Đánh giá chung về hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa tại huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 87 - 92)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT

3.3. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

3.3.3. Đánh giá chung về hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

3.3.3.1. Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được sử dụng để xác định hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất lúa tại huyện Lạng Giang

Kết quả ƣớc lƣợng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên đƣợc trình bày trong bảng 3.15. Kết quả trong bảng cho thấy, các yếu tố lao động, vốn, diện tích, lƣợng phân bón, lƣợng giống, chất lƣợng đất có tác động có ý nghĩa thống kê đối với sản lƣợng của các hộ. Lao động, lƣợng giống có hệ số âm, chứng tỏ sự tăng lên của hai yếu tố này sẽ làm giảm sản lƣợng của hộ. Các yếu tố còn lại là lượng phân bón, diện tích, vốn, chất lượng đất có hệ số dương. Vì vậy, sự tăng lên của các yếu tố này sẽ dẫn tới sự tăng lên về sản lƣợng của hộ.

Bảng 3.15. Kết quả ƣớc lƣợng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Hệ số Độ lệch chuẩn P>|z|

ln (lao động) -0.048 0.0000133 0.000

ln (vốn) 0.266 8.88e-06 0.000

ln (diện tích) 0.120 4.32e-06 0.000

ln (lƣợng phân bón) 1.463 0.0000118 0.000

ln (lƣợng giống) -0.44 .0001129 0.000

Chất lƣợng đất 0.314 9.37e-06 0.000

Nguồn: Tính toán của tác giả từ mẫu điều tra Hệ số của biến lao động âm cho thấy lao động có mối tương quan nghịch chiều với sản lƣợng của hộ. Nghĩa là nếu lao động tăng lên 1% thì sản lƣợng của hộ giảm 0,048%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hệ số của biến vốn dương, cho thấy vốn có mổi quan hệ thuận chiều với sản lƣợng của hộ. 1% tăng lên trong lƣợng vốn đầu tƣ cho sản xất sẽ làm tăng sản lƣợng của hộ lên 0,266%.

Hệ số của biến diện tích dương, chứng tỏ diện tích có tác động tích cực tới sản lƣợng của hộ. 1% tăng lên trong diện tích canh tác dẫn tới 0,12% tăng lên trong sản lƣợng của hộ.

Hệ số của biến lượng phân bón dương, cho thấy tác động tích cực có ý nghĩa thống kê của lƣợng phân bón. 1% tăng lên của lƣợng phân bón làm tăng sản lƣợng của hộ lên 1,463%.

Hệ số của biến lƣợng giống âm, cho thấy lƣợng giống có tác động tiêu cực có ý nghĩa thống kê đối với sản lƣợng của hộ.

Biến giả chất lượng đất có hệ số dương. Điều này là hợp lý vì chất lượng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa, từ đó làm gia tăng sản lƣợng.

Bảng 3.15 tóm tắt kết quả ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật của các hộ. Kết quả ước lượng bằng phương pháp “khả năng cao nhất” (MLE) cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ sản xuất lúa của toàn bộ mẫu là 79,73% so với sản lƣợng tối đa. Điều này cho thấy, với các nguồn lực hiện có và các kỹ thuật phù hợp thì sản lƣợng của hộ còn có khả năng tăng thêm 20,27% để đạt sản lƣợng tối đa. Mức hiệu quả kỹ thuật thấp nhất là 32,61%, mức hiệu quả cao nhất là 100%.

