Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa tại huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 35 - 39)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật

Các nghiên cứu trong sản xuất nông nghiệp đã chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với hiệu quả kỹ thuật. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất cây lúa rất đa dạng. Ngoài các yếu tố đầu vào chính trực tiếp bao gồm đất đai, phân bón, giống, lao động thì những yếu tố khách quan như khí hậu, thời tiết, phương pháp sạ, công nghệ trong nông nghiệp…. ảnh hưởng rất nhiều tới năng suất cây lúa. Tận dụng những lợi thế của các yếu tố sinh học trong nông nghiệp đòi hỏi trình độ canh tác, trong đó phải kể đến các biện pháp kỹ thuật, thời gian chăm bón,… Hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.

1.3.1. Nguồn lực con người

Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng tring hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các hộ với những đặc điểm khác nhau về nguồn lực con người nhƣ số lƣợng lao động của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính của chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hộ, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của hộ, mức độ tham gia các lớp tập huấn, các khóa đào tạo sản xuất nông nghiệp của hộ, khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, dịch vụ tài chính của hộ… đạt đƣợc những mức hiệu quả kỹ thuật khác nhau trong sản xuất nông nghiệp. Sharif và Dar (1996) đánh giá tác động của trình độ học vấn, kinh nghiệm và quy mô hộ đối với hiệu quả kỹ thuật trong trồng lúa Boro. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn có tác động tích cực đối với hiệu quả kỹ thuật trồng giống lúa này.

Asadullah và Rahman (2009) xem xét tác động của trình độ học vấn đối với hiệu quả kỹ thuật thông qua phân tích số liệu thu thập từ 141 ngôi làng.

Nghiên cứu khẳng định sự tăng lên trong trình độ học vấn của hộ có tác động tích cực tới hiệu quả kỹ thuật.

1.3.2. Đất đai

Trước hết là đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động. Đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển theo các quy luật sinh vật nhất định và cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra những điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật chứ không thể thay đổi theo ý muốn chủ quan.

Trong sản xuất lúa, đất đai là tƣ liệu sản xuất cơ bản hàng đầu và đặc biệt, không thể thiếu, không thể thay thế đƣợc. Đất đai tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Nó không chỉ là điều kiện vật chất để tồn tại ngành này mà còn tham gia với vai trò là tƣ liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp. Hiệu quả của sản xuất lúa phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng ruộng đất.

Mặt khác hiệu quả sử dụng ruộng đất lại phụ thuộc vào mức độ đầu tƣ các tƣ liệu sản xuất khác (vật tƣ, giống, thủy lợi…), đầu tƣ vốn vào đơn vị diện tích đất đai sử dụng và phụ thuộc vào việc giải quyết mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất, giải quyết mối quan hệ giữa đất đai và lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy vai trò của đất đai đối với hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu của Wadud và White (2000) chỉ ra rằng quy mô đất đai có tác động tích cực tới hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ của nông dân Bangladesh. Sherlund và cộng sự (2002) tiến hành nghiên cứu với 464 mảnh đất của các hộ trồng lúa tại Ivory Coast.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật tăng lên đối với các hộ canh tác trên từ ba mảnh đất trở lên. Trong nghiên cứu về tác động của đất đai đối với hiệu quả sản xuất lúa tại Đông Nam Trung Quốc, Tan và cộng sự (2010) chỉ ra mối tương quan dương giữa quy mô đất đai và hiệu quả kỹ thuật. Diện tích đất đai càng lớn thì hiệu quả kỹ thuật càng tăng. Hơn nữa, số lƣợng mảnh đất có tác động tích cực tới hiệu quả kỹ thuật. Khoảng cách giữa nơi ở và đất canh tác tăng lên đồng nghĩa với việc hiệu quả kỹ thuật giảm xuống.

Rahman và Umar (2009) chứng minh rằng các yếu tố nhƣ số lƣợng lao động của hộ, phân bón và đất đai tác động tích cực tới hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất nông nghiệp tại Nigeria. Từ đó nghiên cứu đề xuất chính sách phân phối đất đai để làm tăng quy mô sản xuất của các hộ và chính sách cung cấp phân bón với mức giá trợ cấp để cải thiện sản lƣợng cho các hộ. Sử dụng số liệu thu thập từ 406 hộ sản xuất lúa tại Bangladesh, Coelli và cộng sự (2002) phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế đối với hai giống lúa là Aman và Boro bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật đạt mức 66% đối với giống lúa Aman và 69% đối với giống lúa Boro.

