CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. G iá trị dịch vụ môi trường rừng Vườn Quốc gia Ba Bể
3.2.1. Giá trị dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các - bon rừng tại Vườn Quốc gia Ba Bể
* Diện tích và sự phân bố
Theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐND tỉnh Bắc Kạn về quy hoạch bảo tồn ĐDSH VQG Ba Bểđến năm 2020 định hướng đến năm 2030 có quy định tổng diện tích vùng lõi VQG Ba Bể là 10.048 ha. Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 7.696,7 ha, rừng trồng là 28,1 ha, còn lại là đất chưa có rừng và đất phi lâm nghiệp. Trong rừng tự nhiên chủ yếu là rừng giàu và rừng trung bìnhchiếm61,97 %. Rừng trên núi đá chiếm 28,4% đất rừng tự nhiên, còn lại là rừng nghèo, phục hồi và rừng hỗn giao.
Bảng 3. 3. Hiện trạng phân bố rừngtự nhiêntại VQG Ba Bể TT Loại rừngtự nhiên Đơn vị Diện tích
(ha)
Tỷ lệ so với đất rừng tự nhiên (%)
1 Rừng giàu Ha 2.247,5 29,20
2 Rừng trung bình Ha 2.522,4 32,77
3 Rừng nghèo Ha 97,8 1,27
4 Rừng trên núi đá Ha 2.186,2 28,40
5 Rừng phục hồi, tre nứa, hỗn giao Ha 642,8 8,35
Tổng 7.696,7 100
[Nguồn: Ban quản lý VQG Ba Bể, 2017]
* Hiện trạng thảm thực vật rừng và trữ lượng gỗ tại VQG Ba Bể
Các kiểu thảm thực vật rừng tại VQG Ba Bể khá là đa dạngbao gồm:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp, thường phân bố ở độ cao dưới 700m. Diện tích 4.484,6 ha, loài ưu thế gồm: đinh, lát, sấu, hu, trám, sồi...
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á, nhiệt đới núi thấp, thường phân bố ở độ cao trên 700 m. Diện tích 909,1 ha, cấu trúc 2 tầng, loài ưu thế gồm các cây họ dẻ, re, mộc lan như cà ổi, giổi, bời lời, màng tang, sồi... không rụng lá vào mùa đông.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi. Diện tích 2.186,2 ha phân bố khắp VQG Ba Bể, các loài ưu thế gồm nghiến, trai, đinh, lát hoa, dẻ, trám trắng, thung...ươ
- Ngoài ra còn một số kiểu phụ: Rừng hỗn giao tre nứa - cây lá rộng, kiểu phụ rừng tre nứa, kiểu phụ rừng trồng.
- Thảm tươi, cây bụi cây gỗ rải rác: đa phần là cây gỗ tạp như thôi ba, thôi chanh, hồng bì, cò ke, tổ kén..., diện tích 1.301,2 ha [UBND tỉnh Bắc Kạn, 2017].
Những kiểu thảm thực vật này đang tồn tại ở các trạng thái rừng phục hồi, rừng nghèo, rừng trung bình, rừng giàu. Theo Thông tư 33/2018/TT- BNNPTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng có quy định trữ lượng gỗ đối với rừng phục hồi là 10 - 50 m3/ha, rừng nghèo là 50 - 100 m3/ha, rừng trung bình là 100 - 200 m3/ha và rừng giàu > 200 m3/ha [Bộ NNPTNT, 2018]. Nhưng theo kết quả điều tra hiện trạng rừng toàn quốc gần đây nhấtnăm 2017 cho thấy trữ lượng gỗ tại khu vực rừng giàu VQG Ba Bể đạt 333,3 m3/ha. Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên của Vườn là 1,39 triệu m3gỗ, kết quả trình bày tại Bảng 3.4.
