất và thu hoạch cùng một lúc để tìm được người mua với số lượng lớn nhằm giảm bớt khâu trung gian để bán đƣợc giá cao hơn.
4.4.2. Đối với các cơ quan ban ngành
- Cán bộ khuyến nông cần tích cực hơn trong việc đƣa vào các mô hình mới có sức hút đối với thị trường, giá trị kinh tế cao nhằm góp phần cải thiện đời sống cho nông dân bằng cách tổ chức các buổi tập huấn về kỹ thuật và tìm kiếm những nguồn giống mới và tốt để cho bà con sản xuất thử. Các ứng dụng khoa học kỹ thuật cần phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, điều kiện kinh tế cũng như nguyện vọng của nông dân, chủ trương định hướng sản xuất của địa phương.
- Khi nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, trong giai đoạn đầu cần có chính sách hỗ trợ giá phân bón, giống, thuốc hóa học (có thể hỗ trợ 100% giống, hoặc hỗ trợ bằng tiền mặt để khuyến khích người dân áp dụng một cách triệt để) và bao tiêu giá và sản phẩm (ổn định đầu ra cho nông dân).
Tổ chức nhiều mô hình trình diễn để chứng minh cho nông dân thấy cụ thể về lợi ích của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nông dân nghe, hiểu và thực hiện nên công tác truyền thông là rất quan trọng. Vì vậy, cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp cần kết hợp nhau để:
+ Tăng cường công tác khuyến nông, tổ chức nhiều lớp tập huấn các môhình khoa học kỹ thuật nhƣ cách gieo trồng các loại giống mới, khuyến khích, tạo điều kiện cho nông dân tham gia tập huấn nhiều hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Tăng cường công tác trình diễn thí điểm, nhân rộng mô hình khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả cao tại các ấp khác nhau trong xã, từ đó nông dân có thể chọn mô hình khoa học kỹ thuật phù hợp với nguồn lực sẵn có của mình để ứng dụng.
- Tổ chức những cuộc gặp gỡ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các nông dân sản xuất giỏi với các nông dân trong vùng. Giới thiệu, biểu dương những nông dân áp dụng thành công các mô hình khoa học kỹ thuật để khuyến khích nông dân khác trong vùng làm theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/