Kumbhakar (1994) ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật của nông dân ở Bengal và chỉ ra rằng những hộ đạt hiệu quả kỹ thuật cao nhất cũng chỉ đạt mức 85,8% và phần lớn các hộ chƣa tận dụng hết các yếu tố đầu vào nhƣ phân bón và giống.

1.3.3. Phân bón

- Đạm: là dinh dưỡng thiết yếu cho sinh trưởng của cây. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) thì đạm là chất tạo hình cho cây lúa, là thành phần chủ yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao cây, nẩy chồi và kích thước lá thân. Liều lượng đạm bón cho lúa phụ thuộc vào giống lúa, chân đất, mùa vụ, chế độ nước, tình hình sâu bệnh và cỏ dại. Cây lúa có thể nhận đƣợc nhiều đạm hơn từ đất và từ việc bổ sung chất hữu cơ cho đất, nhƣng việc cung cấp đạm từ nguồn này ít khi đủ để đạt năng suất lúa cao.

Nhu cầu đạm của cây lúa có thể liên hệ mật thiết với các giai đoạn sinh trưởng, cây đòi hỏi ít đạm ở giai đoạn đầu và tăng lên ở giai đoạn đẻ nhánh.

Đạm hấp thụ ở giai đoạn chín với đầy đủ bức xạ mặt trời sẽ gia tăng quá trình vào chắc của hạt lúa. Năng suất tăng do bón đạm trung bình khoảng 30-35%

tuy nhiên tùy theo đất, thành phần cơ giới mà có phương pháp bón đạm cho thích hợp để đạt hiệu quả cao.

- Lân: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc gia tăng năng suất và tăng phẩm chất gạo. Lân góp phần thúc đẩy tổng hợp chất đạm kích thích rễ phát triển, nở bụi nhanh, kết nhiều hạt chắc và giúp lúa chín sớm. Cây lúa cần lân nhất ở giai đoạn đầu sau khi cấy hoặc sạ. Nếu thiếu lân cây lúa sẽ lùn và nẩy bụi kém, lá thẳng hẹp, lúa trổ chín muộn, hạt không no đầy và phẩm chất giảm.

Ở Việt Nam lƣợng lân có thể khai thác từ đất khoảng 15-25kg/ha. Để đạt năng suất cao và bền vững thì phân lân cần bón mỗi vụ, trong trường hợp bón dư lân thì cũng không ảnh hưởng xấu đến phân đạm và lượng phân này có thể tồn cho vụ sau, còn nếu bón đủ lân thì vụ thứ hai có thể tăng năng suất lúa từ 6-12%.

- Kali: Cần thiết cho quá trình hấp thụ và vận chuyển chất hữu cơ trong cây. Ngoài ra, kali còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây trong việc hạn chế đổ ngã, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, tăng số hạt chắc trên bông, làm no hạt hơn. Nếu bón thiếu kali cây lúa sẽ có biểu hiện lùn thấp, số chồi gần như bình thường, lá vẫn xanh nhưng mềm rũ, yếu ớt, dễ đổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngã, dễ nhiễm bệnh. Nhƣng nếu cây lúa thừa kali thì dễ cây sẽ bị teo tóp, mất cân đối natri và canxi trong đất, góp phần làm cho đất trung tính trở nên chua.

1.3.4. Giống

Là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học, các loại giống lúa mới đƣợc tạo ra ngày càng nhiều nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Tuy nhiên mỗi loại giống lại có những đặc điểm riêng, có giống chịu hạn tốt, có giống kháng sâu bệnh tốt,… Nếu những đặc tính này đƣợc khai thác sao cho phù hợp từng loại đất và khí hậu, thì nó sẽ mang lại năng suất và phẩm chất tốt hơn cho cây trồng giúp nông dân nâng cao lợi nhuận.

Thực tế hiện nay thì sử dụng gieo trồng bằng hạt giống phải đạt từ cấp xác nhận trở lên mới mang lại năng suất cao. Tiêu chuẩn hạt giống từ:

+ Độ sạch (% khối lƣợng ) > 99,0%

+ Tạp chất (% khối lƣợng) < 1,0%

+ Hạt khác giống phân biệt đƣợc (% hạt) < 0,25%

+ Hạt cỏ (số hạt/kg) < 10 hạt + Tỉ lệ nảy mầm (% số hạt) > 85%

+ Độ ẩm (%) < 13,5 %.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa tại huyện lạng giang tỉnh bắc giang (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)