Bảng 3. 4. Trữ lượng gỗ rừng tự nhiên VQG Ba Bể TT Loại rừng Định mức trữ lượng
(m3/ha)
Diện tích (ha)
Tổng trữ lượng (m3)
1 Rừng giàu 333,3 2.247,5 749.091,75
2 Rừng trung bình 153 2.522,4 385.927,2
3 Rừng nghèo 93 97,8 9.095,4
4 Rừng phục hồi 64 642,8 41.139,2
5 Rừng trên núi đá 64 2.186,2 203.316,6
Tổng 7.696,7 1.388.570,15
[Nguồn: Bộ NNPTNT, 2017]
Trong đó có khá nhiều loài gỗ quý, khu hệ thực vật VQG Ba Bể bao gồm 4 yếu tố: thực vật bản địa Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa, thực vật di cư India -
Myama, thực vật quý hiếm và thực vật đặc hữu vùng. Tài nguyên thực vật VQG Ba Bể gồm 1792 loài thực vật bậc cao có mạch được ghi nhận tại tỉnh Bắc Kạn, 144 loài có tên trong các thang phân loại quý hiếm có nguy cơ đe dọa. Trong đó, 96 loài có tên trong IUCN (2013); 52 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007); 16 loài có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP và 02 loài thuộc Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Bên cạnh đó còn có 1 loài đặc hữu là trúc dây (Ampelocalamus sp) [UBND tỉnh Bắc Kạn, 2017].
3.2.1.2. Đặc điểm HST rừng tại khu vực nghiên cứu
* Số lượng và thành phần loài: Kết quả điều tra khảo sát năm 2017 tại 45 OTC thuộc 4 xã Nam Mẫu, Quảng Khê, Hoàng Trĩ và Nam Cường cho thấy tại khu vực điều tra số lượng và thành phần của loài có sự biến động ở các OTC khác nhau, mức độ đa dạng loài dao động từ 4 - 19 loài/OTC. Trong đó, OTC rừng trung bình tại xã Nam Mẫu (8NM) có độ đa dạng loài thấp nhất là 4 loài, nhưng tại OTC rừng nghèo và phục hồi xã Nam Mẫu (5NM) có số lượng loài lớn nhất: 19 loài. Mức độ đa dạng loài phổ biến từ 10 - 15 loài/OTC. Tuy nhiên, không có sự biến động rõ nét về số lượng loài ở các khu vực rừng giàu, rừng trung bình và rừng nghèo tại khu vực khảo sát(Phục lục 1. Biểu mẫu 3, 4, 5, 6). Khu vực rừng giàu thường tập trung các loài: nghiến, lim, sấu, dẻ..., khu vực rừng trung bình thường tập trung các loài ô rô, cọc rào, thị rừng, ngót rừng, nam trứng,... khu vực rừng nghèo và phục hồi thường tập trung các loài téc, muồng, ô rô, núc nác, thôi ba, trương vân,...
* Phân bố cây theo cấp kính và theo trạng thái rừng: Mật độ cây có sự dao động lớn giữa các OTC ở các khu vực khác nhau, mật độ cây thấp nhất tại OTC ở rừng nghèo và phục hồi xã Quảng Khê (1QK) chỉ đạt 680 cây/ha. Trong khi đó, mật độ cây tại OTC khu vực rừng trung bình xã Quảng Khê (13QK) đạt đến 1.500 cây/ha. Tuy nhiên khi tính trung bình cho tất cả các trạng thái rừngtại VQG Ba Bể, thì mật độ cây chệnh lệch không quá lớn, mật độ cây tại khu vực rừng giàu đạt 924 cây/ha, tiếp đó là rừng nghèo 812 cây/ha và rừng trung bình là 760 cây/ha (Bảng 3.5) (Số liệu chi tiết về số lượng và mật độ cây theo cấp kính và trạng thái rừng của từng OTC tại các xã được trình bày tại Phụ lục 1. Biểu mẫu 7).
