Đặc điểm của hộ trồng lúa ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa tại huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 78 - 85)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT

3.3. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

3.3.1. Đặc điểm của hộ trồng lúa ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Bảng 3.4. Số lao động của các hộ trồng lúa

Số lao động Số hộ Tỷ trọng (%)

1 5 3,3

2 14 9,3

3 36 24

4 28 18,7

5 26 17,3

6 28 18,7

7 6 4

8 7 4,7

Tổng 150 100

Nguồn: Tổng hợp từ 150 hộ trồng lúa tham gia phỏng vấn

Kết quả điều tra cho thấy số lao động trung bình của hộ là 4 người.

Trong đó số lao động cao nhất là 8 người (4,7%), số lao động thấp nhất là 1 người (3,3%). Các hộ có 3 lao động chiếm tỷ lệ cao nhất (24%).

3.3.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ

Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ tính theo số năm đi học là 8 năm. Do là địa bàn nông thôn nên trình độ văn hóa của các chủ hộ trồng lúa ở Lạng Giang còn thấp. Số năm đi học tối đa của chủ hộ là 12 năm (5%) và số năm đi học tối thiểu là 3 năm (2%). Bảng 3.4 thể hiện trình độ học vấn của các chủ hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.5. Trình độ học vấn của các chủ hộ

Số năm đi học Số hộ Tỷ trọng (%)

3 3 2

4 6 4

5 7 4,7

6 8 5,3

7 26 17,3

8 27 18

9 28 18,7

10 29 19,3

11 11 7,3

12 5 3,4

Tổng số 150 100

Nguồn: Tổng hợp từ 150 hộ trồng lúa tham gia phỏng vấn Bảng trên cho thấy phần lớn các chủ hộ có trình độ học vấn từ 7 năm trở lên (84%).

3.3.1.3. Kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ

Trong 150 mẫu phỏng vấn về kinh nghiệm trồng lúa của các chủ hộ thì số năm kinh nghiệm cao nhất là 52 năm và số năm kinh nghiệm thấp nhất là 8 năm. Bảng 3.6 thể hiện kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ.

Bảng 3.6. Kinh nghiệm trồng lúa của hộ

Số năm kinh nghiệm Số hộ

Dưới 10 năm 4

Từ 10 đến 20 năm 62

Trên 20 năm đến 30 năm 53

Trên 30 năm đến 40 năm 24

Trên 40 năm 7

Tổng số 150

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn: Tổng hợp từ 150 hộ trồng lúa tham gia phỏng vấn

2.7%

41.3%

35.3%

16.0% 4.7%

Dưới 10 năm Từ 10 đến 20 năm Trên 20 đến 30 năm Trên 30 đến 40 năm Trên 40 năm

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu các hộ theo kinh nghiệp trồng lúa

Nguồn: Tổng hợp từ 150 hộ trồng lúa tham gia phỏng vấn

Từ bảng và hình trên cho thấy đa số các hộ có kinh nghiệm trồng lúa từ 10 đến 20 năm (41,3%), tiếp đến là các hộ có kinh nghiệm trên 20 năm đến 30 năm (35,3%). Trong khi đó, chỉ có 4 hộ có kinh nghiệm trồng lúa dưới 10 năm (chiếm 2,7%).

3.3.1.4. Diện tích đất canh tác

Kết quả điều tra về diện tích đất canh tác của 150 hộ trồng lúa ở Lạng Giang đƣợc thể hiện trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Diện tích đất canh tác của các hộ

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max Diện tích 150 2693.007 1638.764 712 8600

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.7 cho thấy, diện tích đất canh tác bình quân của các hộ tham gia điều tra là 2693,007 m2. Diện tích đất canh tác của hộ nhỏ nhất là 712 m2.

Diện tích đất canh tác lớn nhất đạt 8600 m2. 3.3.1.5. Khả năng tiếp cận vốn

Khả năng tiếp cận vốn của các hộ được đo lường bằng số tiền hộ có thể đi vay trong trường hợp cần thiết. Bảng 3.8 tổng hợp kết quả về khả năng tiếp cận vốn của các hộ tham gia điều tra.

Bảng 3.8. Khả năng tiếp cận vốn của các hộ

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

Tiếp cận vốn 150 55.28667 25.05252 5 90

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm Stata Bảng 3.8 cho thấy, trong 150 hộ tham gia điều tra, số tiền tối thiểu một hộ trồng lúa có thể vay được trong trường hợp cần thiết là 5 triệu VNĐ, số tiền tối đa hộ có thể vay trong trường hợp cần thiết là 90 triệu VNĐ. Mức tiền vay trung bình là 55,3 triệu VNĐ.

