T iếp cận nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vườn quốc gia ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 50 - 55)

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. T iếp cận nghiên cứu

2.2.1. Quan điểm và cáchtiếp cận nghiên cứu

* Tiếp cận hệ thống

Luận án dựa trên cách tiếp cận hệ thống trong việc nghiên cứu các giá trị DVMTR tại VQG Ba Bể, để đảm bảo các DVMTR có thể duy trì sự tăng trưởng và phát triển bền vững trong tương lai, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Bao gồm việc xác địnhcác loại DVMTR, giá trị DVMTR, các bên cung cấp và các bên chi trả DVMTR, thiết lập cơ chế chi trả DVMTR phải đảm bảo được tính

minh bạch, công bằng, đồng kiểm tra, giám sát và bình đẳng giữa các bên tham gia bảo vệ và phát triển rừng cũng như bên hưởng lợi từ DVMTR tại VQG Ba Bể.

* Tiếp cận hệ sinh thái

Luận án dựa trên cách tiếp cận HST. Cách tiếp cận này được Công ước ĐDSH đề xuất để quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước và sinh vật. Nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững các dạng tài nguyên này một cách công bằng [IUCN, 2008]. VQG Ba Bể không phải là một HST biệt lập, mà chúng có sự tương tác qua lại và ảnh hưởng đến nhau. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giữa HSTrừng và các DVMTR với phúc lợi của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người một mặt sống nhờ vào HST rừng, thông qua các dịch vụ của nó như dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết, dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ văn hóa tinh thần. Mặt khác con người cũng tác động vào HST rừng thông qua các hoạt động sinh kế trực tiếp và gián tiếp tại VQG Ba Bể. Điều này có thể gia tăng tác động và suy thoái tài nguyên rừng tại VQG Ba Bể. Vì vậy, muốn bảo vệ, duy trì và phát triển các DVMTR cần phải xây dựng được cơ chế bảo vệ và duy trì HST rừng tại VQG Ba Bể.

* Tiếp cận kinh tế môi trường

Luận án cũng dựa trên cách tiếp cận kinh tế môi trường. VQG không chỉ đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn ĐDSH, bảo vệ đất, điều hòa khí hậu và duy trì nguồn nước, mà còn đem lại giá trị kinh tế cho người dân địa phương. Giá trị này được ước tính tổng thể qua phương pháp tổng giá trị kinh tế (TEV) của VQG.

Nếu coi VQG như một đơn vị kinh tế, thì nó sẽ đem lại những giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp cho môi trường và con người. Những giá trị này có thể có giá trên thị trường hoặc phi thị trường, tuy nhiên nó vẫn đang đóng góp vai trò tích cực cho nền kinh tếđịa phương.

Việc nghiên cứu chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể cũng dựa trên cách tiếp cận khách hàng. Mong muốn của người tiêu dùng là được hưởng dịch vụ chất lượng tốt về cảnh quan, nơi vui chơi nghỉ dưỡng và các sản phẩm khác mà VQG đem lại cho họ và người tiêu dùng sẽ sẵn lòng chi trả nếu được thỏa mãn các nhu cầu của mình.

Tuy nhiên, để thiết lập được hệ thống chi trả DVMTR cần phải xác định được các dịch vụ mà VQG Ba Bể có thể cung cấp cũng như các nhóm đối tượng liên quan đến hoạt động chi trả DVMTR. Để làm được điều này, luận án sử dụng các phương pháp định tính và định lượng để lượng hóa các giá trị DVMT và xác định các cơ chế chi trả DVMTR.

* Tiếp cận kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị hàng hóa, dịch vụ là yếu tố xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, mọi chi phí sẽ được hạch toán vào giá thành sản xuất. Vì vậy khi áp dụng chi trả DVMTR, doanh nghiệp sẽ hạch toán chi phí chi trả DVMTR vào giá thành sản phẩm, làm cho hàng hóa và dịch vụ sẽ bị tăng giá.

