Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.4. Hộ, nông hộ, kinh tế nông hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Các đặc điểm của hộ sản xuất nông nghiệp nhƣ trình độ học vấn, độ tuổi, kinh nghiệm, giới tính của chủ hộ, khả năng tiếp cận vốn, việc tham gia các khóa tập huấn có thể dẫn tới những thay đổi trong hiệu quả kỹ thuật. Mubarik và cộng sự (1989) sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất để ước lượng hiệu quả của những hộ trồng lúa Basmati ở Pakistan. Nghiên cứu của họ chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế xã hội nhƣ trình độ học vấn của chủ hộ, các ràng buộc về tín dụng và thể chế có tác động đến hiệu quả sản xuất của hộ.
Theo nghiên cứu của Colli và cộng sự (1998), trình độ học vấn và độ tuổi của chủ hộ, quy mô đất đai có tác động tích cực tới hiệu quả kỹ thuật.
Seyoum và cộng sự (1998) sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb- Douglas để so sánh hiệu quả của các nông dân tham gia và không tham gia chương trình đào tạo kỹ thuật tại Ethiopia. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những nông dân tham gia chương trình đào tạo có mức hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt 94%, trong khi những nông dân không tham gia chương trình có mức hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt 79%. Parik và cộng sự (1995) chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ hộ, số lƣợng gia súc làm tăng hiệu quả, trong khi quy mô đất đai làm giảm hiệu quả của các hộ sản xuất nông nghiệp ở Pakistan.
Trong nghiên cứu so sánh hiệu quả kỹ thuật của các hộ có chủ hộ là nam giới và các hộ có chủ hộ là nữ giới, Akinwumi và Kouakou (1997) chỉ ra rằng các chủ hộ nam giới và nữ giới có khả năng nhƣ nhau trong việc quản lý sản xuất của hộ. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng các yếu tố nhƣ vốn và đất đai hầu nhƣ không co giãn (0,04 và 0,2), vì vậy, nghiên cứu đặt ra vấn đề về khả năng cải thiện hiệu quả sản xuất của những yếu tố đầu vào này.
1.1.4.2. Nông hộ
Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp,dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,... hoặc kết hợp làm nghề. Sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ (hộ nông dân) là gia đình sống bằng nghề nông, họ có những đặc trƣng riêng có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
một cơ chế vận hành khá đặc biệt không giống nhƣ nhũng đơn vị kinh tế khác nhƣ: ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối sử dụng và tiêu dùng.
Nông hộ tiến hành sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp,... để phục vụ cuộc sống và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả kinh tế- xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Kinh tế nông hộ phát triển tạo ra sản lƣợng đa dạng, có chất lƣợng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản xuất cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ.
1.1.4.3. Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là thành phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, ở nước ta hiện nay dân số và lao động sống ở nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng cao. Số lƣợng hộ gia đình ở nông thôn nói chung cũng nhƣ số hộ nông dân không ngừng tăng lên. Kinh tế nông hộ có những đặc điểm khác với các thành phần kinh tế khác nhƣ: vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng, các thành viên trong nông hộ thống nhất với nhau về hành động đều làm hết sức mình để có thu nhập cao cho gia đình. Sự phân công lao động lao động trong nông hộ có ƣu điểm mà các thành phần kinh tế khác không thể có đƣợc: đó là tính tự nguyện, tự giác cao và tận dụng tối đa khả năng của mỗi người trong lao động. Trong quá trình quản lý phân phối sản phẩm được xử lý nhanh, kịp thời và các quyết định điều hành đƣợc đúng đắn.
Tóm lại, kinh tế hộ nông dân phát triển với tƣ cách là những đơn vị tự chủ, trong quá trình trao đổi mới đã có những đóng góp to lớn vào sản xuất của nước ta tạo ra sự tăng trưởng liên tục về lương thực và các ngành sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khác trong nông nghiệp. Kinh tế hộ ở nông thôn là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế xã hội tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...
Tiếp tục đẩy mạnh kinh tế hộ phát triển. Kinh tế hộ nông dân trong thời kỳ đổi mới không chỉ dừng lại ở kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc mà đang tự thân vận động theo quy luật phát triển kinh tế khách quan phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Các hộ nông dân về kinh tế còn yếu kém từ chỗ sản xuất tự túc thiếu ăn vươn lên mức đủ ăn, từ sản xuất đủ ăn vươn lên sản xuất thừa ăn.
Đặc biệt, là hiện nay các hộ nông dân đã thâm canh tăng vụ kết hợp xen canh tăng vụ dẫn đến hiệu quả ngày càng cao.