Một số nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vườn quốc gia ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 34 - 42)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. T ổng quan về vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam

1.2.4. Một số nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam

Xuất phát từ nhu cầu thực tế cần đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, cũng như nhu cầu xã hội hóa ngành lâm nghiệp, tiến tới giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước chi cho các hoạt động bảo vệ và phát triển

rừng. Năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định 380/QĐ - TTg về chi trả DVMTR thí điểm tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La. Trong đó có quy định ba loại DVMT thực hiện chi trả là dịch vụ điều tiết và cung ứng nguồn nước; dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ và dịch vụ về du lịch. Sau 8 năm thực hiện, tỉnh Sơn La thu được trên 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, số hộ tham gia bảo vệ rừng khá lớn gần 50 ngàn chủ rừng đang quản lý bảo vệ 600 ha rừng của tỉnh, nên số tiền chi trả cho từng hộ không nhiều, dao động từ 70.000 - 140.000 đồng/ha/năm [Phạm Thu Thủy, 2018]. Số tiền thu được từ chi trả DVMTR tại Lâm Đồng năm 2018 là hơn 280 tỷ đồng, số tiền chi trả dao động từ 50.000 đồng/ha/năm - 660.000 đồng/ha/năm [UBND tỉnh Lâm Đồng, 2018]. Đơn vị cung cấp dịch vụ là các lâm trường và cộng đồng địa phương. Bên phải chi trả dịch vụ là các nhà máy thủy điện, các nhà máy nước và các công ty du lịch hoạt động trên địa bàn. Số lượng các chủ rừng ở tỉnh Lâm Đồng không lớn như ở tỉnh Sơn La nên nguồn thu từ chi trả DVMTR ở tỉnh Lâm Đồng là đáng kể, góp phần cải thiện sinh kế cho các hộ dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng [Phạm Thu Thủy, 2018].

Với sự thành công của dự án thí điểm, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 99/2010/NĐ-CP về việc thực hiện chi trả DVMTR và Nghị định 147/2016/

NĐ- CP sửa đổi một số điều của Nghị định 99/2010/NĐ-CP, tiếp đó là nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, trong đó quy định 5 nhóm DVMTR bao gồm:

+ Hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững;

+ Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn ĐDSH của các HST rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;

+ Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;

+ Dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, suối;

+ Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.

Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu, dự án, chương trình về chi trả DVMTR được triển khai trên phạm vi cả nước, đặc biệt là dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nướcphục vụ sản xuất thủy điện đã được thực hiện chi trả trên toàn quốc.

Được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế, dịch vụ bảo vệ cảnh quan phục vụ phát triển du lịch cũng được thực hiện ở nhiều nơi, như

nghiên cứu về chi trả dịch vụ cảnh quan tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình dưới sự hỗ trợ của tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đã xác định giá trị chi trả dịch vụ cảnh quan mà các bên sử dụng DVMT phải đóng thông qua vé vào cửa tại trung tâm du lịch của vườn, các chủ nhà hàng, khách sạn và các nhà nghỉ, các đội thuyền... là 0,5 tỷ đồng/năm [Korte, 2012]. Nghiên cứu về chi trả cảnh quan ở Lâm Đồng với sự hỗ trợ của tổ chức Winrock thực hiện thí điểm tại Lâm Đồng theo cơ chế tất cả các công ty du lịch phải trích 1% doanh thu tiền vé vào cổng cho Quỹ BV&PTR để chi trả cho các bên tham gia bảo vệ rừng [Winrock International, 2010].

Tuy nhiên, cho đến nay số lượng DVMTR được thực hiện chi trả còn rất thấp so với tiềm năng, vì vậy cần nhiều nghiên cứu thí điểm hơn nữa để mở rộng các DVMTR mới, và xây dựng cơ chế chi trả cho những dịch vụ mới này [Bộ NNPTNT, 2016].

Năm 2018, dưới sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế, Chính phủ Việt Nam, đã phối hợp và tiến hành nghiên cứu thí điểm để đưa các dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên; dịch vụ cung cấp nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản, dịch vụ cung cấp nguồn nước cho cơ sở sản xuất công nghiệp vào thực hiện chi trả tại Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thông qua các cơ sở nuôi cá nước lạnh và cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước từ rừng. Trong đó mức chi trả đối với nguồn nước để nuôi cá nước lạnh tại tỉnh Lào Cai năm 2016 là 20.000 đồng/m3 [Nguyễn Chí Thành, 2018]. Dự kiến nếu hình thức này được triển khai sẽ thu được từ 300 triệu đồng - 900 triệu đồng/năm đối với mỗi tỉnh [Quỹ BVPTR, 2019].