Bảng 3.16. Tóm tắt kết quả ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max Hiệu quả kỹ thuật 150 0,7973 0,13695 0.3261 1

Nguồn: Tính toán của tác giả từ mẫu điều tra 3.3.3.2. Tần suất của mức đạt hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân trồng lúa ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.17. Tần suất đạt hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân trồng lúa Mức hiệu quả kỹ thuật Số hộ Tỷ lệ (%)

30-50 6 4

Trên 50-60 9 6

Trên 60-70 14 9,3

Trên 70-80 35 23,3

Trên 80-90 56 37,3

Trên 90-99 23 15,3

100 7 4,7

Tổng 150 100

Nguồn: Tính toán của tác giả từ mẫu điều tra Bảng 3.17 cho thấy phần lớn các hộ nông dân đều đạt hiệu quả kỹ thuật trên 70% (chiếm 80,6%). Các hộ đạt hiệu quả kỹ thuật dưới 50% chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (4%). Tuy nhiên, 95,3% các hộ chƣa đạt mức sản lƣợng cao nhất có thể (hiệu quả kỹ thuật dưởi 100%).

Kết quả hồi quy tuyến tính phản ánh mối quan hệ giữa hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng được trình bày trong bảng 3.16.

Bảng 3.18. Kết quả hàm hồi quy tuyến tính

Hệ số Độ lệch chuẩn t P>|t|

Học vấn 0.0172431 0.0037061 4.65 0.000

Lao động 0.00371 0.0036673 1.01 0.313

Diện tích -2.25e-06 3.87e-06 -0.58 0.561

Tiếp cận vốn 0.0015383 0.0003022 5.09 0.000

Kinh nghiệm -0.0051585 0.000828 -6.23 0.000

Tập huấn 0.0511681 0.0174575 2.93 0.004

Hiệp hội -0.0226929 0.0124005 -1.83 0.069

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giới tính -0.0321554 0.0169146 -1.90 0.059

_cons 0.6835387 0.0481185 14.21 0.000

Nguồn: Tính toán của tác giả từ mẫu điều tra Kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố nhƣ trình độ học vấn của chủ hộ, khả năng tiếp cận vốn, số năm kinh nghiệm, tham gia tập huấn có tác động có ý nghĩa thống kê đối với hiệu quả kỹ thuật.

1 năm tăng lên trong trình độ học vấn của chủ hộ sẽ làm tăng hiệu quả kỹ thuật lên 0,017 đơn vị, cho thấy trình độ học vấn có tác động tích cực tới hiệu quả kỹ thuật. Những chủ hộ có trình độ học vấn cao sẽ có khả năng tiến hành sản xuất với hiệu quả cao hơn so với các chủ hộ khác.

Khả năng tiếp cận vốn và việc tham gia các buổi tập huấn cũng góp phần làm tăng hiệu quả kỹ thuật của các hộ.

Bảng 3.19. Hiệu quả kỹ thuật của các hộ

Hiệu quả Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất

Có tham gia tập huấn 44,2% 84,7% 100%

Không tham gia tập huấn 32,6% 66,5% 97,7%

Nguồn: Tính toán của tác giả từ mẫu điều tra Bảng 3.17 so sánh mức hiệu quả kỹ thuật giữa các hộ có tham gia tập huấn và các hộ không tham gia tập huấn. Kết quả trong bảng cho thấy, mức hiệu quả kỹ thuật của các hộ tham gia tập huấn (trung bình đạt 84,7%) cao hơn mức hiệu quả kỹ thuật của các hộ không tham gia tập huấn (trung bình đạt 66,5%).

Tuy nhiên, số năm kinh nghiệm của chủ hộ lại có tác động tiêu cực đối với hiệu quả kỹ thuật. Cụ thể, kinh nghiệm của chủ hộ tăng thêm 1 năm thì hiệu quả kỹ thuật sẽ giảm 0,005 đơn vị. Điều này cho thấy các chủ hộ có thâm niên kinh nghiệm càng cao thì có hiệu quả kỹ thuật càng thấp. Chứng tỏ các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chủ hộ trẻ có sự năng động hơn và nhạy bén hơn trong việc tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật so với các chủ hộ có thâm niên.

Lao động có hệ số dương nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Các biến diện tích, giới tính và tham gia các hiệp hội mang hệ số âm nhƣng cũng không có ý nghĩa về mặt thống kê. Vì vậy, các biến này không có tác động có ý nghĩa thống kê đối với hiệu quả kỹ thuật của các hộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa tại huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)