Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
3.1. Đặc điểm địa bàn
3.1.3. Thực trạng sản xuất lúa tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
Lúa vẫn là cây trồng truyền thống và chủ lực trên địa bàn huyện Lạng Giang. Trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về các giống lúa ngắn ngày, giống lúa chất lƣợng cao thì sản xuất lúa trên địa bàn huyện gần đây, một số xã đã có sự chuyển đổi mùa vụ. Đồng thời với việc chuyển đổi mùa vụ, chuyển đổi giống lúa mới có năng suất, chất lƣợng cao. Huyện đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao trình độ thâm canh cho người trồng lúa, tăng cường đầu tư các công trình thủy lợi, hình thành các tổ, HTX sản xuất giống lúa tốt và thực hiện biện pháp IPM.
3.1.3.1. Độc canh cây lúa
Huyện Lạng Giang đã chuyển đổi sản xuất lúa thành công từ 3 vụ/năm sang 2 vụ lúa/năm đem lại hiệu quả kinh tế rất rõ rệt. Nhƣng trong những năm gần đây, việc độc canh cây lúa trên diện tích chuyển đổi từ 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa/năm ở những vùng thiếu nước tưới hiệu quả không cao bằng việc chuyển đổi sang các cây trồng cạn nhƣ ngô, lạc, cây họ đậu và rau đậu hoặc một số cây dƣợc liệu chịu hạn. Các loại cây trồng này đã đem lại hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, đã góp phần đáng kể nâng cao đời sống của nông dân.
Qua nhiều nghiên cứu công bố cho thấy rằng năng suất lúa nhận đƣợc thấp nhất trong lô trồng độc canh lúa. Năng suất lúa cao nhất trong các lô là luân canh Lúa-Đậu nành. Ngoài ra việc luân canh này còn giúp cải tạo đƣợc lý tính và hóa tính của đất do chuyển từ chế độ đất ngập nước liên tục sang chế độ cây trồng cạn. Việc này giúp cho cả hai loại cây trồng lúa và cây trồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cạn trong việc sinh trưởng và phát triển. Đồng thời cây họ đậu còn giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất do sự cố định đạm của nhiều vi khuẩn nốt sần từ bộ rễ của cây đậu nành.
3.1.3.2. Luân canh
Thực tiễn cho thấy, nhiều địa phương thực hiện công thức luân canh theo các mô hình:
+ Lúa đông xuân - lạc hè thu,
+ Lúa đông xuân - bắp lai hè thu cho giá trị trên 60 triệu đồng/ha/năm;
+ Lúa đông xuân - ớt hè thu trên 90 triệu đồng/ha/năm;
+ Lúa đông xuân - bí, cà chua hoặc khổ qua hè thu trên 160 triệu đồng/ha/năm...
Mặc dù các mô hình chuyển đổi trong thời gian qua đã đem lại lợi nhuận cao, được giới thiệu và tổ chức tham quan, nhưng các địa phương vẫn chưa mạnh dạn chỉ đạo thực hiện trên diện rộng. Diện tích chuyển đổi cây trồng bằng công thức luân canh chƣa nhiều. Sản xuất còn phân tán, manh mún…
Vì những lý do trên, Sở NN & PTNT đã đề ra định hướng trong thời gian tới huyện cần chỉ đạo phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo nguyên tắc thực hiện chuyển đổi từ đất trồng lúa 2 vụ, 1 vụ kém hiệu quả sang cây trồng cạn hoặc luân canh lúa với cây trồng cạn phải đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất lúa 2 vụ/năm mà chỉ đạt sản lượng dưới 10 tấn/ha/năm.
Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa có hiệu quả, các địa phương cần chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyển đổi theo các công thức canh tác cụ thể cho từng vùng.
Đối với vụ hè thu 2014, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo, trên chân đất lúa không chủ động nước tưới mà thoát nước tốt thì thực hiện các công thức luân canh.
+ Lúa (đông xuân)-ngô (hè thu);
+ Ngô lai (đông xuân)- rau, đậu các loại (hè thu);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Lúa (đông xuân) - rau ăn quả nhƣ cà tím, khổ qua, dƣa leo, bí xanh (hè thu).