Nhà nước cũng đang xây dựng cơ chế thí điểm dịch vụ hấp thụ và lưu trữ các-bon rừng tại Quảng Ninh, với bên chi trả là các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng như nhà máy xi măng và nhiệt điện [Quỹ BVPTR, 2019]. Nếu dự án thí điểm này thành công và áp dụng trên toàn quốc sẽ bổ sung nguồn kinh phí không hề nhỏ cho các chủ rừng.

Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu về chi trả DVMTR hướng tới các khu rừng ngập mặn nhằm xác định các loại DVMTRngập mặnvà người mua tiềm năng đối với các DVMTR tại rừng ngập mặn [Phạm Thu Thủy, 2020], là tiền đề để xây dựng chính sách về chi trả DVMTR tại rừng ngập mặn.

Danh mục các dự án và các nghiên cứu về chi trả DVMTR ở Việt Nam được trình bày tại Bảng 1.2.

Bảng 1. 2. Danh mục các dự án về chi trả DVMTR được thực hiện tại Việt Nam

Dự án Dịch vụ Người mua Người cung cấp Bên trung gian Cơ chế chi trả Tài chính bền vững:

nghiên cứu điểm từ khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang (Khánh Hòa 2002 - 2005)

- Vẻ đẹp

cảnh quan - Khách du lịch - Công ty du lịch

lữ hành

- Trung tâm vui chơi giải trí

- Cộng đồng địa phương

- Khu bảo tồn biển Nha Trang và Hòn Mun

- Quỹ phát triển thôn

Phí được tính trên khách du lịch (5.000đ với du khách lặn biển;

1000đ với du khách thăm vùng lõi). 10-15% phí thu được bổ sung vào quỹ phát triển thôn Triển vọng tài chính

bền vững tại các khu bảo tồn (Thừa Thiên Huế 2007 - 2008)

- Phòng hộ đầu nguồn - Vẻ đẹp cảnh quan

- Khách du lịch - Công ty cung cấp nước

- Công ty du lịch

- Cộng đồng địa phương

- VQG Bạch Mã

- WWF - Thu theo sản lượng nước công ty sản xuất nước đóng chai. - Tăng phí vào cửa đối với du khách nước ngoài.

- Công ty du lịch trả phí bằng hiện vật cải tạo đường, cải thiện chất lượng dịch vụ xe bus. Tạo lợi ích cho việc

phòng hộ đầu nguồn (Trị An Đồng Nai 2008 - 2009)

- Phòng hộ

đầu nguồn - Công ty cung

cấp nước - Khu bảo tồn thiên nhiên Vịnh Cửu

- Ban quản lý rừng phòng hộ Tần Phú - Cộng đồng địa phương

- Cơ quan Phát triển quốc Tế Đan Mạch

-WWF

- Sở NNPTNT, Sở TNMT Đồng Nai

- Các quỹ hỗ trợ khuyến khích người dân chuyển sang hình thức sử dụng đất bền vững. - Hỗ trợ BQL Vườn các hoạt động bảo vệ và trồng rừng quanh hồ Trị An.

RUPES (Đền đáp, sử dụng và chia sẻ đầu tư trong các chi trả

DVMTR vì người

nghèo tại Bắc Kạn (2008 - 2012)

- Cung cấp nguồn nước - Hấp thụ

các-bon - Cảnh quan

đẹp

Dự án IFAD/Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm

nghiệp

Cộng đồng thượng lưu, trung lưu và hạ lưu Năng và sông Tà Lèng

- ICRAF

- Quỹ quốc tế phát triển nông nghiệp

- Sở NNPTNT Bắc Kạn

Cộng đồng địa phương đề xuất chi trả bằng tiền và hiện vật.

AR-CDM (cơ chế phát triển sạch trồng rừng/

tái trồng rừng (Hòa Bình 2009 - 2012)

- Hấp thụ các-bon

Chưa xác định Quỹ phát triển rừng - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

- Nippon Koei - Đại học Lâm

nghiệp VN

Qũy phát triển rừng thành lập 2008 do Hon đa tài trợ chuyển 25.000 USD vào năm 1 và 1 tỷ USD trong 3 năm để Quỹ PTR chi trả công chăm sóc cho các hộ dân và mua tín chỉ các-bon.

Dự án thí điểm chi trả DVMTR thí điểm tại Lâm Đồng (2010)

- Cung cấp nguồn nước - Bảo vệ

cảnh quan

- Khách du lịch - Nhà máy thủy

điện, công ty sản xuất nước

- Chủ rừng

- Công ty lâm nghiệp - Hộ gia đình nhận

khoán

- Quỹ BVPTR

- Tổ chức USAID Bên sử vụ nộp tiền cho Quỹ BVPTR, quỹ trả cho bên cung cấp dịch vụ với số tiền 50.000 - 400.000 đồng/ha/năm.