Bảng 3. 5. Mật độ cây phân theo trạng thái rừng Trạng thái rừng
Cấp kính (D1.3)
Rừng giàu Rừng trung bình
Rừng nghèo và phục hồi
Cây/ha % Cây/ha % Cây/ha %
<15 316 ± 4 21,14 331±92 24,56 701 ±161 52,01 15-25 240 ± 3 31,70 266 ±143 38,78 180 ±72 26,24 25-35 152 ± 6 41,19 158±106 45,28 39±27 11,10
35-45 72 ± 3 64,29 30 ± 30 28,96 3±3 2,54
45-55 40 ± 1 80,00 8± 8 16,28 0 0,00
>55 104 ± 3 92,04 7±6 6,02 0 0,00
Mật độ cây phân theo trạng
thái rừng (cây/ha) 924 31,84 760 30,22 812 34,86 Với mật độ cây dao động trung bình từ 760 cây/ha đến 924 cây/ha cao hơn nhiều so với khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến - Hòa Bình mật độ cây chỉ đạt 239- 570 cây/ha (Trần Bình Đà, 2010). Do khu vực này là rừng mới phục hồi sau nương rẫy nên sự phát triển và tái sinh rừng chưa diễn ra mạnh mẽ. Nhưng so với khu vực rừng tự nhiên tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La thì mật độ cây tương đương, dao động khoảng từ 620 cây/ha đến 1.130 cây/ha tùy thuộc vào trạng thái rừng nghèo hay rừng trung bình [Trần Quang Bảo, 2013]. Mật độ cây rừng có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triểnrừng. Do đây là rừng tự nhiên, nên không có sự tác động điều chỉnh mật độ cây rừng của con người, theo tuổi rừng thì mật độ cây rừng tự nhiên thường cao hơn so với rừng trồng. Khi tuổi rừng tăng, rừng tự điều chỉnh mật độ cho phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của rừng.
Hình 3. 1. Phân bốcây phân theo cấp kính và trạng thái rừng
Mật độ cây phân theo cấp kính của cây thân gỗ cũng có sự biến động lớn giữa rừng nghèo, rừng trung bình và rừng giàu, đối với rừng nghèo và phục hồi số lượng cây giảm mạnh khi cấp kính tăng. Theo Bảng 3.5 và Hình 3.1 tỷ lệ cây có đường kính ngang ngực D1,3 < 15cm tại khu vực rừng nghèo và phục hồichiếm tỷ lệ lớn lên tới 71,01%, đồng thời chiếm khoảng 52,01% tổng số cây có D1,3 < 15cm trong toàn khu vực khảo sát. Bên cạnh đó, tỷ lệ cây có đường kính lớn cũng gia tăng từ rừng nghèo đến rừng trung bình và rừng giàu, đặc biệt tỷ lệ cây có D1,3 > 55 cm chiếm đến 93,98% ở rừng giàu, 6,02 % ở rừng trung bình và 0% ở rừng nghèo và phục hồi. Trên thực tế, những cây gỗ lớn này đều tập trung tại khu vực rừng giàu xã Nam Mẫu là vùng lõi của VQG Ba Bể, nơi được bảo vệ nghiêm ngặt, điều này cho thấy vai trò quan trọng của công tác quản lý và bảo vệ rừng. Khu vực nào được quản lý, chăm sóc và bảo vệ tốt thì chất lượng rừng được duy trì.
3.2.1.3. Trữ lượng các-bon tầng cây gỗ
* Sinh khối cây gỗ tại khu vực nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng phương trình [2] và [4] tại mục 2.3.2.1 chương 2 để xác định sinh khối trên mặt đất và sinh khối dưới mặt đất của các câygỗ còn sống tại 45 OTCở VQG Ba Bể. Kết quả sinh khối trung bình theo trạng thái rừng được trình bày tại Bảng 3.6 (Trữ lượng sinh khối cây gỗ theo trạng thái rừng của các OTC được trình bày chi tiết tại Phục lục 1 Biểu mẫu 8).