Mặt khác, theo đặc điểm của nền kinh tế thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh lẫn nhau để tăng lượng bán hàng thông qua việc giảm giá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp nào biết cách quản lý tốt, giảm giá thành sản xuất, sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nên khi áp dụng chi trả DVMTR, các doanh nghiệp sẽ phải tự tìm cách thay đổi cơ chế quản lý làm sao giảm giá thành sản phẩm xuống nhằm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm và không làm tác động nhiều tới giá thành sản phẩm.

Theo Adam Smith, đối với nền kinh tế thị trường chính quyền mỗi quốc gia không cần can thiệp vào cá nhân và doanh nghiệp mà nên để tự nó vận hành theo quy luật thị trường, và theo cách này sẽ đem lại lợi ích lớn nhất cho xã hội [Gregory Mankiw, Nguyễn Văn Ngọc dịch, 2003]. Với cách tiếp cận này cũng phù hợp với mô hình chi trả DVMTR trực tiếp, khi chỉ có người cung cấp DVMTR và người sử dụng DVMTR trực tiếp tham gia giao dịch.

2.2.1. Các bước tiến hành luận án

Khi tiến hành nghiên cứu chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể NCS cân phải xác định được các loại DVMTR mà VQG Ba Bể có thể cung cấp, xác định được giá trị cũng như các nhóm đối tượng liên quan trong việc cung cấp và mua DVMTR. Để từ đó thiết lập mộtcơ chế chi trả DVMT đảm bảo tính chính xác khoa học, công bằng, minh bạch và công khai.Các bước thực hiện cụ thể như sau:

(1) Xác định vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lý thuyết về DVMTR và chi trả DVMTR của các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xác định các DVMTR, lượng giá DVMTR cũng như các đối tượng tham gia cung cấp dịch vụ và tìm người mua dịch vụ. Trên cơ sở phân tích các nghiên cứu về vấn đề trên, tác giả đã xác định được chủ đề nghiên cứu của mình là “Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừngtại Vườn Quốc gia Ba Bể”.

(2) Nhận diện các loại DVMT: Trên cơ sở khảo sát khu vực VQG Ba Bể, tác giả xác định 5 loại DVMTR chính tại VQG Ba Bể bao gồm dịch vụhấp thụ và lưu giữ các-bon rừng; dịch vụ bảo vệ cảnh quan (hay còn gọi là dịch vụ du lịch); dịch vụ bảo tồnĐDSH; dịch vụ điều tiết và duy trìnguồn nước; dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn.

(3) Lượng hóa giá trị các loại DVMT: Tác giả sử dụng phương pháp ước tính theo hệ số phát thải của IPCC và phân tích các-bon trong phòng thí nghiệm để xác định khả năng hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng tại VQG Ba Bể. Đối với dịch vụ bảo vệ cảnh quan tác giả sử dụng phương pháp chi phí du lịch và đánh giá ngẫu nhiên để xác định giá trị dịch vụ bảo vệ cảnh quan của VQG Ba Bể. Dịch vụ điều tiết, duy trì nguồn nước và dịch vụ bảo tồn ĐDSHđược tính bằng phương pháp chi phí thay thế.Dịch vụ bảo vệ đất hạn chế xói mòn tác giả sử dụng dịch vụ chuyển giao giá trị. (4) Xác định cơ chế chi trả: Tác giả đã điều tra, khảo sát hiện trạng các loại DVMTR tại VQG Ba Bể. Trên cơ sở nghiên cứu các phương pháp định lượng và định tính để lượng hóa giá trị DVMTR tại VQG Ba Bể. Đồng thời phân tích ưu nhược điểm các hình thức chi trả hiện tại để rút ra bài học kinh nghiệm, khắc phục những mặt còn tồn tại và phát huy những ưu điểm của hình thức chi trả hiện tại để xây dựng cơ chế chi trả phù hợp hợp với điều kiện thực tế tại VQG Ba Bể.

(5) Đề xuất khuyến nghị: Tác giả đã đề xuất các khuyến nghị chính sách để góp phần hoàn thiện chi trả DVMTR ở Bắc Kạn và thúc đẩy tạo nguồn tài chính cho quản lý rừng bền vững

Hình 2. 1. Sơ đồ khung logic của luận án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vườn quốc gia ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)