Dự án thí điểm chi trả DVMTR tại Sơn La (2010)

- Bảo vệ nguồn nước - Bảo vệ đất

- Nhà máy thủy điện - Công ty cấp nước sạch

- Chủ rừng

- Công ty lâm nghiệp - Hộ nhận khoán

Quỹ BVPTR Quỹ BVPTR chi trả số tiền từ DVMTdao động từ 70.000 - 140.000 đồng/ha/năm.

Dự án thí điểm chi trả DVMTR đối với cơ sở nuôi cá nước lạnh và sản xuất công nghiệptại Lào Cai (2015 - 2017)

Cung cấp nguồnnước

từ rừng

- Cơ sở nuôi trồng thủy sản

- Cơ sở sản xuất công nghiệp

- Chủ rừng

- Công ty lâm nghiệp - Hộ gia đình nhận

khoán

Quỹ BVPTR - Các cơ sở nuôi cá nước lạnh sẵn lòng chi trả 20.000 đồng/m3 ao nuôi/năm.

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp sẵn lòng chi trả 35đồng/m3nước Dự án thí điểm chi trả

DVMTR đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các- bon tại Quảng Ninh

Dịch vụ các-bon

- Các cụm công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, ...

- Chủ rừng công ty lâm nghiệp

- Hộnhận khoán

Quỹ BVPTR Đang áp dụng thí điểm

[Nguồn:Phạm Khánh Nam, 2005b; ICRAF, 2011, Phạm Thị Thủytổng hợp từ nhiều nguồn, 2013, 2018; Quỹ BVPTR Việt Nam 2019a,b]

Nguồn tiền thu từ DVMTR ngày càng tăng, với tổng số tiền sau 8 năm triển khai lên tới 10.158,655 tỷ đồng (trung bình khoảng 1.200 tỷ đồng/năm). Quỹ BVMTR Việt Nam được ủy thác chi trả cho các chủ rừng là tổ chức và các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng (301.783 hộ gia đình) với diện tích rừng được chăm sóc bảo vệ là 6,398 triệu ha (Hình 1.5) [Quỹ BVPTR Việt Nam, 2018].

Hình 1.5. Số tiền thu được từ DVMTR tại Việt Nam [Quỹ BVPTR Việt Nam, 2018]

Hình 1.6. Tỷ lệ các nguồn thu tiền DVMTR [Quỹ BVPTR, 2019] 96.73%

0.33%

0.001% 2.94%

0.003%

Thu từ cơ sở sản xuất thủy điện

Thu từ dịch vụ du lịch Thu từ cơ sở nuôi cá nước lạnh

Thu từ cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch Thu từ cơ sở sản xuất công nghiệp

Nguồn tiền chi trả DVMTR được đến từ nhiều nguồn khách nhau (Hình 1.6) đã đóng góp lớn trong đầu tư BVPTR, có ý nghĩa tích cực nâng cao nhận thức bảo tồn ĐDSH, nâng cao trách nhiệm quản lý BVPTR ở các địa phương.

Ngoài nguồn tiền đến từ các công ty, cơ sở kinh doanh dịch vụ quy định theo nghị định 156/2018/NĐ-CP còn một lượng tiền đến từ các tổ chức quốc tế và tổ chức NGOs, tài trợ cho các dự ánthí điểm tại Việt Nam như ICRAF, GIZ,...

* Các nghiên cứu về chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể

Mặc dù, nghị đinh 99/2010/NĐ-CP về chi trả DVMTR được ban hành từ năm 2010 và chính thức thực hiện chi trả ở một số tỉnh thành trên cả nước vào năm 2011. Tuy nhiên, phải đến năm 2013 tỉnh Bắc Kạn mới thành lập Quỹ BVPTR, năm 2014 kiện toàn tổ chức, đến năm 2015 mới bắt đầu thực hiện chi trả. Đến năm 2017, tỉnh Bắc Kạn thực hiện chủ trương tinh giảm đội ngũ cán bộ và sát nhập 3 đơn vị hình thành Quỹ phát triển đất rừng và bảo vệ môi trường (PTĐR&BVMT) có vai trò trung gian thực hiện ủy thác chi trả DVMTR, phối hợp với ban quản lý VQG Ba Bể để chi trả đến các hộ gia đình tham gia nhận khoán bảo vệ phát triển rừng với mức chi 76.000 đồng/ha/năm. Bên phải chi trả là Công ty sản xuất thủy điện Tuyên Quang và Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa. Đây là hình thức chi trả gián tiếp đến nay vẫn được duy trì ổn định, tuy nhiên do diện tích rừng lớn, số lượng đơn vị phải trả tiền DVMTR ít (có 2 đơn vị) nên số tiền thu được chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của người dân.