Bảng 3. 6. Trữ lượngsinh khốicây gỗtheo trạng thái rừngnăm 2017 Trạng tháirừng
Địa điểm Trữ lượng (tấn khô/ha)
Rừng nghèo, phục hồi Rừng trung bình Rừng giàu Xã
Nam Mẫu
AGB 84,56 ± 28,92 284,20 ± 70,58 576,0±202,56
BGB 16,91 ± 5,78 56,84 ± 14,12 115,2±40,51
Tổng 101,47 ± 34,7 341,05 ± 84,7 677,6 ± 243,07 Quảng Xã
Khê
AGB 92,84± 30,23 253,63 ± 84,86
BGB 16,97 ±7,7 50,73 ± 16,97
Tổng 111,41 ± 37,57 304,36 ± 84,86 Xã
Hoàng Trĩ
AGB 172,31± 17,49
BGB 34,46± 3,5
Tổng 206,77± 20,99
Xã CườngNam
AGB 43,91 ± 16,96
BGB 8,78 ± 3,39
Tổng 52,69 ± 20,35 Trữ lượng trung bình
(tấn khô/ha) 88,52 ± 37,57 284,06 ± 84,47 677,6 ± 243,07
Theo kết quả tại Bảng 3.6 sinh khối trung bình khu vực VQG Ba Bể giảm dần từ rừng giàu (677,6 ± 243,07 tấn khô/ha) đến rừng trung bình (284,06 ± 84,47 tấn khô/ha) và rừng nghèo, rừng phục hồi (88,52 ± 37,57 tấn khô/ha). Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng biến động chung về trữ lượng rừng. Riêng sinh khối rừng giàu lớn gần gấp 3 lần sinh khối rừng trung bình và gấp 8 lần sinh khối rừng nghèo, rừng phục hồi.
Đối với rừng trung bình: Sinh khối cây thân gỗ trung bình đạt 284,06 ± 84,47 tấn khô/ha, cao nhất tại xã Nam Mẫu đạt 341,05 tấn khô/ha ± 84,86 và thấp nhất là rừng trung bình xã Hoàng Trĩ đạt 206,77 ± 20,99 tấn khô/ ha. Kết quả nghiên cứu sinh khối khô trung bình cũng tương đương với kết quả nghiên cứu tại VQG Bạch Mã, với trữ lượng sinh khối khô tại trạng thái rừng IIIA3 đạt 287,74 tấn khô/ha [Dương Viết Tình, 2012] và tại rừng tự nhiên huyện Mường La, tỉnh Sơn La trữ lượng sinh khối khô trung bình cấp trữ lượng 2 đạt 287,1 tấn/ha, nhưng thấp hơn nhiều so với trữ lượng sinh khối khô rừng trung bình cấp trữ lượng 1 đạt 405,8 tấn khô /ha [Trần Quang Bảo, 2013].
Đối với rừng nghèo và phục hồi: Sinh khối khô trung bình khoảng 85,33 tấn khô/ha, thấp nhất là khu vực xã Nam Cường chỉ đạt 52,69 tấn khô/ha. Khu vực xã Quảng Khê và xã Nam Mẫu sinh khối rừng nghèo khoảng 101,8 tấn khô/ha, với trữ lượng sinh khối này thấp hơn sinh khối rừng tự nhiên huyện Mường La, tỉnh Sơn La đạt từ 147,49 tấn/ha đến 228,3 tấn/ha [Trần Quang Bảo, 2013]. Sở dĩ khu vực xã Nam Cường có trữ lượng sinh khối thấp do khu vực này gần nơi sinh sống của người dân, nên hoạt động sản xuất của con người ít nhiều đã tác động đến chất lượng của rừng, khả năng phát triển và phục hồi rừng chậm hơn các khu vực khác của VQG.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ biến động về sinh khối rừng theo các trạng thái rừng và các khu vực là khá lớn. Giá trị biến động sinh khối rừng lớn nhất tại khu vực rừng nghèo xã Quảng Khê lên tới 33,89%, thấp nhất là khu vực thấy mức độ phát triển đồng đều tại khu vực vùng lõi VQG Ba Bể.
* Trữ lượng các-bon cây gỗ khu vực nghiên cứu: Từ số liệu sinh khối trung bình cây gỗ khu vực VQG Ba Bể (bao gồm sinh khối cây gỗ trên mặt đất + sinh khối dưới mặt đất), tác giả đã xác định được trữ lượng các-bon cây gỗ lưu giữ tại khu vực điều tra bằng việc sử dụng công thức [3] và [5] mục 2.3.2.1 chương 2.
Kết quả thể hiện tại Bảng 3.7 (kết quả chi tiết trữ lượng các-bon thân gỗ của từng OTC trình bày tại Phục lục 1Biểu mẫu 9).