Bảng 3.9. Nguồn vốn vay của các hộ nông dân trồng lúa

Nguồn Số hộ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 108

Các ngân hàng khác 26

Người quen 16

Tổng số 150

Nguồn: Tổng hợp từ 150 hộ trồng lúa tham gia phỏng vấn Hiện nay, khi cần vốn phục vụ cho sản xuất, người nông dân thường vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương. Một số ít

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vay từ các ngân hàng khác. Ngoài ra, họ có thể vay từ những người quen biết (bạn bè, họ hàng).

72.0%

17.3%

10.7% Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Ngân hàng khác Người quen

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu nguồn vốn vay của các hộ nông dân trồng lúa Nguồn: Tổng hợp từ 150 hộ trồng lúa tham gia phỏng vấn Trong 150 hộ tham gia phỏng vấn, phần lớn các hộ khẳng định vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (108 hộ, tương ứng 72%).

Nguồn vốn vay được người dân tiếp cận nhiều thứ hai là vay từ các ngân hàng khác (26 hộ, tương ứng 17,3%). Vay từ người quen là nguồn vốn vay được tiếp cận ít nhất (16 hộ, tương ứng 10,7%).

3.3.1.6. Tập huấn kỹ thuật

Tại huyện Lạng Giang, các buổi tập huấn kỹ thuật đã đƣợc tổ chức để nâng cao kỹ năng sản xuất lúa cho nông dân. Kết quả điều tra về việc tham gia tập huấn kỹ thuật của các hộ đƣợc thể hiện trong bảng 3.10.

Bảng 3.10. Tổng hợp các hộ tham gia tập huấn kỹ thuật

Chỉ tiêu Tần suất Tỷ trọng (%)

Có tham gia tập huấn kỹ thuật 109 72,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Không tham gia tập huấn kỹ thuật 41 27,3

Tổng số 150 100

Nguồn: Tổng hợp từ 150 hộ trồng lúa tham gia phỏng vấn

72.7%

27.3%

Có tham gia tập huấn kỹ thuật

Không tham gia tập huấn kỹ thuật

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu các hộ tham gia tập huấn kỹ thuật

Nguồn: Tổng hợp từ 150 hộ trồng lúa tham gia phỏng vấn Trong tổng số 150 hộ tham gia điều tra, 109 hộ (72,7%) có tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật được tổ chức tại địa phương. Điều này cho thấy các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm tới việc tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng sản xuất cho nông dân. Đồng thời, một bộ phận lớn các hộ nông dân đã hưởng ứng các hoạt động này. Tại huyện Lạng Giang, các cán bộ nông nghiệp sẽ tới xã tập huấn cho nông dân 2 lần trong 1 năm. Các buổi tập huấn này thường diễn ra tại Ủy ban xã hoặc những nơi có điều kiện tổ chức thuận lợi. Chính vì vậy, đối với những hộ dân sinh sống ở các vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn thì việc tham gia tập huấn sẽ hạn chế. 41 hộ tham gia điều tra khẳng định không tham gia tập huấn, chiếm 27,3% tổng số hộ.

3.3.1.7. Tham gia các hiệp hội

Bảng 3.11. Tổng hợp các hộ tham gia các hiệp hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chỉ tiêu Số hộ

Có tham gia các hiệp hội 78

Không tham gia các hiệp hội 72

Tổng số 150

Nguồn: Tổng hợp từ 150 hộ trồng lúa tham gia phỏng vấn

48% 52% Có tham gia các

hiệp hội

Không tham gia các hiệp hội

Biểu đồ 3.5. Cơ cấu các hộ tham gia các hiệp hội

Nguồn: Tổng hợp từ 150 hộ trồng lúa tham gia phỏng vấn Các hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ sản xuất giữa các hộ nông dân. Tuy nhiên, kết quả điều tra 150 hộ cho thấy, có sự chênh lệch tương đối nhỏ giữa số hộ tham gia các hiệp hội và số hộ không tham gia các hiệp hội. Bảng và hình dưới đây cho thấy, 52% số hộ tham gia hiệp hội (78 hộ) và 48% số hộ không tham gia hiệp hội (72 hộ).

3.3.1.8. Giới tính của chủ hộ

Bảng 3.12 thể hiện kết quả điều tra về giới tính của các chủ hộ tham gia phỏng vấn. Bảng 3.12 cho thấy, phần lớn các chủ hộ là nam giới, chiếm 125 hộ (83,3%). Số lƣợng các hộ có chủ hộ là nữ giới chiếm 16,7%.

Bảng 3.12. Giới tính của các chủ hộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giới tính Tần suất Tỷ trọng (%)

Nam 125 83,3

Nữ 25 16,7

Tổng số 150 100

Nguồn: Tổng hợp từ 150 hộ trồng lúa tham gia phỏng vấn

83.3%

16.7%

Nam giới Nữ giới

Biểu đồ 3.6. Cơ cấu các hộ theo giới tính của chủ hộ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa tại huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)