Bên cạnh đó, từ năm 2013 - 2015 được sự hỗ trợ của Trung tâm nghiên cứu nông lâm thế giới (ICRAF) đã hỗ trợ nghiên cứu về chi trả dịch vụ cảnh quan, hấp thụ các-bon rừng và dịch vụ cung cấp nguồn nước tại VQG Ba Bể theo hình thức chi trả trực tiếp, đã xác định tiền chi trả từ dịch vụ cung cấp nước là 176.000 đồng/ha/năm và dịch vụ giá trị cảnh quan là 1.700 đồng/ha [Hoàng Minh Hà, 2013].

Lượng tiền thu được từ dịch vụ cảnh quan còn thấp, bên cạnh đó còn nhiều vướng mắc trong các thủ tục thanh toán, và tính minh bạch trong quá trình chi trả, nên khi dự án kết thúc năm 2015, việc chi trả DVMTR theo hình thức trực tiếptại VQG Ba Bể cũng không được duy trì.

Gần đây, nghiên cứu của Cao Trường Sơn (2019) về “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của công tác quản lý rừng thông qua cơ chế chi trả dịch vụ môi trường tỉnh Bắc Kạn - nghiên cứu trường hợp huyện Ba Bể” đã đánh giá được hiệu quả của việc thực hiện chính sách chi trả DVMT rừng ở tỉnh Bắc Kạn trên cả 3 góc độ: đánh giá quá trình; đánh giá hiệu quả và đánh giá tác động. Luận

án xây dựng được 15 tiêu chí để đánh giá tính hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường của chương trình chi trả DVMT rừng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Kết quả cho thấy hiệu quả chương trình tác động rõ nét về mặt xã hội và môi trường nhưng tác động về mặt kinh tế thì chưa nổi bật và rõ ràng. Hiệu quả đối với chương trình chi trả trực tiếp cao hơn chương trình chi trả gián tiếp. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng còn một số hạn chế là mới chỉ đánh giá được 3/9 loại DVMTR tại huyện Ba Bể do tác giả xác định và 3/5 loại DVMTR theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP và Nghị định 147/2016/NĐ-CP (nay là Nghị định 156/2018/NĐ-CP). Việc lượng hóa giá trị DVMTR dựa trên phương pháp đánh giá nhanh kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó và tiềm năng chi trả được tính theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP nên chưa phản ánh hết giá trị hiện tại của DVMTR tại huyện Ba Bể.

Bên cạnh đó, La Thị Cẩm Vân “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng phương án chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” nhằm xây dựng các thông số kỹ thuật để đảm bảo việc thực hiện chi trả DVMTR được chính xác, công bằng hơn thông qua việc thiết lập bản đồ với hệ số K khác nhau (theo trạng thái rừng, loại rừng, nguồn gốc hình thành và mức độ khó khăn đối với việc bảo vệ rừng) [La Thị Cẩm Vân, 2019]. Nghiên cứu của La Thị Cẩm Vân tập trung vào việc sử dụng phần mềm Arcgis để xây dựng bản đồ hệ số K cho chi trả DVMTR. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa xác định được tổng giá trị kinh tế của các DVMTR tại tỉnh Bắc Kạn, cũng như số tiền thu được từ DVMTR tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn, nên không xác định được mức tiền chi trả tương ứng với các hệ số K khác nhau.

Ngoài ra, còn có nghiên cứu của Lê Trọng Toán (2014) về chi trả DVMTR và sinh kế cộng đồng: trường hợp nghiên cứu tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này là mới chỉđánh giá tác động chi trả của dịch vụ duy trì và cung cấp nguồn nước cho thủy điện và nước sạch tới 5 nguồn lực sinh kế cộng đồng (nguồn lực con người, tự nhiên, xã hội, tài sản vật chất và tài chính), mà chưa đánh giá được tiềm năng các giá trị DVMTR khác đối với sinh kế cộng đồng [Lê Trọng Toán, 2014]. Nghiên cứu của Lê Trọng Toán sử dụng phương pháp hồi cứu thông tin thứ cấp, phỏng vấn sâu những thông tin chủ chốt, thảo luận nhóm thông tin cộng đồng, đánh giá mức độ hài lòng bằng thang đo định tính, đây là những phương pháp đơn giản dễ thực hiện, phù hợp với mục đích nghiên cứu, nhưng khôngđánh giá đượccác giá trị DVMTR khác của khu vực nghiên cứu.

Việc đánh giá tác động của một DVMTR chưa phản ánh hết ý nghĩa của chính sách chi trả DVMTR đối vớisinh kế cộng đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vườn quốc gia ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)