Bảng 3. 7. Kết quả trữ lượng các-bon thân gỗ trung bình của các loại rừng tại VQG Ba Bểnăm 2017
Trạng thái rừng Địa điểm
Trữ lượng (tấn CO2e/ha)
Rừng nghèo, phục hồi Rừng trung bình Rừng giàu Xã
Nam Mẫu
CAG 145,75±13,6 489,78 ± 33,16 992,57±95,21
CBG 29,15±2,72 97,97 ±11,35 199,47 ±19,04
Tổng 174,9±16,31 587,73±39,8 1.191,3 ± 114,25 Xã
Quảng Khê
CAG 146,23±18,27 437,10±38,9
CBG 29,26 ±3,66 87,41±7,98
Tổng 175,49±21,92 524,52±47,86 Xã
Hoàng Trĩ
CAG 296,96±8,22
CBG 59,4±1,64
Tổng 356,33±9,86
Xã Nam Cường
CAG 75,68± 10,14
CBG 15,14±1,60
Tổng 90,82±9,57
Trữ lượng Các-bon trung bình (tấn CO2e/ha)
147,06 ±6,18 489,54 ± 20,02 1.191,3 ± 14,25
Theo kết quả tính toán giá trị các-bon thân gỗ lưu giữ tại VQG Ba Bể tăng dần từ rừng nghèo đến rừng giàu với hàm lượng lần lượt là 147,06 ± 6,18 tấn CO2e và 1.191,3 ± 114,25 CO2e /ha. Đối với rừng trung bình, khả năng lưu giữ các-bon tại khu vực xã Nam Mẫu là lớn nhất đạt 587,73± 39,8 tấn CO2e tấn/ha, sau đó giảm dần ở xã Quảng Khê và Hoàng Trĩ lần lượt đạt trữ lượng 524,52±47,86 tấn CO2e tấn/ha và 356,33 ±9,86 tấn CO2e tấn/ha.
Trữ lượng các-bon được lưu giữ trong tầng cây gỗ tại VQG Ba Bể, có thể đạt 1.191,3 tấn CO2e/ha cho thấy khả năng tích lũy các-bon của VQG Ba Bể là không hề nhỏ, cao hơn nhiều so với rừng phòng hộ tự nhiên như khu vực Yên Bái đạt 567,0 tấn CO2e/ ha [Vũ Tấn Phương, 2009]. Đối với khu vực rừng giàu xã Nam Mẫu thuộc vùng lõi của VQG Ba Bể được bảo vệ nghiêm ngặt nên thảm thực vật rừng phát triển tốt khả năng lưu trữ các-bon cao gấp 8 lần so với khu vực rừng nghèo và rừng phục hồi. Khu vực rừng nghèo và phục hồi thường là những khu vực giáp ranh dễ bị ảnh hưởng và chịu tác động bởi hoạt động sản xuấtcủa con người nên chất lượng rừng thường thấp. Trữ lượng các-bon lưu trữ trung bình tại khu vực này
đạt 146,06 tấn CO2e/ ha thấp hơn khu vực rừng tự nhiên tại Yên Bái là 271,9 -324,4 tấn CO2e/ha [Vũ Tấn Phương, 2009] nhưng cao hơn khu vực rừng trung bình tại huyện Mường La, Sơn La đạt 91,57 tấn CO2e/ha [Trần Quang Bảo, 2013], và tương đương với trữ lượng lưu trữ các-bon rừng trung bình tại VQG Bạch Mã [Dương Viết Tình, 2012]. Qua đó có thể thấy trữ lượng các-bon rừng có sự biến động rất lớn giữa các khu vực khác nhau, điều này phụ thuộc vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, trạng thái rừng thành phần và tuổi rừng...
3.2.1.4. Trữ lượng các-bon tầng thảm tươi cây bụi
* Sinh khốitầng thảm tươi, cây bụi tại khu vực nghiên cứu:
Kết quả sinh khối tươi và sinh khối khô tầng thảm tươi, cây bụi quy đổi về 1ha trình bày tại Bảng 3.8. (Kết quả sinh khối tươi và sinh khô tầng thảm tươi cây bụi của các OTC được trình bày tại Phục lục 1 Biểu mẫu 10).