Trên chân đất lúa cát pha, bạc màu nên sản xuất:
+ Lúa (đông xuân) - lạc, đậu xanh, đậu nành (hè thu) hoặc ngƣợc lại;
+ Lúa (đông xuân) - mè (hè thu);
+ Lạc (đông xuân) - bắp lai (hè thu)
Khi chuyển đổi từ lúa sang cây trồng cạn, huyện cũng đã chỉ đạo các địa phương cần chú ý khoanh vùng sản xuất cây trồng đảm bảo liên vùng, tránh tình trạng đan xen lúa - màu. Đất đai thổ nhƣỡng phải phù hợp với cây trồng cạn và cần chọn lựa cây trồng phù hợp, có thị trường, dễ tiêu thụ
* Giảm sự cạnh tranh của cỏ dai cho cả cây lúa và cây trồng cạn Điều này rất dẽ hiểu vì các loại cỏ thường phát triển trong một môi trường nhất định. Nhiều loài cỏ thủy sinh gây hại lúa sẽ bị tiêu diệt hoặc giảm lƣợng lây lan đáng kể cho vụ sau nếu chuyển sang chế độ luân canh cây trồng cạn. Đồng thời cây trồng cạn trồng trong điều kiện luân canh lúa sẽ ít bị cỏ cạnh tranh hơn so với trồng độc canh nhiều vụ.
* Cải tạo các đặc tính sinh hóa của đất trong hệ thống luân canh
Tính chất xốp của đất càng gia tăng sau 3 năm luân canh cây trồng cạn với lúa so với 1 - 2 năm. Vật chất hữu cơ trong đất giảm dần dần với sự khoáng hóa dễ dàng vật chất hữu cơ trong điều kiện đất cạn-lúa nước. Hàm lƣợng phosphate (lân) dễ hấp thu giảm từ từ trong điều kiện canh tác lúa liên tiếp, nhƣng lại gia tăng trong điều kiện luân canh cây trồng cạn. Lân đƣợc phóng thích trong điều kiện thiếu không khí và cố định trong điều kiện kỵ khí.
Sự gia tăng chất lân trong đất trồng đậu nành kết quả từ việc cố định lân do điều kiện thiếu không khí. Nhiều nghiên cứu cho rằng chất lân dễ tiêu giảm trong điều kiện đất cạn do bởi sự cố định sắt (Fe) và nhôm (Al). Không có sự thay đổi về chất canxi (Ca2+) trong đất độc canh lúa, nhƣng hàm lƣợng gia tăng sau khi luân canh cây trồng cạn. Trong khi đó, luân canh cây họ đậu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(nhất là đối với cây đậu nành) gia tăng canxi trong hệ thống trồng đậu 2 vụ và luân canh với lúa. Đối với Kali trao đổi (K+), giảm một ít trong đất độc canh lúa, nhƣng gia tăng trong đất luân canh với cây trồng cạn.
Từ các kết quả nghiên cứu đó, các Nhà khoa học đi đến kết luận rằng có sự khác nhau lớn trong điều kiện đồng ruộng giữa cây trồng cạn với lúa, chủ yếu do các điều kiện hảo khí và yếm khí và tưới tiêu nước bề mặt và mao dẫn của nước ngầm. Vì vậy, nhằm ổn định về năng suất và môi trường đất, việc luân canh lúa-cây trồng cạn hàng năm đã đƣợc khuyến cáo nên áp dụng.
Nhƣ vậy, luân canh cây trồng cạn (đặc biệt đậu nành) với lúa là một kiểu canh tác quan trọng trong hệ thống nông nghiệp bền vững, do hiệu quả của chúng đối với độ phì nhiêu của đất và những lợi ích khác bao gồm giảm sự canh tranh của cỏ dại và gia tăng năng suất lúa vụ sau.
Ngoài ra, huyện cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng cần phân công cán bộ kỹ thuật tập huấn quy trình kỹ thuật, hướng dẫn nông dân thiết kế hệ thống băng, liếp, tưới, tiêu úng và hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhằm đạt năng suất, hiệu quả cao.