Bảng 3. 8. Sinh khối thảm tươi cây bụi phân theo trạng thái rừng tại VQG Ba Bể
Địa Điểm
Trữ lượng
Rừng nghèo,
phục hồi Rừng trung bình Rừng giàu Trữ
lượng (tấn/ha)
Biến động (%)
Trữ lượng (tấn/ha)
Biến động (%)
Trữ lượng (tấn/ha)
Biến động (%) Xã
Nam Mẫu
Sinh khối tươi
7,68 ±
1,93 25,1 3,06 ±
0,79 25,8 2,56 ±
0,66 25,7 Sinh khối
khô
3,9 ±
0,957 24,6 1,53 ±
0,36 23,5 1,27 ±
0,35 27,6 Xã
Quảng Khê
Sinh khối tươi
7,38 ±
1,75 23,7 3,22 ±
0,91 28,2 Sinh khối
khô
3,89 ±
1,19 26,7 1,61 ±
0,69 23,2 Xã
Hoàng Trĩ
Sinh khối tươi
3,71
±0,44 28,7 Sinh khối
khô
1,78 ±
0,46 27,7
Xã Nam Cường
Sinh khối tươi
4,86 ±
0,38 37,7 Sinh khối
khô
2,37 ±
0,87 36,1 Sinh khối tươi
trung bình (tấn tươi/ha)
6,64 ± 0,09 3,33 ± 0,46 2,56 ± 0,66
Sinh khối khô trung bình (tấn khô/ha)
3,39 ± 0,08 1,64 ± 0,69 1,27 ± 0,35
Theo kết quả tại Bảng 3.8 cho thấy sinh khối tươivà sinh khối khô tầng cây bụithảm tươirất thấp vàcó xu hướng giảm dần từ rừng nghèo đến rừng giàu. Trong đó sinh khối tươi dao động từ 6,64 ± 0,09 tấn/ha xuống 2,56 ± 0,66 tấn/ha, và sinh khối khô dao động từ 3,39 ± 0,08 tấn khô/ha đến 1,27 ± 0,35 tấn khô/ha. Tuy nhiên, khối lượng sinh khối khô này vẫn cao hơn sinh khối khô tầng thảm tươi cây bụi tại rừng trung bình Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến - Hòa Bình đạt 0,41 tấn/ha đến 1,45 tấn khô/ha [Trần Bình Đà, 2010]. Trong đó sinh khối tươi tầng cây bụi thảm tươi tại rừng nghèo, rừng phục hồi xã Nam Mẫu có trữ lượng lớn nhất đạt trung bình 7,68 tấn/ha và thấp nhất tại rừng giàu xã Nam Mẫu đạt 2,56 tấn/ha. Trong cùng một trạng thái rừngnghèo, sinh khối tươi và sinh khối khô tầng cây bụi thảm tươi giảm dần từ khu vực xã Nam Mẫu đến xã Quảng Khê và xã Nam Cường, nhưng ở khu vực rừng trung bình, trữ lượng sinh khối tươi và sinh khối khô lại có xu hướng tăng dần từ khu vực rừng xã Nam Mẫu đến xã Quảng Khê và xã Hoàng Trĩ. Mức độbiến động về trữ lượng sinh khối thảm tươi và sinh khối khô ở các khu vực cũng khá lớn, dao động từ 25 - 45%. Điều này cho thấy khả năng phát triển không đồng đều của các trạng thái rừng khu vực VQG Ba Bể. Đây cũng là hiện tượng phổ biến đối với các khu vực rừng tự nhiên.
* Trữ lượng các-bon tầng thảm tươi cây bụi: Sau khi xác định được trữ lượng khô tầng thảm tươi cây bụi, tác giả đã tiến hành phân tích các-bon theo máy CNH 2000. Kết quả hàm lượng phân tích các-bon trong sinh khối tầng thảm tươi cây bụi trình bày tại Phụ lục 1 biểu mẫu 12a, b đều cho kết quả khá thấp, dao động từ 36,76 % đến 48,29%, mức trung bình là 43,36% thấp hơn tỷ lệ mà IPCC (1997)